- Hiện tại, Mỹ chưa coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự, nhưng đang trở thành thách thức kinh tế đối với Mỹ. Thách thức này không chỉ được thể hiện qua sự bành trướng kinh tế mà còn ở mô hình kinh tế - chính trị của Trung Quốc, mà có thể trở thành phổ biến tại nhiều nước đang phát triển và có thể phá vỡ vị thế lãnh đạo của Mỹ

 

- Trung Quốc ngày càng trở nên tự tin hơn, nhất là trong quan hệ với các nước láng giềng. Cách đây vài năm, các nước láng giềng của Trung Quốc đã nói với Mỹ rằng, người Trung Quốc không giống như người da trắng và cũng không phải người dã man, ít nhất họ không đụng chạm đến tới chỗ đau của người khác và không nên tạo ra những vấn đề không cần thiết cho Bắc Kinh. Bây giờ thì khác, họ bắt đầu khẩn cầu sự có mặt chiến lược của Mỹ và sự bảo đảm an ninh của Mỹ, họ nói rằng họ lo sợ sự lớn mạnh của Trung Quốc.

 

- Những yếu tố cạnh tranh và đi đôi với đà Trung Quốc trở thành siêu cường là sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện chưa đến mức khủng hoảng, suy nghĩ lành mạnh và sự hợp tác vẫn nổi trội trong quan hệ hai nước. Về cơ bản, chính quyền Obama vẫn thể hiện được sự kiềm chế khôn khéo trong quan hệ với Trung Quốc. Hiện tại chưa có khả năng xảy ra xung đột giữa hai bên mà buộc Mỹ phải tìm kiếm đồng minh để chống lại Bắc Kinh. Việc Mỹ xây dựng mối quan hệ mới với Ấn Độ có thể có hàm ý là để kiềm chế Trung Quốc, và về triển vọng chiến lược, Nga cũng có thể được Mỹ coi là nhân tố kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên đây không phải là cách tiếp cận chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay.

 

 

 

Văn Cường (gt)

 

Tin: báo “Độc lập”, Nga ngày 4/10

 

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)