07/07/2011
Trong bài bình luận “Let's end muddled thinking on China” đăng trên tờ "Người Ôxtrâylia" ngày 22/6, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Đại học Xítni, giáo sư Alan Dupont, nhận định: những căng thẳng đang leo thang giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á về các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông là dấu hiệu gây lo ngại mới nhất rằng sự nổi lên của Trung Quốc đang mở ra một kỷ nguyên không ổn định chiến lược và cạnh tranh địa chính trị mới ở châu Á, điều sẽ là sự nguy hiểm nhất ở Tây Thái Bình Dương.
Thế nhưng, Chính phủ Ôxtrâylia rõ ràng vẫn không hề hoàn toàn hiểu thấu những hậu quả của tình trạng xấu đi hiển hiện trong môi trường an ninh gần của Ôxtrâylia hay thách thức rộng lớn hơn mà Trung Quốc đặt ra cho các chính sách quốc phòng và đối ngoại của Canbơrơ.
Cách tiếp cận của Ôxtrâylia đối với Trung Quốc bị phân mảnh, thiếu nguồn lực và tập trung thái quá vào xuất khẩu khoáng sản thay vì có một đánh giá bao quát hơn về những mục tiêu chiến lược, những lo lắng về năng lượng và cách ứng xử có khả năng xảy ra trong tương lai của Trung Quốc. Ngoại trưởng Kevin Rudd đã nêu lên đôi điều rõ ràng rất cần thiết về tầm quan trọng dài hạn của Trung Quốc đối với Ôxtrâylia trong các bài phát biểu gần đây. Tuy nhiên, Chính phủ của Thủ tướng Julia Gillard vẫn chưa trình bày rõ ràng về một chiến lược Trung Quốc mang tính bao quát, trong khi tất cả những tín hiệu mà Ôxtrâylia gửi tới Bắc Kinh đều thường mâu thuẫn và khó hiểu.
Một ví dụ tiêu biểu nhất là Sách trắng Quốc phòng 2009, một văn kiện dường như không thể quyết định liệu Trung Quốc hay Mỹ có thể sẽ nổi lên làm quốc gia bá chủ trong khu vực và chọn riêng Trung Quốc cho một lời khuyên (miễn phí) về cách ứng xử quốc tế của họ. Sách trắng này phản ánh sự mâu thuẫn trong tư tưởng về Trung Quốc. Ôxtrâylia tán dương những lợi ích của một quan hệ song phương được nâng cao, trong khi bắt tay vào một trong những đợt xây dựng lực lượng quân sự lớn nhất trong lịch sử thời bình của mình, nhằm vào một mối đe dọa giả định là Trung Quốc.
Những khát vọng và mơ ước cường quốc lớn của Trung Quốc nhằm giành lại vị trí trước đây là quốc gia nổi trội của châu Á chỉ phần nào giải thích cách cư xử quyết đoán hơn gần đây, điều cũng là một chỉ dấu cho thấy mối lo lắng ngày càng sâu sắc về sự phụ thuộc vào người nước ngoài đối với những nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ chốt. Tây Thái Bình Dương là một tuyến đường mang tính sống còn cho thương mại đường biển cần thiết để duy trì sự tăng trưởng và sự thịnh vượng mới tìm thấy của Trung Quốc.
Với tư cách là một nước cung cấp chính, Ôxtrâylia có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm rằng sự săn tìm an ninh năng lượng và tài nguyên thiên thiên của Trung Quốc không trở thành một trò chơi thắng-thua mà trong đó sự thu được của Trung Quốc trở thành mất mát của người khác. Nếu Trung Quốc cảm thấy rằng sự tiếp cận của họ đối với các nguyên liệu thô then chốt đang bị đe dọa, quan điểm trọng thương ở Bắc Kinh có thể làm trầm trọng thêm những bấp bênh về tài nguyên trên khắp châu Á. Đây là vấn đề cốt lõi ở Biển Đông.
Ôxtrâylia có thể giúp làm dịu những căng thẳng đó bằng cách khuyến khích Trung Quốc tích cực theo đuổi việc cùng nhau thăm dò các nguồn tài nguyên trong những khu vực tranh chấp ở Biển Đông và ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử được phác thảo nhằm ngăn chặn xung đột giữa các nước đòi hỏi chủ quyền. Cơ chế biển này nên bao gồm những khu vực "cấm vào" đối với các tàu đánh cá xung quanh những hòn đảo tranh chấp nhằm ngăn chặn những xô xát trên biển mà có thể khơi mào cho một cuộc khủng hoảng an ninh khu vực phát triển mạnh. Việc thuyết phục Bắc Kinh nghĩ lại về chiến lược chính trị và quân sự mà họ đang theo đuổi ở Tây Thái Bình Dương cũng sẽ giúp ích. Do Ôxtrâylia không thể làm điều đó một mình, điều cần thiết là tranh thủ sự ủng hộ của những nước có cùng quan điểm.
Trung Quốc có quyền hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của họ và bảo vệ những lợi ích an ninh. Tuy nhiên, cách thức bảo vệ những lợi ích đó mâu thuẫn với những mục đích như mong muốn của họ, làm cho các nước láng giềng xa lánh và làm dấy lên những lo ngại quốc tế về những tham vọng chiến lược của Trung Quốc. Có nguy cơ Mỹ và những cường quốc khác sẽ đáp lại thách thức chiến lược từ Trung Quốc theo một cách thức mà có thể kích động một cuộc chạy đua vũ trang mang tính kinh điển và lôi kéo cả Ôxtrâylia. Thông điệp của Ôxtrâylia gửi tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên là sự thiếu minh bạch và sự nhạy cảm đối với những lo ngại về an ninh cốt lõi của những nước khác chỉ thúc đẩy thái độ đề phòng mà cuối cùng thì cũng chống lại những lợi ích của Trung Quốc.
Ôxtrâylia có xu hướng đánh giá không đúng mức ảnh hưởng của mình ở Bắc Kinh, vốn đã vững mạnh cùng với vị thế mới có của Ôxtrâylia với tư cách một nhà cung cấp các nguyên liệu thô quan trọng đáng tin cậy và một địa chỉ hấp dẫn đối với sinh viên, khách du lịch và đầu tư của Trung Quốc. Các chính phủ ở Ôxtrâylia nên sử dụng những tài sản đó làm đòn bẩy để thúc đẩy những lợi ích Trung Quốc ngày càng tăng của Ôxtrâylia, đồng thời chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Bắc Kinh nhằm tách Ôxtrâylia khỏi liên minh với Mỹ. Việc buộc Ôxtrâylia phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một hậu quả tồi tệ đối với Trung Quốc và Ôxtrâylia. Do an ninh luôn luôn cao hơn thương mại, Ôxtrâylia khó có thể sẽ lựa chọn Trung Quốc nếu buộc phải đưa ra một lựa chọn.
Khả năng gây ảnh hưởng của Ôxtrâylia đối với Trung Quốc sẽ trở nên chắc chắn hơn nhiều nếu được chống đỡ bằng một cam kết lớn hơn đối với quan hệ. Đáng tiếc, Ôxtrâylia đã tụt lại đáng kể sau lúc ban đầu đã nhanh chóng gạt bỏ được những trở ngại khi Trung Quốc bắt đầu bùng nổ. Rất nhiều nước khác đang đầu tư mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc bằng mọi biện pháp cạnh tranh có ý nghĩa, bao gồm đại diện ngoại giao, sự thông thạo ngôn ngữ, trao đổi sinh viên và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một chiến lược về Trung Quốc cần giải quyết những thiếu sót đó bằng cách nâng những nguồn tài nguyên dành cho Trung Quốc lên cùng với quan điểm thúc đẩy và củng cố vị trí của Ôxtrâylia như là một "bên tham gia" chủ chốt ở Trung Quốc./.
Nghiên cứu Biển Đông (giới thiệu)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...