23/11/2012
Tổng Bí thư Trung quốc Hồ Cẩm Đào trình bày ngày 8/11 vừa qua đã chỉ rõ: “Nâng cao năng lực khai thác nguồn tài nguyên biển, kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển”. Báo cáo Đại hội 18 đã xác định mục tiêu vĩ mô phát triển sự nghiệp hải dương, đồng thời cũng đã chỉ rõ phương hướng tiến lên của Trung Quốc trong lĩnh vực biển.
Lý Cảnh Quang cho rằng vấn đề quyền lợi biển của Trung Quốc hiện nay hết sức phức tạp, các mâu thuẫn và tranh chấp đan xen lẫn nhau, thách thức ngày càng tăng lên. Trung Quốc vừa có nhiệm vụ to lớn trong việc bảo vệ các quyền lợi biển, như chủ quyền các hòn đảo trong phạm vi vùng biển quản lý, quyền quản lý các vùng biển, quyền khai thác tài nguyên…, vừa có nhu cầu cấp thiết trong việc bảo vệ lợi ích biển chính đáng của mình tại các vùng biển ngoài phạm vi quản lý. Tiến thêm một bước trong việc xác định rõ nội hàm và phạm vi quyền lợi biển của Trung Quốc đối với việc bảo vệ toàn diện quyền lợi biển quốc gia.
Theo Lý Cảnh Quang, quyền lợi biển quốc gia bao gồm hai hàm nghĩa: Một là, các quyền lợi mà nhà nước có thể sử dụng trên biển; hai là, lợi ích có thể giành được và lợi ích cần được bảo vệ. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước) đã xác định vùng biển quản lý của các nước ven biển, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng nước xung quanh quần đảo. Sau khi Công ước có hiệu lực, các nước ven biển căn cứ Công ước và lập pháp liên quan của nước mình lần lượt hoạch định và công bố vùng biển quản lý do mình quản lý, như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các nước ven biển tại các vùng biển không giống nhau có quyền lợi biển khác nhau. Căn cứ Công ước và luật pháp quốc tế liên quan, cũng như pháp luật, pháp quy như “Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”, “Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp” của Trung Quốc, quyền lợi biển của Trung Quốc có nội hàm hết sức phong phú, vừa bao gồm quyền lợi trong phạm vi vùng biển do Trung Quốc quản lý, cũng bao gồm quyền lợi biển ngoài phạm vi Trung Quốc quản lý, như vùng biển quốc tế, vùng đáy biển quốc tế, Nam Cực và Bắc Cực.
Lý Cảnh Quang cho rằng trong phạm vi vùng biển do Trung Quốc quản lý, quyền lợi biển của Trung Quốc bao gồm:
Thứ nhất, tại nội hải và trong lãnh hải 12 hải lý có chủ quyền tính chất biệt lập.
Thứ hai, tại vùng tiếp giáp rộng 12 hải lý ngoài lãnh hải của Trung Quốc có quyền quản lý về hải quan, tài chính, xuất nhập cảnh, y tế và an ninh.
Thứ ba, tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà chiều rộng không vượt quá 200 hải lý có quyền lợi chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên của vùng nước trên đáy biển cũng như của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển và các quyền này bao gồm: các hoạt động thăm dò, khai thác vì mục đích kinh tế cũng như việc sản xuất năng lượng từ nước, dòng hải lưu và gió; có quyền tài phán đối với việc lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, các quyền và nghĩa vụ khác theo các điều khoản của “Công ước”.
Thứ tư, Trung Quốc có thể căn cứ “Công ước” để chủ trương quyền lợi thềm lục địa ngoài 200 hải lý, sau khi được Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc xác nhận, sẽ được hưởng quyền lợi giống như thềm lục địa trong phạm vi 200 hải lý.
Thứ năm, Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo trong “đường đứt khúc 9 đoạn” và vùng biển phụ cận của nó được đánh dấu trên bản đồ, đồng thời được hưởng quyền lợi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong đường đứt khúc này căn cứ vào “Công ước” tạo ra, và quyền lợi mang tính lịch sử tương ứng của đường đứt khúc này.
Tác giả bài viết nêu rõ ngoài phạm vi vùng biển do Trung Quốc quản lý, quyền lợi biển mà Trung Quốc có bao gồm: thứ nhất, Trung Quốc có quyền lợi biển to lớn tại các vùng biển quốc tế. Dưới điều kiện do “Công ước” và luật pháp quốc tế khác quy định, Trung Quốc có thể được hưởng 6 quyền tự do về hàng hải, bay ngang, lắp đặt cáp ngầm và đường ống dưới đáy biển, xây dựng đảo nhân tạo và hạ tầng khác, đánh cá và nghiên cứu khoa học; Trung Quốc có quyền quản lý đối với các tàu thuyền treo cờ Trung Quốc đi trên vùng biển quốc tế; Trung Quốc có quyền quản lý phổ biến đối với các hành vi quốc tế làm trái lợi ích loài người và các loại hành vi đi ngược lại luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển quốc tế; tàu hải quân và tàu công vụ của nhà nước Trung Quốc được hưởng quyền đi lại, quyền kiểm tra và quyền truy cản tại vùng biển quốc tế…; thứ hai, tại “khu vực” đáy biển quốc tế, Trung Quốc có quyền khai thác tài nguyên khoáng sản đáy biển. “Khu vực” và tài nguyên đáy biển quốc tế là tài sản kế thừa chung của nhân loại. Dưới quy định của “Chế độ khai thác song song” tài nguyên “khu vực” đáy biển quốc tế, nước xin phép như Trung Quốc có thể thông qua phương thức ký hợp đồng với Cục Quản lý đáy biển quốc tế khai thác tài nguyên “khu vực” đáy biển, từ đó có quyền khai thác đặc quyền đối với khu vực mỏ khai thác đã xin phép.
Năm 2001, Trung Quốc đã giành được quyền thăm dò và quyền khai thác thương mại quặng polymetallic tại khu vực Đông Thái Bình Dương, với diện tích 75.000 km2; năm 2011, Trung Quốc cũng giành được quyền thăm dò và khai thác polymetallic sulphide tại khu vực Tây Nam Ấn Độ Dương, với diện tích 10.000 km2. Thứ ba, tại khu vực Nam Cực và Bắc Cực, Trung Quốc có quyền lợi sử dụng hoà bình, như triển khai nghiên cứu khoa học, khai thác kinh tế. Từ năm 1984, Trung Quốc bắt đầu tổ chức khảo sát khoa học Nam Cực, hiện nay đã triển khai thành công 28 chuyến khảo sát Nam Cực, lần lượt xây dựng các trạm khảo sát Nam Cực Trường Thành, Trung Sơn và Côn Luân. Từ năm 1999 đến 2012, Trung Quốc lần lượt tổ chức 5 đợt khảo sát khoa học mang tính tổng hợp đối với khu vực Bắc Cực, đồng thời đã xây dựng trạm Hoàng Hà tại Bắc Cực vào năm 2004. Thứ tư, tại các vùng biển khác ngoài phạm vi quản lý, Trung Quốc còn có các quyền lợi rộng lớn khác, như quyền đi qua vô hại, quyền quá cảnh, quyền đánh bắt lượng cá dư thừa.
Tác giả cho rằng theo những phân tích ở trên, tại các vùng biển quản lý và vùng biển toàn cầu, Trung Quốc đều có quyền lợi biển phong phú. Lương Cảnh Quang kiến nghị các cơ quan chức năng của Trung Quốc cần kiên định thực hiện chức trách, bảo vệ toàn diện, hữu hiệu quyền lợi biển của Trung Quốc, bảo đảm chắc chắn Trung Quốc được hưởng đầy đủ các quyền lợi biển đã được luật pháp quốc tế quy định./.
Lý Cảnh Quang-Ủy viên Hội học thuật Trung tâm nghiên cứu phát triển biển Trung Quốc, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế-Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc.
Theo Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc.
Thuỳ Anh(gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...