USNavyJan2010USSDenverSCSTransit450x321.jpg

 

Theo “Nhật báo Phố Wall” (Mỹ), máy bay ném bom này khi đó đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường nhật ở Biển Đông, song việc nó bay đến gần khu vực đá Châu Viên là không cố ý. Sự cố này xảy ra hơn một tháng sau khi Mỹ tiến hành chiến dịch “bảo vệ quyền tự do hàng hải” (FONOP) đầu tiên tại Biển Đông khi điều tàu USS Lassen, một loại tàu chiến lớp Arleigh Burke, vào khu vực 12 hải lý xung quanh bãi đá Xu Bi. Sự việc máy bay của Mỹ tiến gần bãi đá Châu Viên hồi tuần trước có tính chất tương tự như sự cố xảy ra hồi tháng 11/2015 ở Biển Đông. Các tin tức cho biết Lầu Năm Góc đang điều tra lý do máy bay B-52 này tiến gần bãi đá Châu Viên, và một trong những lời giải thích được đưa ra đầu tiên là do thời tiết xấu đã làm máy bay bị trệch hướng.

Phản ứng của Trung Quốc trước "sự cố trệch hướng" này của máy bay Mỹ không quá bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra hôm 19/12, Bắc Kinh đã mô tả động thái này của Mỹ là một hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Hành động của phía Mỹ đã gây ra một sự khiêu khích quân sự nghiêm trọng và khiến cho tình hình ở Biển Đông trở nên phức tạp hơn, thậm chí có thể bị quân sự hóa thêm”. Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, các nhân viên quân sự Trung Quốc đã đặt hòn đảo ở trạng thái “cảnh báo cao độ và yêu cầu máy bay này phải rời đi”. Cách ứng xử này của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã có phản ứng tương tự trước các động thái quân sự mới đây của Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa, trong đó có vụ máy bay chiến đấu P-8A Poseidon tuần tra hồi tháng 5/2015 và vụ tàu Lassen thực hiện FONOP gần bãi đá Subi hồi tháng 10/2015. Ngoài tuyên bố nói trên, Bắc Kinh cũng đã gửi một công hàm phản đối đến Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.

Trong khi đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Mark Wright khẳng định rằng việc máy bay B52 tiến gần khu vực bãi đá Châu Viên không phải là một hoạt động FONOP. Đặc biệt, phát ngôn viên này nhấn mạnh rằng máy bay đó cũng “không có ý định bay vào khu vực 12 hải lý xung quanh bất cứ một thực thể nào”. Sự cố bất ngờ này có thể làm phức tạp hóa nhận thức của Mỹ về quyền tự do qua lại ở Biển Đông. Đặc biệt, việc Lầu Năm Góc nhanh chóng phản ứng để giải thích nguyên nhân xảy ra sự việc này với Trung Quốc có thể làm suy yếu lập trường của Mỹ rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là thái quá.
Điều quan trọng hơn, chuyến bay này thực hiện gần bãi đá Châu Viên, một thực thể không giống với bãi đá Xu Bi hay bãi đá Vành Khăn, bởi theo trạng thái đã được cải tạo thành một khối đá nhô lên trên mặt biển của nó từ trước, thực thể này có thể được coi là một vùng lãnh hải. Như đã mô tả ở trước đó, bãi đá Xu Bi và bãi đá Vành khăn dễ trở thành mục tiêu của các kế hoạch FONOP của Mỹ bởi trước khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải tạo và xây dựng ở đó thì chúng chỉ là những thực thể chìm dưới nước. Vì vậy, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, chúng không thể được gọi là vùng lãnh hải, kể cả khi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong khu vực đang kiểm soát chúng (hòn đảo Đài Loan, Philippines, Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền với các thực thể này).

Về khía cạnh nào đó, để tuân thủ đúng chính sách không đưa ra bất cứ quan điểm nào về chủ quyền lãnh thổ của những thực thể ở Biển Đông, Chính phủ Mỹ đã phải nêu rõ rằng hoạt động của máy bay B-52 này là không có chủ ý và không nhằm mục đích làm mất hiệu lực các tuyên bố chủ quyền lãnh hãi trong khu vực 12 hải lý quanh bãi đá Châu Viên. Sự cố này cũng hấn mạnh sự cần thiết của quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông. Trước khi Mỹ bắt đầu thực hiện các hoạt động FONOP gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa, các chuyên gia cho rằng nếu các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nảy sinh từ các đảo nhân tạo này được chính thức công nhận, thì “các đại dương và không phận sẽ trở nên giống một miếng phô-mai Thụy Sĩ, và sẽ gây trở ngại cho tự do hàng hải và hàng không”.

Đó là lý do tại sao việc Mỹ theo dõi cách giải quyết của Trung Quốc đối với những vấn đề phát sinh từ bãi đá Châu Viên (và cả các bãi đá khác hiện được bồi đắp thành đảo nhân tạo ở Trường Sa như Đá Chữ Thập và bãi Gạc Ma) lại có thể mang lại một lợi ích không chủ đích. Chiến dịch FONOP đầu tiên của Mỹ đã chứng kiến sự đáp trả có phần không rõ ràng từ phía Trung Quốc trong phản ứng cả về ngoại giao lẫn quân sự đối với khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của họ ở Trường Sa, trong khi hoạt động của máy bay B-52 hồi cuối tuần trước đã phần nào giảm bớt sự mập mờ trong cách mà Bắc Kinh phản ứng với cái gọi là “những động thái khiêu khích quân sự nghiêm trọng” trong khu vực 12 hải lý của các thực thể khác.

Theo “The Diplomat

Hương Trà (gt)