Tóm tắt bài viết

Quy chế pháp lý của các đảo chỉ mới gây sự chú ý đối với cộng đồng quốc tế kể từ khi phát sinh vùng đặc quyền kinh tế và việc phân định thềm lục địa bên ngoài phạm vi 200 hải lý. Vì đây đều là những khái niệm khá mới trong luật biển, Hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS III, 1973-1982) trở thành một bước ngoặt quan trọng trong các vấn đề liên quan tới lĩnh vực này. Do đó, tại Hội nghị UNCLOS III, các quốc gia đã thống nhất phân biệt giữa các loại đảo để tránh việc những thực thể nhỏ bé cũng có thể tạo ra các vùng biển tương tự như các đảo lớn hơn. Sau gần một thập kỷ đàm phán, Điều 121 của UNCLOS được trông đợi sẽ giải đáp vấn đề này. Không may là, nguồn gốc của điều khoản này cho thấy nó thiếu sự nhất quán, đặc biệt là đối với đoạn 3 mới được thêm vào, bởi khi được hình thành, đây là đoạn duy nhất trong Điều 121 của UNCLOS không phản ánh luật tập quán quốc tế hiện hành.

Các toà án và toà trọng tài cho đến nay đã né tránh việc làm rõ thêm đoạn 3 đầy bí ẩn này bằng cách xem xét việc phân định trước và sau đó cho rằng đó là vấn đề cần bàn vì họ chỉ quy rằng mỗi một thực thể địa lý sẽ có một vùng lãnh hải riêng. Tòa án Công lý Quốc tế cũng chỉ mới vén một phần nhỏ bức màn của điều bí ẩn này, một cách rất tình cờ, chỉ vì các bên đã thống nhất với nhau được về quy chế của thực thể trong vụ việc. Liệu đây có phải là đường hướng tương lai để các tòa án và toàn trọng tài tiếp tục xây dựng và phát triển luật trong lĩnh vực này hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Phần I: Giới thiệu

Trong các hội thảo về Biển Đông gần đây, câu hỏi về liệu một cấu trúc địa lý cụ thể được coi là một đảo theo luật pháp quốc tế đương thời có thể được hưởng, như bất kỳ vùng đất nào khác, một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa không, thường là một chủ đề gây tranh cãi. Các bức hình về các cấu trúc thực tế, hoặc đôi khi thậm chí các hòn đảo nhân tạo với nhiều, một số, hai hoặc một cây dừa trên đó[1], được đưa ra trước công chúng với câu hỏi đặt ra liệu chúng có được coi là các hòn đảo được hưởng một vùng EEZ và thềm lục địa không. Đáng tiếc là luật pháp quốc tế không được phát triển đơn thuần bởi việc so sánh số lượng học giả ủng hộ hoặc không ủng hộ một phương án cụ thể liên quan đến một cấu trúc địa lý cụ thể.

Bài viết này dựa trên một nghiên cứu gần đây của tác giả[2] sẽ bắt đầu bằng việc xem xét nguồn gốc của vấn đề tưởng chừng như nan giải này (Phần II). Bài viết sẽ tiếp tục phân tích mối quan tâm cụ thể của Hội thảo Liên hợp quốc lần thứ 3 về Luật Biển (UNCLOS III) về vấn đề này và cách mà các cân nhắc cuối cùng được thể hiện bằng ngôn từ của công ước thông qua sau gần một thập kỷ đàm phán (Phần III). Phần cuối cùng sẽ đề cập đến định hướng trong tương lai (Phần IV).

….

Phần V. Kết luận

Cho đến nay Tòa vẫn chỉ dựa trên thỏa thuận của các bên về các vấn đề cụ thể liên quan đến Điều 121 để xem xét. Dựa vào sự chấp thuận của các bên trước Tòa là cách thức thuận tiện cho Tòa đưa ra quyết định trong một trường hợp cụ thể.  Theo lý giải của tác giả bài viết về quyết định của Tòa Công lý Quốc tế trong vụ Antarctic[3] liên quan đến cá voi gần đây, Tòa cũng dựa trên sự chấp thuận của các bên đối với nghĩa vụ hợp tác với Ủy ban và Ủy ban khoa học được thành lập trong khuôn khổ Công ước cá voi quốc tế để đưa ra kết luận rằng Nhật Bản đã vượt quá giới hạn thẩm quyền cho phép khi đưa ra quyết định về chương trình đánh bắt cá voi “cho mục đích nghiên cứu khoa học”, có một số điểm bất lợi đi kèm với cách tiếp cận như vậy. Cách tiếp cận này trong một số trường hợp có thể dẫn tới việc phát triển luật theo cách thức bừa bãi, vượt ra ngoài khuôn khổ nhận thức chung và có thể khiến các quốc gia phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra nhân nhượng trong quá trình tranh tụng pháp lý.

Việc công nhận bản chất tập quán của toàn bộ các điều khoản trong Điều 121 gần đây, bao gồm cả khoản 3, có thể khuyến khích các thẩm phán và trọng tài giải quyết vấn đề này một cách tự tin hơn trong tương lai. Sẽ thú vị hơn để xem xét liệu hội đồng trọng tài mới được thành lập gần đây trong tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines sẽ tiên phong đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn về khía cạnh này.[4]

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Giáo sư. Erik Franckx là thành viên của Toà Trọng tài Thường trực, Trưởng Khoa Luật quốc tế và Luật châu Âu, Đại học Vrijie, Brussels, Bỉ. Bài viết được trình bày tại Hội thảo Các vấn đề Biển và Công ước Liên Hợp Quốc về  Luật biển (UCNLOS): Chia sẻ cách Tiếp cận của Châu Âu và Châu Á đối với Tranh chấp Lãnh Thổ do Học viện Ngoại giao tổ chức với sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.



[1]   Ví dụ như bài trình bày của giáo sư Kuan-Hsiung Wang tại Hội thảo ILA-ISIL Asia-Pacific Research Forum ở Đài Bắc, Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc, ngày 26.5.2015, tiêu đề “Đảo hay đá? Nghiên cứu trường hợp của đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa”.

[2]   Bài này được viết dự trên bài viết sau: Erik Franckx, ‘The Regime of Islands and Rocks’ in David Joseph Attard, Malgosia Fitzmaurice and Norman A Martinez Gutiérrez (eds), The IMLI Manual on International Maritime Law, Volume I, The Law of the Sea (Oxford University Press 2014) tr.99-124.

[3] Erik Franckx, ‘Bản chất pháp lý các quyết định của các tổ chức liên chính phủ: Đóng góp cho loài cá voi trong Vụ  Antarctic ’ (2015) Japanese Yearbook of International Law (sắp xuất bản)

[4] Tòa trọng tài trong vụ tranh chấp với Trung Quốc về thẩm quyền trên biển của Philippines tại Biển Tây Philippines <http://www.pca-cpa.org/showpage.asp?pag_id=1529> xem ngày 11/3/2014. Đó là, tất nhiên, với điều kiện rằng các trọng tài trước hết quyết định xem họ có thẩm quyền xem xét nội dung thực chất vụ kiện không. Đối với một số trở ngại từ phía TQ, xem Stefan Talmon và Bing Bing Jia (eds), Trọng tài Biển Đông: Góc nhìn của Trung Quốc (Hart Publishing 2014).