25/01/2013
Làm tốt quan hệ với láng giềng, có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc trong việc bảo vệ và kéo dài thời cơ chiến lược, tạo môi trường tốt đẹp để phát triển kinh tế và cải cách mở cửa, triển khai hợp tác kinh tế thương mại cùng có lợi, giữ đoàn kết dân tộc và ổn định trong nước, nâng cao vị thế quốc tế.
Phát triển hòa bình của Trung Quốc kéo theo cả châu Á:
Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động năm 2012, tình hình hình châu Á về tổng thể là tốt, chính trị xã hội ổn định, hợp tác vẫn là dòng chảy chính. Đồng thời, tình hình rối loạn ở khu vực xảy ra thường xuyên, các điểm nóng, điểm khó xảy ra nhiều, thu hút sự quan tâm của thế giới.
Năm 2012 có một số đặc điểm: (i) là năm hợp tác của châu Á. Chính trị Trung Quốc ổn định, kinh tế phát triển, tổ chức thành công Đại Hội 18. Indonesia, Ấn Độ đồng thời trỗi dậy; Mỹ đẩy mạnh quay trở lại khu vực; Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên đều thực hiện chuyển giao chính quyền bình ổn; Trung - Hàn ký Hiệp định đầu tư; đàm phán FTA Trung - Nhật - Hàn và FTA 10+6 được khởi động; hợp tác khu vực đi vào chiều sâu; (ii) là năm xảy ra nhiều vụ việc. Chính trị của Nhật hữu khuynh, tranh chấp với Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc nổi cộm. Đấu tranh về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông nóng lên. Mỹ đẩy nhanh tái cân bằng chiến lược, tăng đầu tư vào an ninh quân sự, tăng cường đồng minh quân sự song phương; tình hình chống khủng bố vẫn rất gay gắt ở Afganistan, Pakistan; (iii) hiện tượng “lưỡng cực” nổi lên, tính đa dạng tại khu vực nổi bật, các điểm nóng và vấn đề khó đan xen, rắc rối giữa các vấn đề lịch sử và hiện tại, nước lớn ngoài khu vực can thiệp, đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Các vấn đề của châu Á phần lớn là vấn đề trong sự phát triển, các nước lớn tham gia mạnh do nhìn thấy tương lai phát triển của khu vực. Tuy châu Á có các vấn đề chủ nghĩa thực dân, di sản của chiến tranh lạnh, cũng có những mâu thuẫn lợi ích hiện thực nhưng các quốc gia ở đây đều tán thành việc thông qua đối thoại giải quyết các vấn đề này; không muốn quay lại cục diện đối đầu chiến tranh lạnh. Bất cứ tư duy chiến tranh lạnh hay trò chơi Zero Sum nào đều không thể thực hiện tại châu Á.
Trung Quốc đi con đường phát triển hòa bình, kéo theo sự phát triển và phồn vinh chung của khu vực, đa số các nước châu Á đặt quan hệ với Trung Quốc vào vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại, mong muốn chia sẻ cơ hội phát triển của Trung Quốc; cơ hội và không gian đối phó với những thay đổi tình hình, quy hoạch chính sách láng giềng, xử lý các vấn đề phức tạp của Trung Quốc được mở rộng rõ rệt.
Năm 2012 có 5 điểm “mới” trong ngoại giao láng giềng:
Thứ nhất, láng giềng hữu nghị mở ra cao trào mới. Năm 2012, Trung Quốc trao đổi hơn hàng trăm chuyến thăm cấp Ngoại trưởng trở lên với các nước châu Á; nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Thái Lan, Afganistan; tiến hành ngoại giao tang lễ chưa từng có với Campuchia, củng cố quan hệ hữu nghị với Campuchia. UVTV/BCT/Chu Vĩnh Khang là lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc thăm Afganistan trong 46 năm qua; lãnh đạo Trung Quốc dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Diễn đàn Bác Ngao, BRICS, APEC, EAS, ASEM.
Thứ hai, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi có đột phá mới. Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và quyền lợi biển, có ngọn cờ rõ ràng, đấu tranh có lý, có lợi và có nhịp độ. Đồng thời Trung Quốc kiên trì hiệp thương hòa bình, không ngừng thúc đẩy hợp tác đối thoại trên biển, hợp tác với ASEAN thực hiện DOC, duy trì trao đổi về COC; khởi động quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc - ASEAN, Ủy ban hợp tác trên biển Trung Quốc - Indonesia họp phiên đầu tiên và thông qua nhiều hạng mục hợp tác.
Thứ ba, thúc đẩy hòa bình ổn định có biện pháp mới. Với sự khởi xướng của Trung Quốc, 4 nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar triển khai 4 cuộc tuần tra chấp pháp chung tại sông Mekong, triệt phá tập đoàn buôn bán ma túy có vũ trang Nokham, bảo vệ hòa bình, an ninh tại sông Mekong; Trung Quốc lập cơ chế đối thoại 3 bên Trung Quốc - Afganistan - Pakistan, tổ chức 2 phiên họp; tích cực khuyên giải, thúc đẩy đàm phán giữa Chính phủ và các tổ chức vũ trang ở Myanmar; Trung Quốc duy trì trao đổi chặt chẽ với các bên liên quan trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, phát huy vai trò quan trọng trong việc xử lý ổn thỏa, giữ hòa bình ổn định bán đảo.
Thứ tư, hợp tác thực chất có tiến triển mới. 10 tháng đầu năm 2012, thương mại Trung Quốc với các nước Đông Á và Nam Á đạt 897 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng giá trị ngoại thương. Thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng 9,4%, vượt mức tăng tổng thể về ngoại thương Trung Quốc so với cùng kỳ. 1/3 ngoại thương Trung Quốc, 1/2 hợp tác bao thầu lao động nước ngoài và 2/3 đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc hiện nay đều hướng ra láng giềng. Lấy Hàn Quốc làm ví dụ, năm 2012 là năm kỷ niệm 20 năm Trung Quốc – Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, trao đổi về người có khả năng vượt 7 triệu lượt, mỗi ngày có hơn 120 chuyến bay giữa hai nước, bình quân mỗi ngày có hơn 2 triệu người qua lại trên không trung.
Thứ năm, hợp tác khu vực có điểm sáng mới. Năm 2012, Trung Quốc chính thức thành lập phái đoàn tại ASEAN, bổ nhiệm Đại sứ đầu tiên tại ASEAN, trung tâm Trung Quốc - ASEAN đi vào hoạt động. Bên lề EAS 2012, Trung Quốc nêu sáng kiến quan trọng: “sáng kiến phát triển Phnom Penh”, “con đường tơ lụa trên biển”. Tiến trình nhất thể hóa kinh tế Đông Á có bước tiến mới.
Báo cáo ĐH 18 chỉ ra, Trung Quốc sẽ kiên trì thân thiện với láng giềng, coi láng giềng là đối tác, củng cố tình hữu nghị, đi sâu hợp tác cùng có lợi, nỗ lực mang lại nhiều lợi ích hơn cho láng giềng từ sự phát triển của mình, việc này vạch ra hướng đi cho công tác ngoại giao láng giềng trong thời gian tới. Năm 2013, ngoại giao láng giềng cần có sự mở màn và khởi điểm tốt: (i) cần thúc đẩy láng giềng hữu nghị, làm tốt các chuyến thăm cấp cao, đối thoại chiến lược, tham vấn, củng cố cơ sở của quan hệ song phương; (ii) cần xử lý thỏa đáng mâu thuẫn bất đồng, vừa kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển, vừa giữ quan hệ song phương ổn định; (iii) cần thúc đẩy xây dựng kết nối; (iv) làm tốt phối hợp nước lớn, tăng cường tương tác lành mạnh với Mỹ, Nga và các nước trong khu vực; (v) chú trọng giao lưu nhân văn.
Hàng xóm có thể lựa chọn, nước láng giềng không thể lựa chọn
Câu chuyện mẹ Mạnh Tử 3 lần chuyển nhà cho thấy ảnh hưởng của láng giềng rất quan trọng, cũng nói lên rằng hàng xóm có thể lựa chọn, nhưng nước láng giềng thì không thể lựa chọn. Ngoại giao láng giềng đều hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Láng giềng là khu vực liên quan đến bên ngoài chặt chẽ nhất, lợi ích tập trung nhất, có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến Trung Quốc. Phần lớn cơ hội của Trung Quốc ở láng giềng, phần lớn thách thức cũng ở láng giềng, hi vọng lớn nhất ở láng giềng và dễ xảy ra vấn đề nhất cũng ở láng giềng.
Trước hết, xét về mặt địa lý, Trung Quốc là một trong những nước có số lượng láng giềng nhiều nhất. Trung Quốc chưa phân định biên giới trên bộ với Ấn Độ và Butan, chưa phân định trên biển với các nước láng giềng.
Thứ hai, xét về địa chính trị, môi trường láng giềng của Trung Quốc phức tạp, tính đa dạng nổi bật. Trên thế giới không có nước lớn nào có môi trường láng giềng phức tạp như Trung Quốc.
Thứ ba, xét từ quan hệ với Trung Quốc, một số nước láng giềng có sự đan xen giữa ân oán lịch sử và khúc mắc hiện tại với Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc là đất nước rộng lớn, không ít các nước láng giềng có quan hệ với Trung Quốc từ rất lâu, rất sâu sắc, một số vấn đề do lịch sử để lại thường xuyên nổi lên. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển vừa là vấn đề do lịch sử để lại, vừa là vấn đề hiện thực, việc giải quyết rất khó khăn.
Thứ tư, châu Á vẫn là khu vực hội tụ lợi ích của các nước lớn, là nơi tranh giành gay gắt. Các điểm nóng như bán đảo Triều Tiên, Kashmir tập trung, một số nước trở thành đồng minh của Mỹ sau thế chiến II.
Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng, trong tất cả các nước lớn trên thế giới, Trung Quốc là nước duy nhất chưa thống nhất. Trong xử lý quan hệ ngoại giao và láng giềng, không thể không tính đến hiện thực quan trọng này.
Tóm lại, làm tốt quan hệ với láng giềng, có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc trong việc bảo vệ và kéo dài thời cơ chiến lược, tạo môi trường tốt đẹp để phát triển kinh tế và cải cách mở cửa, triển khai hợp tác kinh tế thương mại cùng có lợi, giữ đoàn kết dân tộc và ổn định trong nước, nâng cao vị thế quốc tế. Trung Quốc muốn nhìn ra thế giới, trước hết phải làm tốt quan hệ láng giềng. Trung Quốc muốn xây dựng thế giới hài hòa, trước hết phải xây dựng láng giềng hài hòa.
Bài viết của ông La Chiếu Huy, Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đăng trên Tạp chí Tri thức thế giới số 1 ngày 1/1/2013
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...