12/12/2012
Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh cần đối thoại về vấn đề Biển Ðông. Trong bối cảnh tiếp tục gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, mới đây, NT Indonesia Marty Natalegawa khẳng định, việc phê chuẩn một bộ quy tắc ứng xử hiện nay là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo ông, “sẽ có những biến chuyển, không những giữa các nước, mà cả bên trong các quốc gia”, nên “cần phải có một sự ổn định nào đó, một tiêu chuẩn nào đó, một bộ quy tắng ứng xử’ để “có thể giải quyết các vấn đề quyền lợi chung bên trong khu vực của chúng ta.” Thừa nhận rằng việc bàn về các nguyên tắc và đường hướng đã đưa đến một số biện pháp đề phòng quá sớm trên bộ và ngoài biển, NT Indonesia tuyên bố ông tin tưởng vào tương lai khu vực. Ông lập luận rằng nhiều thập niên ổn định khu vực đã dẫn tới một phần thưởng kinh tế rõ ràng - một phần thưởng mà việc duy trì đem lại lợi ích cho tất cả các bên.
Ông Natalegawa đã nhiều lần hô hào các nhà lãnh đạo trong khu vực đồng ý về một bộ quy tắc ứng xử. Nhưng, khi đề nghị bị bác bỏ tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2012, các chuyên gia phân tích cho rằng Indonesia đã đánh giá quá cao ảnh hưởng chính trị của mình.
Ông Aleksius Jemadu, Trưởng khoa Ngoại giao tại trường Ðại học Pelita Harapan ở Jakarta nhận định thuyết phục Trung Quốc sẽ không phải là dễ dàng. Trước tiên là về lợi ích chiến lược, sự liên tục về an toàn năng lượng, thứ hai là về sự toàn vẹn lãnh thổ của họ, thứ ba là sự tự hào trong tư cách là một siêu cường mới…Do đó, Trung Quốc sẽ không để cho các cường quốc khác bắt nạt một lần nữa.
Nhật Bản và Ấn Độ: Lực lượng đối trọng trước tham vọng của Trung Quốc ở Biển Ðông. Philippines và Việt Nam đang coi Nhật Bản và Ấn Độ như một lực đối trọng trước tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Reuters ngày 10/12, trích lời NFN/BNG/Philippines Raul Hernandez nói rằng “Philippines đang hướng về NB để tìm kiếm sự ủng hộ cho tiến trình giải quyết hòa bình các vấn đề tại Biển Ðông, trong tư cách là một đối tác khi nói tới những liên minh quốc phòng trong khu vực.”
Lời phát biểu này lặp lại nhận định của BTNG/Philippines Albert Del Rosario trong một cuộc phỏng vấn với tờThe Financial Times cùng ngày. Theo đó, ông Rosario tuyên bố Philippines ủng hộ một nước NB được tái vũ trang để làm đối trọng trước tiềm lực quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Cụ thể, ông del Rosario ủng hộ việc Nhật Bản, quốc gia từng chiếm đóng Philippines, từ bỏ bản Hiến pháp hòa bình để trở thành một thế lực quân sự thật sự. Tại Manila, NFN/BNG/Philippines Raul Hernandez xác nhận quan điểm của chính phủ nước này rằng: Nhật Bản nên nâng cấp lực lượng quân sự (mà hiện nay về mặt chính thức vẫn được gọi là “lực lượng phòng vệ”), để được tự do hành động hơn khi cần được triển khai trong khu vực.
Bài phỏng vấn NT/Philippines được đăng tải vài ngày trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội ở Nhật Bản gày 16/12. Ông Shinzo Abe, lãnh đạo đảng đốì lập, mà theo các cuộc thăm dò sẽ thắng cử, đã từng tuyên bố là ông sẽ sửa đổi bản Hiến pháp hòa bình, do Mỹ áp đặt cho Nhật Bảnsau chiến tranh. Theo các nhà quan sat, sự thay đổi trong lập trường của Philippines, một nước trước kia là thuộc địa của Nhật Bản cho thấy sự lo ngại của các nước trong khu vực đối với sự hung hăng của Trung Quốc đã lấn át những ký ức về các hành động của quân phiệt Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới 2. Nhật Bản chiếm đóng Philippines trong 3 năm trong thời kỳ Chiến tranh thế giới 2; hơn 1 triệu người Philippines được cho là đã chết trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng.
Trong khi đó, tờ The Washington Post đăng một bài viết của Dhruva Jaishankar, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình châu Á của Quỹ German Marshall tại thủ đô Washington, đặt câu hỏi liệu Hải quân Ấn Độ có sắp sửa trực diện đối đầu với Trung Quốc trên các vùng biển trong khu vực hay không. Theo đó cho rằng, lời tuyên bố của Đô đốc Joshi của Hải quân Ấn Độ ngày 3/12 rằng hải quân Ấn Độ có thể bảo vệ các nỗ lực dò tìm dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông, không không có ý ra dấu hiệu rằng hải quân Ấn Độ sẽ được triển khai, mà chỉ tái khẳng định vị thế bấy lâu nay của Ấn Độ, rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng hải quân, đã làm tăng những quan ngại của Ấn Độ và như tất cả các thế lực hải quân khác trong khu vực, Ấn Độ đang chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất.
Tại một cuộc phỏng vấn với VOA về các quyền lợi kinh tế của Ấn Độ tại Biển Đông, ông Jaishankar nói: “Những tuyên bố của Trung Quốc rằng Biển Ðông là lãnh hải thuộc chủ quyền của họ đã bị thách thức, không những bởi Ấn Độ, mà nhiều nước khác kể cả Việt Nam, Malaysia và Philippines…Tôi nghĩ rằng đây là một phần của một vấn đề bao quát và phức tạp hơn về quyền tự do hàng hải”. Nhưng vấn đề Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề trong những sự kèn cựa giữa hai thế lực mới nổi tại châu Á. Ấn Độ và Trung Quốc còn đang cạnh tranh để giành các nguồn cung cấp tài nguyên hầu có thể duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong nước và trong các điều kiện đó, hai nước khó có thể tránh những chạm trán về quyền lợi.
“Sự thực là khi thông báo quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam thì theo một cách nào đó, đây là một thỏa thuận ngầm rằng New Dehli tôn trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam”.
Với khả năng của mình, Ấn Độ có phần chắc sẽ tăng cường sự hiện diện tại TBD nhanh hơn nhiều người từng nghĩ và có khả năng cung cấp an ninh cho khu vực để bảo đảm tàu bè được tự do sử dụng các tuyến hàng hải thiết yếu trong khu vực.
Những động thái hiếu chiến của Bắc Kinh sẽ buộc Ấn Độ phải hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và Philippines.
Tổng hợp
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...