Sự quyết đoán của Trung Quốc về chủ quyền đối với các Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị chiếm đóng trên Biển Đông được biện minh bằng những tuyên bố lịch sử không rõ ràng có từ thời xưa.

Ngạc nhiên là Trung Quốc cho tới nay không đưa ra được bất cứ giải thích lôgích nào về việc tại sao khi Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng vốn cũng được gọi là “Lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc vào năm 1950, thì nước này lại đợi 25 năm để sáp nhập Quần đảo Hoàng Sa và 14 năm nữa để sáp nhập Quần đảo Trường Sa và gọi Biển Đông là “Lợi ích cốt lõi” của mình sau 60 năm.

Rõ ràng, Biển Đông với tư cách là “Lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là một ý tưởng gần đây để đồng bộ hóa với những tham vọng chiến lược phát triển nhanh của Trung Quốc nhằm nổi lên như cường quốc chiếm ưu thế ở Tây Thái Bình Dương. Sự sáp nhập Quần đảo Hoàng Sa, sau đó là Quần đảo Trường Sa, là những bàn đạp mở đường đến giai đoạn cuối cùng này. 

Trung Quốc đã từ chối mọi nỗ lực giải quyết xung đột dựa trên những lý do chỉ có vẻ bề ngoài rằng không có xung đột tồn tại ở Biển Đông và rằng vùng biển bao quanh bởi Đường 9 đoạn là lãnh thổ và lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đáng chú ý, cho tới nay Trung Quốc đã không cung cấp tọa độ chính xác của Đường 9 đoạn của mình; sự mơ hồ là dấu ấn riêng của Trung Quốc trong tất cả các tranh chấp lãnh thổ.

Các tiến trình giải quyết xung đột và giảm rủi ro ở các cấp khu vực và quốc tế liên quan đến sự leo thang xung đột Biển Đông cần phải đối mặt với thực tế chiến lược gây nản lòng rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể là giải pháp cho các tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc không phải là giải pháp mà là vấn đề đáng kể nhất, vì tính toán chiến lược của Trung Quốc đã xác định rằng sự kiểm soát Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là những đòi hỏi quân sự để chi phối hiệu quả trên biển ở Biển Đông. 

Những hành động gây hấn mang tính khiêu khích và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc cả xung quanh Quần đảo Hoàng Sa lẫn Quần đảo Trường Sa tiếp tục không giảm đi cho tới nay, như được thấy rõ bởi những sự khiêu khích bằng giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam vào tháng 5/2014. Những hành động như vậy không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà còn mở rộng sang Philippines.

Các xung đột về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa vì thế vẫn gắn với nhận thức khu vực và quốc tế như những ví dụ điển hình của xu hướng Trung Quốc dựa vào việc sử dụng sức mạnh quân sự để nhấn mạnh các yêu sách lãnh thổ của mình dựa trên những dữ liệu lịch sử cổ xưa. 

Trung Quốc đã gây bùng nổ thêm nữa các xung đột Biển Đông bằng tuyên bố của mình về Đường 9 đoạn mà trên thực tế chung quy là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển Biển Đông chiến lược và các hình thái đất đai khác nhau như đảo, bãi đá và bãi cát nằm rải rác trên vùng biển này.

Do đó, Trung Quốc hiện nay không chỉ có xung đột với Việt Nam về các tuyên bố chủ quyền Biển Đông đối với Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa mà còn với Philippines, nước gần đây Trung Quốc đã có những cuộc đối đầu vũ trang, bên cạnh các nước ASEAN khác có bờ biển trên Biển Đông và có lãnh hải mà Đường 9 đoạn của Trung Quốc vi phạm một cách đầy hăm dọa.

Hình thái ép buộc và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” hống hách của Trung Quốc ở Biển Đông đã tạo ra hai diễn biến chiến lược đáng kể ở châu Á-Thái Bình Dương.

Bằng những mâu thuẫn của mình về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa và sự mở rộng  những xung đột lãnh thổ của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đã tạo ra “Sự nghi ngờ chiến lược” của nước này đối với các nước láng giềng. Những ý định của Trung Quốc là đáng ngờ và hình thái những hành động gây hấn được thể hiện rõ của nước này ở Biển Đông gia tăng bóng ma về một mối đe dọa Trung Quốc đang hiện ra rõ ràng trong khu vực. Nhận thức về mối đe dọa Trung Quốc do những diễn biến này hiện được nhìn nhận rõ ràng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Diễn biến chiến lược đáng chú ý thứ hai là với việc những ý định của Trung Quốc đang trở nên đáng ngờ ở châu Á-Thái Bình Dương, điều người ta đang chứng kiến hiện nay và điều đặt một gánh nặng lên an ninh và sự ổn định của Biển Đông là sự nổi lên của một “Cuộc chạy đua vũ trang” trong khu vực, đặc biệt là của các hải quân khu vực.

Biển Đông năm 2014 nổi lên như là một khu vực của những căng thẳng quân sự và nguy cơ xung đột gia tăng, giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp chủ yếu như Việt Nam và Philippines, và nếu kể cả sự đối đầu quân sự ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản về Quần đảo Điếu ngư/Senkaku, bức tranh toàn cảnh của Tây Thái Bình Dương về rủi ro của xung đột trở nên đáng lo ngại.

Khả năng rủi ro của Biển Đông gia tăng mạnh khi phạm vi quốc tế được bổ sung bởi những lợi ích an ninh của Mỹ ở Biển Đông, với tư cách một cường quốc chiếm ưu thế ở châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù né tránh các tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền của ASEAN, tuy nhiên Mỹ từ lâu đã ủng hộ nguyên tắc “Tự do trên biển” và quyền tự do hàng hải thông qua những “giá trị toàn cầu” như được gọi gần đây. Mỹ, do đó, có sẵn những kế hoạch quân sự trong trường hợp bất trắc để đối phó với bất kỳ cuộc xung đột vũ trang tiềm tàng nào ở Biển Đông.

Điều này đưa Trung Quốc đến xung đột trực tiếp với Mỹ nếu Trung Quốc lựa chọn thúc đẩy khả năng áp dụng được của các luật biển quốc gia của mình đối với vùng Biển Đông và nếu Mỹ có ý định thách thức và vi phạm chúng.

Về kiểm tra thực tế, có thể khẳng định rằng sự ngoan cố rõ ràng của Trung Quốc trong việc chống lại bất kỳ tiến trình giải quyết xung đột nào phát sinh mạnh mẽ từ việc Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa đã có được tầm quan trọng hơn cả trong tính toán chiến lược của Trung Quốc về việc giành quyền “ngăn chặn xâm nhập biển” và “kiểm soát biển” hoàn toàn trên toàn vùng Biển Đông đối với cả những chiến lược phòng thủ lẫn tấn công.

Trung Quốc, do đó, có thể được chờ đợi để kiên quyết phản đối bất kỳ tiến trình giải quyết xung đột nào làm suy giảm ảnh hưởng quân sự của mình trên Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa, cũng như sự chi phối trên biển của mình ở Biển Đông.

Ngay khi Trung Quốc phải chịu một số sức ép hiện tại và  phải tuân theo các tiến trình giải quyết xung đột đa phương, nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ làm vậy chỉ vì hình thức và vì khả năng chấp nhận của quốc tế, nhưng Trung Quốc sẽ dựa vào những chiến thuật trì hoãn, được vạch ra từ lâu, để phá hoại các thảo luận, trong khi nước này tiếp tục không ngừng đẩy mạnh ảnh hưởng chiến lược và quân sự của mình trên Biển Đông.

Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông, Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa trong Đại Chiến lược của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương

Đại Chiến lược đang thực hiện của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương cần phải được nhận thức để hiểu sự leo thang xung đột của Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Nó xoay quanh 3 mục tiêu chiến lược: (1) Nổi lên là cường quốc tối cao ở châu Á-Thái Bình Dương với sự chi phối ở Tây Thái Bình Dương là bước đầu tiên; (2) Nổi lên như nước ngang bằng về chiến lược với Mỹ, và (3) Đẩy nhanh việc Mỹ rút sự hiện diện quân sự về phía trước khỏi Thái Bình Dương.

Quyền làm chủ của Trung Quốc ở Biển Đông cùng với biển Hoa Đông do đó nổi lên như một đòi hỏi chiến lược quan trọng của Trung Quốc để đạt được những mục tiêu chiến lược cuối cùng nói trên.

Vùng Biển Đông kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương và tuyến đường ngang qua Biển Đông là những tuyến đường biển sống còn có tầm quan trọng quyết định không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt quân sự trong bối cảnh cạnh tranh sức mạnh toàn cầu và châu Á. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines có lợi ích lớn nhất ở Biển Đông, sau đó là cả Ấn Độ, Australia và Nga.

Nhưng sự kình địch chính và tranh giành xung đột về Biển Đông sẽ giới hạn ở Trung Quốc và Việt Nam với tư cách là chủ sở hữu ban đầu nhưng đã bị hất cẳng của Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa.
Khả năng của Trung Quốc biến đổi Biển Đông thành cái có thể được gọi đúng nhất là “Nội hải Trung Quốc” để đạt được những mục tiêu Đại Chiến lược của mình mang đến những cách giải thích lôgích cho việc tiếp tục leo thang xung đột không ngừng và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây cùng với sự hội nhập về hành chính của Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa với Trung Quốc Đại lục.

Quần đảo Hoàng Sa và cụ thể hơn là Quần đảo Trường Sa có vị trí mang tính địa chiến lược và gắn với Biển Đông tới mức cơ sở hạ tầng quân sự đang phát triển trên những quần đảo này, dù rất nhỏ, nhưng với bề rộng trên biển mở rộng của chúng cộng với cơ sở hạ tầng quân sự đang phát triển của Trung Quốc trên đó, cho phép Trung Quốc thiết lập ưu thế hải quân trên toàn bộ Biển Đông.

Tầm quan trọng chiến lược tương đối của Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa trong tính toán chiến lược của Trung Quốc cũng cần phải được nêu ra, vì điều này liên quan trực tiếp đến việc Trung Quốc tuân thủ các tiến trình giải quyết xung đột trong tương lai nào, cho dù khả năng là rất thấp.

Trung Quốc hiện đang kiểm soát quân sự trái phép ở quần đảo Hoàng Sa, sau khi Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1974, quẩn đảo này nằm ở phần phía Tây Bắc Biển Đông. Chúng nằm gần căn cứ hải quân lớn của Trung Quốc trên Đảo Hải Nam, nơi Căn cứ Hải quân Tam Á Trung Quốc neo đậu các tàu ngầm tấn công hạt nhân. Trung Quốc đã phát triển cơ sở hạ tầng quân sự mở rộng ở Quần Đảo Hoàng Sa để phục vụ cho hai mục đích chiến lược của mình. Nếu quần đảo Hoàng Sa trong tay các đối thủ của Trung Quốc, sẽ khiến nó được sử dụng như căn cứ hải quân nhằm kiềm chế căn cứ hải quân chiến lược Đảo Hải Nam của Trung Quốc cũng như các hoạt động gần sát nhằm vào bờ biển Trung Quốc.

Quần đảo Hoàng Sa dưới sự chiếm đóng quân sự trái phép của Trung Quốc cho phép Trung Quóc mở rộng sức mạnh hải quân của mình tới khu vực Thái Bình Dương. Nó cũng cho phép Trung Quốc chi phối các tuyến đường biển trên Biển Đông, vốn có xu hướng đi sát bờ biển Tây Thái Bình Dương, để tránh Quần đảo Trường Sa.

Trong quan hệ với Việt Nam, việc Trung Quốc nắm giữ Quần đảo Hoàng Sa với đường băng và căn cứ hải quân cho phép Trung Quốc có lợi thế về mặt quân sự trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào trong tương lai.

Quần đảo Trường Sa về mặt khác dù tương đối xa với bờ biển Trung Quốc, có một tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc ở chỗ vị trí mang tính chỉ huy của chúng trên Biển Đông mang lại cho Trung Quốc những đòn bẩy quân sự để kiểm soát trên biển ở vùng Biển Đông cũng như ưu thế về giao thông hàng hải dày đặc đi qua vùng biển này của nước này.

Ngoài ra, sự kiểm soát quân sự Quần đảo Trường Sa mang lại những lợi thế quân sự đáng kể cho Trung Quốc đối với cả những chiến lược phòng thủ lẫn tấn công về các khả năng hải quân biển khơi và triển khai lực lượng đang ngày càng phát triển nhanh của nước này.

Biển Đông dưới quyền kiểm soát chiến lược và quân sự của Trung Quốc cho phép nước này bóp nghẹt tuyến huyết mạch của các đồng minh quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và tác động đến sự hiện diện quân sự về phía trước của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Biển Đông: Cuộc tranh luận về tầm quan trọng chiến lược so với tầm quan trọng kinh tế

Các tranh luận về Biển Đông trong những cuộc thảo luận của giới trí thức và giới học giả có đánh giá khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của Biển Đông về trữ lượng dầu mỏ, trữ lượng khoáng sản dưới đáy biển và các ngư trường mở rộng.

Điểm cần được thúc đẩy là, có thể những tranh luận như vậy có xu hướng gợi ra những suy diễn sai và gây hiểu lầm rằng bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng kinh tế của Biển Đông, các đường và giải pháp có thể xuất hiện dẫn tới việc xử lý chung và mang tính hợp tác cũng như sự kiểm soát những tài nguyên đó và mở đường cho một kiểu giải quyết xung đột nào đó.

Những lời biện hộ đó là nguy hiểm vì chúng có vẻ như chính sách xoa dịu và có xu hướng thừa nhận rằng Trung Quốc có thể tiếp tục mong chờ một cách vui vẻ các kết quả của hành động gây hấn của mình trong khi ASEAN và các nước lớn như Mỹ có thể dàn xếp cách xử lý chung hay kiểm soát chung để theo đuổi việc giảm rủi ro trong khu vực Biển Đông.

Một câu hỏi đơn giản cần phải được trả lời là liệu Biển Đông không giàu tài nguyên thiên nhiên, thì Trung Quốc có coi việc kiểm soát Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa và Biển Đông là có tầm quan trọng mang tính ám ảnh tương tự không? Câu trả lời là không vì những đòi hỏi cơ bản của Trung Quốc để kiểm soát Biển Đông là hết sức mang tính chiến lược và gắn với Đại Chiến lược của Trung Quốc để nổi lên như cường quốc chiếm ưu thế ở châu Á-Thái Bình Dương và sự đột phá chiến lược Hải quân Biển khơi của Trung Quốc vào Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Quyền làm chủ hoàn toàn trên Biển Đông của Trung Quốc do đó là một đòi hỏi cấp thiết. 

Ý nghĩa kinh tế của Biển Đông có mức quan trọng thứ yếu trong tính toán chiến lược của Trung Quốc.

Sự chú trọng liên tục vào tầm quan trọng kinh tế của Biển Đông trong các tranh luận chiến lược mang lại cho Trung Quốc một bức bình phong để che giấu mục tiêu chiến lược thực sự của mình là thống trị toàn bộ Biển Đông.

Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc để giành quyền làm chủ hoàn toàn trên Biển Đông

Kế hoạch của Trung Quốc nhằm giành quyền làm chủ hoàn toàn trên Biển Đông là một kế hoạch nhiều bậc và dường như kết hợp hai giai đoạn khác nhau, đều được xác định bởi những khả năng sức mạnh quân sự của chính Trung Quốc và môi trường an ninh khu vực toàn cầu và khu vực rộng khắp về mặt khoảng trống quyền lực đang tồn tại ở thời điểm hiện nay, điều Trung Quốc có thể khai thác.

Việc chiếm đóng gồm 2 giai đoạn đối với Quần đảo Hoàng Sa, theo sau bởi một khoảng trống hơn một thập kỷ, để chiếm đóng Quần đảo Trường Sa có thể được phân tích là cần thiết vào thời điểm đòi hỏi phải xây dựng các khả năng hải quân Trung Quốc nhằm duy trì quyền kiểm soát đối với Quần đảo Trường Sa xa xôi. 

Sự chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa nhanh chóng được tiếp nối bởi việc củng cố một cách mạnh mẽ chúng như những đơn vị đồn trú và thành lập các cơ sở hạ tầng lực lượng hải và không quân từ nơi mà ưu thế trên Biển Đông của Trung Quốc có thể được thực thi.

Một khi điều này đã đạt được, bước đi tiếp theo của Trung Quốc là bổ sung tính hợp pháp của sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các quần đảo này và vùng Biển Đông, củng cố sự kiểm soát về mặt luật pháp thông qua phương tiện là nhiều luật khác nhau như “Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và các khu vực tiếp giáp” năm 1992 và trong tháng 11/2007 bằng việc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến lược tương tự chống lại Philippines bắt đầu bằng việc chiếm đóng quân sự Bãi đá Mischief (Vành khăn) vào năm 1995 và những cuộc xung đột với Philippines hiện nay ở Biển Đông về các quần đảo/bãi đá khác là gay gắt.

Sau khi sáp nhập về mặt quân sự và hành chính Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và do đó mang đến một “sự đã rồi” cho khu vực và thế giới, Trung Quốc hiện nay dường như có ý định mở rộng sự kiểm soát trên biển đối với toàn bộ vùng Biển Đông thông qua các lực lượng tuần tra hải quân Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu, các cuộc tập trận Hải quân Trung Quốc, kể cả một cuộc tập trận gần đây có tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Thông điệp trung tâm của Trung Quốc là thể hiện với thế giới rằng vùng Biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc và rằng Trung Quốc có sức mạnh quân sự để đảm bảo sự kiểm soát và cũng xây dựng những luật pháp nhằm quy định theo pháp luật tất cả hoạt động ở Biển Đông.

Các báo cáo gần đây cho thấy rằng Trung Quốc đã mở rộng chiến lược này để thêm cả phần phía Nam của Biển Đông chạm tới Quần đảo Natuna của Indonesia. Indonesia nhanh chóng chỉ ra rằng Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền trên biển của Indonesia. Điều này là không bình thường vì Indonesia đã kiềm chế và im lặng trong những phản ứng của mình với các tuyên bố của Trung Quốc. Hiện tại Indonesia cũng đã bắt tay xây dựng lực lượng hải quân một cách muộn màng. Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc có thể được minh họa rõ nhất bằng điều mà một nhà chiến lược đã mô tả một cách thích hợp là “Chiến lược tích tiểu thành đại”, và đây là điều ông nói: 

“Nhưng còn về một đối thủ sử dụng chiến lược ‘tích tiểu thành đại’ – tích lũy từ từ các hành động nhỏ, không hành động nào trong số đó là một ‘biến cố khơi mào chiến tranh’, nhưng tăng lên theo thời gian dẫn đến một sự thay đổi chiến lược thì sao?  Mục tiêu của chiến lược ‘tích tiểu thành đại’ của Bắc Kinh sẽ là dần tích lũy, thông qua những cuộc tấn công nhỏ nhưng liên tục, bằng chứng về sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc ở lãnh thổ được tuyên bố chủ quyền, với ý định làm cho tuyên bố đó xóa mờ các quyền lợi kinh tế của tàu thuyền và máy bay quá cảnh qua cái hiện nay được coi là tài sản chung toàn cầu. Với ‘những thực tế mới trên thực địa’ được thiết lập dần dần nhưng mang tính tích lũy, Trung Quốc sẽ hy vọng lập ra cách dàn xếp thực tế và hợp pháp cho các tuyên bố của mình”. (Robert Haddick)

Sự củng cố Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa của Trung Quốc

Trong khi theo đuổi các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, nước này đã phát triển các công sự và cơ sở hạ tầng quân sự đáng kể. Nhắc qua điều đó vì vậy là cần thiết để làm nổi bật những ý định và sự ngoan cố của nước này trong việc chống lại bất kỳ dàn xếp hay tiến trình giải quyết xung đột nào.

Có đủ hình ảnh về các công sự và việc thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc trên mạng Internet để mọi người đều có thể xem. 

Chắc chắn, Trung Quốc đã không xây dựng các đường băng để dùng cho máy bay chiến đấu, máy bay phản lực cho tàu hải quân và các cơ sở quân sự khác trên Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa để dùng chung với các nước khác trong trường hợp có việc phi quân sự hóa hay quản lý chung Biển Đông dưới hình thức nào đó.

Đây chỉ là những điềm báo về việc quân sự hóa tăng cường đối với Biển Đông của Trung Quốc khi nước này theo đuổi mạnh mẽ giai đoạn cuối chiến lược của mình ở Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa: Viễn cảnh giữa năm 2014

Việc giải quyết xung đột của các tranh chấp Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa vào giữa năm 2014 dường như không phải là một khả năng rõ ràng. Ngược lại, những viễn cảnh thoáng thấy ở chân trời về các xung đột Biển Đông là về ý định của Trung Quốc tiếp tục chiến lược “Tích tiểu thành đại” đối với Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa và do đó còn cả sự mở rộng quyền kiểm soát trên biển của nước này đối với Biển Đông.

Trung Quốc tiếp tục khăng khăng một cách không thay đổi rằng các xung đột Biển Đông là không có cũng như không có tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN và do đó ngầm loại bỏ bất kỳ đối thoại của ASEAN nào về giải quyết xung đột. Việc Trung Quốc trung thành cứng nhắc với “mô hình đối thoại song phương” truyền thống của mình đang củng cố ấn tượng rằng không có không gian nào tồn tại cho bất cứ giải pháp xung đột đa phương ở Biển Đông như đã được các bên tranh chấp Đông Nam Á nhấn mạnh.

Đáng lo ngại là Trung Quốc trong tranh chấp biển Hoa Đông có liên quan với đồng minh của Mỹ là Nhật Bản đã bắt đầu leo thang xung đột bằng cách tuyên bố một Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên nơi rõ ràng là vùng biển quốc tế. Trung Quốc dường như đang thử phản ứng của Mỹ với chính sách “bên miệng hố chiến tranh” đầy khiêu khích của mình ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Diễn biến trên đây cần phải được xem xét theo quan điểm như sự mở đầu cho việc tuyên bố một ADIZ tương tự trên Biển Đông.

Để đáp lại những sự khiêu khích như vậy của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ gần đây đã tuyên bố chắc chắn rằng các cam kết an ninh của Mỹ với Nhật Bản và Philippines là “tuyệt đối” và gồm cả Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và Quần đảo Trường Sa. Mỹ ký kết gia hạn một Thỏa thuận Quốc phòng Tăng cường với Philippines.

Trung Quốc, không nao núng sau những tuyên bố này của Mỹ, vào tháng 5/2014 đã bắt đầu việc hạ đặt một giàn khoan dầu ở vùng biển thuộc EEZ của Việt Nam và những vụ việc kích động chống lại Philippines.
Do đó, vào giữa năm 2014, những viễn cảnh đáng chú ý hơn nổi lên trong bối cảnh trên có thể được tóm tắt như sau:

- Sự leo thang xung đột Biển Đông nhiều khả năng xảy ra hơn xuống thang xung đột.

- Sự tập trung chiến lược mới của Trung Quốc vào kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.

- Trung Quốc không có chiều hướng tuân theo bất kỳ sự dàn xếp hay phân xử nào của các tòa án/tổ chức quốc tế.

- Sự im lặng có thể thấy rất rõ của ASEAN về các xung đột Biển Đông có thể tiếp tục.

- Mỹ và Nga: Đã đến lúc phải trung thực một cách chiến lược về sự leo thang xung đột Biển Đông.

- Những triển vọng về các liên minh châu Á nổi lên để đáp lại sự rụt rè của Mỹ và Nga trong các xung đột Biển Đông.

Sự leo thang xung đột Biển Đông nhiều khả năng xảy ra hơn xuống thang xung đột

Tính toán chiến lược của Trung Quốc đặt ra yêu cầu có được sự kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, cho cả  chiến lược phòng ngự lẫn tấn công.

Việc kiểm soát hoàn toàn Biển Đông sẽ không chỉ liên quan đến việc củng cố Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa, mà còn mở rộng chiếm các quần đảo do Việt Nam và Philippines nắm giữ.

Chiến lược song song cũng sẽ bao gồm cả việc thành lập một ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông và các quy định giới hạn trên biển khác sẽ được thực thi bằng sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Leo thang xung đột ở Biển Đông của Trung Quốc sẽ là một kịch bản có khả cao hơn là kịch bản về sự giảm xung đột hay rủi ro trong tương lai gần.

Trong chính sách “bên miệng hố chiến tranh” mà Trung Quốc áp dụng trong các xung đột Biển Đông, ngay cả một tính toán sai lầm nhỏ của Trung Quốc dẫn tới xung đột vũ trang với Philippines hay Việt Nam cũng có thể dẫn đến can thiệp quân sự của Mỹ đẩy xa hơn nữa sự leo thang xung đột.

Đáng chú ý, xung đột chính ở Biển Đông sẽ vẫn giới hạn giữa Trung Quốc và Việt Nam. “Việt Nam là bức tường thành duy nhất chống lại Trung Quốc ở Biển Đông” và Trung Quốc có thể tập trung tất cả sức mạnh quân sự của mình để thuần hóa Việt Nam nếu nước này muốn có ưu thế trên biển hoàn toàn ở Biển Đông.

Sự tập trung chiến lược mới của Trung Quốc vào kiểm soát hoàn toàn Biển Đông

Việc Trung Quốc chiếm đoạt đảo bằng vũ lực đối với Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa từ Việt Nam là những bước đi đầu tiên trong mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là giành được sự kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Trung Quốc, đã củng cố sự hiện diện quân sự của mình trên các quần đảo đó dưới hình thức các đường băng, các máy bay phản lực hải quân, các cơ sở do thám quân sự và các kho hậu cần, giờ đây cảm thấy có động cơ để đạt được quyền làm chủ hoàn toàn trên Biển Đông.

Điều này đang được tác chiến hóa theo hình thức hải quân sẵn sàng chiến đấu và các cuộc tuần tra của lực lượng không quân trên Biển Đông và các cuộc tập trận lớn có cả tàu sân bay đầu tiên của nước này.

Do đó Trung Quốc giờ đây đã diễn đạt rõ ràng tuyên bố của mình rằng Biển Đông là “Lợi ích cốt lõi” của nước này và nước này sẵn sàng tham chiến để bảo vệ “Lợi ích cốt lõi”.

Trung Quốc không có chiều hướng tuân theo bất kỳ sự hòa giải hay phân xử nào của các tòa án/tổ chức quốc tế

Đã có nhiều quan điểm viết về chủ đề này bởi các nhà phân tích chiến lược Biển Đông và được tranh luận trên các hội nghị chuyên đề quốc tế về những thái độ thách thức của Trung Quốc trong việc tuân theo bất kỳ tiến trình nào như vậy.

Ngay cả trong những trường hợp mà các Tòa án Quốc tế tuyên một bản án/quyết định chống lại Trung Quốc, liên quan đến bất kỳ bên tranh chấp nào, những quyết định như vậy không thể được thực thi và sự xuất hiện của chiều hướng như vậy  sẽ không khả thi cho các bên tranh chấp.

Sự im lặng có thể thấy rất rõ của ASEAN về các xung đột Biển Đông có thể tiếp tục

Về mặt nhận thức, xét theo những tuyên bố và những thông cáo tẻ nhạt bắt nguồn từ các Hội nghị cấp cao ASEAN gần đây, đã lộ rõ thái độ lưỡng lự trong việc phê phán đến hành động leo thang xung đột của Trung Quốc ở Biển Đông chống lại các nước thành viên ASEAN. Một viễn cảnh ảm đạm hơn sẽ là ASEAN sẽ không bao giờ có một lập trường thống nhất và kiên quyết chống lại Trung Quốc về vấn đề này.
Sự im lặng của ASEAN rõ ràng đã tác động và ngăn cản những nhận thức về việc leo thang xung đột Biển Đông, trên các diễn đàn thế giới như một điểm bùng phát ở Đông Nam Á, điều tiếp đó có thể mở đường cho một kiểu can thiệp quốc tế nào đó.

Mỹ và Nga: Đã đến lúc phải trung thực một cách chiến lược về sự leo thang xung đột Biển Đông

Sự leo thang xung đột Biển Đông trở thành một điểm bùng nổ ở châu Á-Thái Bình Dương cho tới nay là một thực tế đã tồn tại từ lâu với những ảnh hưởng cả cho khu vực và quốc tế. Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc biến thành xung đột vũ trang là một khả năng đang lơ lửng.

Sự kiểm tra những thực tế chiến lược của việc leo thang xung đột Biển Đông của Trung Quốc sẽ cho thấy rằng Mỹ về chủ yếu và cả Nga, trong tình huống có thể xảy ra đó, không thể làm những người quan sát thụ động. Cả Mỹ lẫn Nga đã liên tiếp tuyên bố những sự xoay trục chiến lược tương ứng của họ sang châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng cả Mỹ lẫn Nga nhận thức được những lợi ích chiến lược đáng kể trong an ninh và sự ổn định của khu vực Biển Đông dễ xảy ra xung đột.

Mỹ và Nga do đó đều cần bước ra khỏi những lời lẽ khoa trương của họ về các xung đột Biển Đông. Mỹ và Nga phải lưu ý rằng, đã đến lúc cả hai cần phải trung thực khẳng định một cách mạnh mẽ những “Giới hạn đỏ” mà Trung Quốc không được vượt qua trong sự leo thang xung đột Biển Đông. Xa hơn nữa, cả Mỹ lẫn Nga từng nước nên tác động mạnh buộc Trung Quốc tuân theo những tiến trình giải quyết xung đột về các xung đột Biển Đông.

Những triển vọng về các liên minh châu Á nổi lên để đáp lại sự rụt rè của Mỹ và Nga về Biển Đông

Những viễn cảnh các liên minh châu Á nổi lên để đáp lại sự rụt rè của Mỹ và Nga về các xung đột Biển Đông không thể bị loại trừ xét theo triển vọng. Những liên minh như vậy có thể kết hợp thành một khối xung quanh các nước châu Á lớn như Nhật Bản và Ấn Độ.

Nhật Bản và Ấn Độ với tư cách là các nước châu Á lớn có những lợi ích đáng kể trong an ninh và sự ổn định của khu vực Biển Đông. Cả Nhật Bản và Ấn Độ đều có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và trong nhận thức về đe dọa của họ, mối đe dọa Trung Quốc được nhắc đến đáng kể.

Việt Nam với tư cách là nước then chốt ở Biển Đông đang chiến đấu mạnh mẽ với sự leo thang xung đột của Trung Quốc ở Biển Đông. Đặc biệt, Việt Nam có Quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và mối quan hệ an ninh của nước này với Nhật Bản đang phát triển.

Nhật Bản và Ấn Độ có một Quan hệ đối tác chiến lược mạnh mẽ ngày càng tiến triển, điều khiến Trung Quốc khó chịu. Điều này về triển vọng có thể là cốt lõi mà xung quanh nó Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc và có khả năng cả Australia có thể kết hợp thành một khối để đánh bại chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Kết luận

Biển Đông hiện nay biến đổi thành một thùng thuốc nổ dễ cháy do những động thái liên tiếp của Trung Quốc sáp nhập bằng vũ lực Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa từ Việt Nam, được tiếp theo bởi những sự củng cố của họ và hiện đang tác chiến hóa Đường 9 đoạn về phương diện chi phối trên biển đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông bằng Hải quân đang mở rộng nhanh của mình.

Những động thái gây hấn và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc chống lại Việt Nam và Philippines đã tạo ra chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ và bùng cháy với căng thẳng lên cao, điều này bổ sung thêm nữa vào sự bùng nổ của những thế đối đầu giữa các đối thủ hiện tại.

Việc Trung Quốc lợi dụng những sự bất cân xứng về quân sự của mình trong việc tiếp tục một cách hung hăng tranh chấp lãnh thổ của mình với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines có thể khiến những nước này không có sự lựa chọn nào ngoài việc bắt tay vào cái có thể gọi là những cuộc chạy đua vũ trang sốt sắng để tăng cường tiềm năng chiến đấu của họ chống lại những sức mạnh trên biển hiện ra rõ rệt của Trung Quốc như một hình thức răn đe tối thiểu.

Mỹ và Nga do đó có thể không có khả năng tiếp tục duy trì thái độ rụt rè mang tính chiến lược và quân sự của họ về các xung đột Biển Đông lâu nữa, vì sự ngoan cố của Trung Quốc trong việc không nhượng bộ với bất kỳ sáng kiến xử lý xung đột, giải quyết xung đột hay giảm rủi ro nào, có thể châm ngòi nổ ở Biển Đông./.

Bài viết của tác giả Dr Subhash Kapila đăng trên trang mạng South Asia Analysis Group

Duy Anh (gt)