Nhà phân tích địa chính trị hàng đầu Robert Kaplan gần đây đã cho rằng, "Những đặc điểm tự nhiên của Đông Á cho thấy đây sẽ là một thế kỷ của hải quân." Xét về tầm quan trọng của các vùng biển trong khu vực - được thể hiện rõ trong mọi khía cạnh từ nguồn tài nguyên năng lượng phong phú, những tuyến giao thương trọng yếu trên biển cho tới các tranh chấp lãnh thổ hết sức gay gắt ở Biển Đông và Biển Hoa Đông - đa số chúng ta sẽ đồng ý với quan điểm trên.

Mặc dù vậy, tại một diễn đàn diễn ra tháng trước Tokyo, ông Ken Sato, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế (Institute for International Policy Studies - IIPS) nhận định rằng, Đông Á vẫn chưa có một cơ quan thường trực hoặc tổ chức khu vực để giải quyết các vấn đề an ninh biển. Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn về Cấu trúc An ninh Biển Mới ở Đông Á do IIPS tổ chức ngày 30 tháng 1, ông Sato đã đề xuất thành lập một cơ quan mới dự kiến ​​lấy tên Tổ chức An ninh và Hợp tác Biển Châu Á (Asia Maritime Organization for Security and Cooperation - AMOSC).

Theo quan điểm của ông Sato và những người khác, mục tiêu trọng tâm của AMOSC ngăn chặn và quản lý tranh chấp biển hiện nay giữa các quốc gia bằng cách nâng cao nhận thức biển của khu vực, tăng cường xây dựng năng lực và đề ra các biện pháp xây dựng lòng tin. Trong bài phát biểu của mình, ông Sato cho rằng đây là một đề nghị rất kịp thời dựa trên các cuộc họp gần đây giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Mỹ, cùng thực tế rằng năm 2015 đánh dấu năm hợp tác biển giữa ASEAN-Trung Quốc.

Trong khi nỗ lực nhằm giảm bớt tranh chấp biển đáng khen ngợi, những người đã quen với các cuộc tranh luận trước đây về việc xây dựng thể chế khu vực sẽ ngay lập tức nhận ra các đề xuất mới như vậy thường đặt ra một số vấn đề không mới và khá bất tiện về mặt thủ tục, phong cách và tính thực chất.

Vấn đề đầu tiên đặt ra là tổ chức mới liệu có thực sự giúp quản lý các tranh chấp lãnh thổ hết sức gay gắt hiện nay hay không. Việc Trung Quốc trì hoãn xây dựng một quy tắc ứng xử (CoC) ở Biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á - bao gồm việc nước này gần đây cố gắng ngăn chặn đưa vấn đề ra thảo luận các diễn đàn đa phương - cho thấy yếu tố thực sự ngăn cản việc giải quyết tranh chấp là do thiếu thiện chí chính trị, chứ không phải thiếu vắng các thể chế. Nếu tính đến các chiến thuật khôn ngoan mà Trung Quốc đang sử dụng để trì hoãn quá trình giải quyết vấn đề các thể chế hiện , liệu một thể chế mới có thể giúp cải thiện vấn đề hay không là điều còn chưa rõ ràng.

Ngay cả khi vượt qua được suy nghĩ bi quan này, nhu cầu về một tổ chức mới ít nhất cũng đề xuất gây nhiều tranh cãi bởi hiện tại có khá nhiều tổ chức khu vực ở Châu Á-Thái Bình Dương. Bắng cách này hay cách khác, các tổ chức như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) hiện đang xử lý vấn đề an ninh biển. Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng mới thành lập gần đây, trong đó bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á cùng với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ, tập trung sâu hơn vào các vấn đề trên biển. Trên thực tế, những nhà ngoại giao Châu Á đang chịu trách nhiệm xử lý những thể chế tăng trưởng ngày một nhanh này đã nhấn mạnh đến việc hài hoà các tổ chức trên để tránh sự trùng lặp không cần thiết.

Ý kiến phản biện quan điểm trên có thể cho rằng một tổ chức hoàn toàn mới là cần thiết bởi cái gọi là cấu trúc do ASEAN dẫn đầu, với việc đề cao sự đồng thuận, không gò ép và 'tính trung tâm' của ASEAN xưa nay vẫn được ca ngợikhá cồng kềnh, chậm chạp và không hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp, như đã minh chứng trong việc Trung Quốc trì hoãn ký kết CoC. Ngay cả khi lập luận này có điểm đúng, khó tưởng tượng làm sao để các thành viên ASEAN không xem đây sự coi thường hay mối đe dọa bởi lo ngại của khối trước những toan tính của các cường quốc và vai trò của ASEAN trong việc dẫn dắt chủ nghĩa khu vực non trẻ ở Châu Á với những thành công tiệm tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ hội nhập kinh tế đến diễn tập quân sự thông qua cơ chế ADMM+. Điều này không chỉ đơn thuần mối lo sống còn. Các nước Đông Nam Á tham dự diễn đàn cũng nhắc đến các tổ chức hiện có và nhu cầu duy trì tính trung tâm của ASEAN.

Cuối cùng, cũng giống các đề xuất trước đây như AMOSC, nói thì dễ nhưng việc thực hiện lại vô cùng khó. Ví dụ, việc AMOSC tập trung vào các vấn đề cụ thể là giải quyết hoặc quản lý các tranh chấp biển có thể khiến một số quốc gia - bao gồm các bên yêu sách tiềm tàng ở Biển Đông Malaysia và Brunei - phần nào không thoải mái bởi những nước này có xu hướng muốn giải quyết vấn đề như là một phần trong một cuộc đối thoại tổng thể, chứ không phải tách riêng vấn đề nhằm giảm bớt việc nảy sinh các đối đầu. Nếu thành viên của AMOSC có vẻ đáng ngờ hoặc chương trình nghị sự không theo ý muốn của Trung Quốc, nước này có thể tẩy chay và coi đây là một nỗ lực trá hình nhằm kiềm chế Trung Quốc, khiến tổ chức này trở nên không phù hợp. AMOSC có thể được đón nhận nhiều hơn nếu không dựa trên mô hình của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (Organization for Security and Cooperation in Europe - OSCE), bởi điều đó chỉ tăng thêm lo ngại của một số nước rằng các cường quốc đang áp đặt mô hình bên ngoài vào một khu vực có bản sắc riêng.

Vì AMOSC mới chỉ là một đề xuất, người ta có thể cân nhắc những lo ngại nói trên tìm cách để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Ví dụ, một đại biểu Đông Nam Á tham dự diễn đàn cho rằng AMOSC có thể bắt đầu như một nhóm không chính thức và theo thời gian dần chuyển thành một cơ quan chính thức giống như cách mà Hội nghị Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương cuối cùng đã mở đường cho việc hình thành tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương chính thức vào năm 1989. Cũng có thể hội nhập một số cơ chế bên trong khuôn khổ hiện hành của ASEAN, mặc dù theo tình hình hiện nay lẽ phải cần thêm sự sáng tạo mới làm được điều này.

Nói thẳng ra, thách thức ở đây đó là thời gian sẽ không chờ đợi bất kỳ ai. Trong khi chúng ta tranh luận về giá trị của các tổ chức mới, Trung Quốc, như tôi đã từng đề cập trước đây, đang tích cực thay đổi nguyên trạng theo hướng có lợi cho mình, với các dự án cải tạo đất trên quy mô lớn biểu hiện gần đây nhất cho một khuynh hướng lớn hơn. Các chi tiết về đề xuất trên có lẽ sẽ được nêu ra trong một báo cáo sẽ được công bố vào cuối tháng Ba. Hiện tại, người ta phải chờ xem liệu AMOSC sẽ thành công hay thất bại. Nhưng ít nhiều nó sgây xáo động ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vốn đã nhiều sóng gió.

Tác giả Prashanth Parameswaran biên tập viên của tờ The Diplomat. Ông hiện là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts. Bài viết được đăng lần đầu tiên trên “The Diplomat.

Người dịch: Anh Thư

Hiệu đính: Kim Minh