27/05/2011
Tờ “Financial times” (Anh) ngày 25/ 5 có bài bình luận “China’s masterclass in schmoozing Pakistan” về việc Trung Quốc đã áp dụng nhiều chiến thuật tài tình để lôi kéo Pakixtan, đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á, về phía mình.
Trong chuyến thăm vừa qua đến Bắc Kinh, khi ra về, Thủ tướng Pakixtan Yusuf Raza Gilani đã không tiếc lời khen ngợi Trung Quốc. Pakixtan gọi Trung Quốc là “người bạn trong mọi hoàn cảnh”, với ngụ ý Mỹ chỉ là bạn khi mọi việc đang diễn ra tốt đẹp. Nhiều người Pakixtan hẳn không bao giờ quên việc Mỹ đã bỏ rơi họ sau khi Liên Xô rút quân khỏi Ápganixtan năm 1989. Trung Quốc thì ngược lại, vẫn tiếp tục là nguồn cung cấp vũ khí cho Pakixtan, thậm chí cả khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận nước này trong những năm 1990 để phạt Ixlamabát về chương trình hạt nhân.
Chỉ đến sau sự kiện 11/9/2001, Oasinhtơn mới lại tìm kiếm sự hợp tác của Ixlamabát. Lần này, Mỹ bảo đảm sẽ hợp tác lâu dài với Pakixtan. Nhưng Ixlamabát vẫn tin rằng sớm hay muộn, Oasinhtơn cũng sẽ mệt mỏi vì cuộc chiến ở Ápganixtan. Khi Mỹ rút quân, Pakixtan lại một lần nữa đơn độc với người láng giềng đầy bạo lực và bất ổn.
Những nỗi lo sợ này có thể đang trở thành hiện thực. Mỹ đang chuẩn bị rút quân khỏi Ápganixtan vào tháng 7 tới và tuyên bố Mỹ muốn trao lại trách nhiệm bảo đảm an ninh cho Cabun vào năm 2014. Tệ hơn nữa, sau vụ tiêu diệt Osama bin Laden, một cuộc tranh luận đã diễn ra ở Oasinhtơn về việc có nên cắt viện trợ cho Ixlamabát hay không. Việc phát hiện ra bin Laden ở Pakixtan đã làm dấy lên nghi ngờ Cơ quan tình báo liên ngành Pakixtan (ISI) đang chơi trò “hai mặt” - dùng tiền của Mỹ để đánh các chiến binh Hồi giáo trong khi vẫn giúp đỡ những lực lượng khác.
Tương phản với hành động "chỉ tay ra lệnh" của Oasinhtơn là thái độ mềm mỏng của Bắc Kinh. Một bài xã luận trên "Thời báo Hoàn cầu" (Trung Quốc) đã khen ngợi Pakixtan dũng cảm chống lại khủng bố. Từ năm 2001 đến nay, khoảng 35.000 người Pakixtan đã thiệt mạng do các cuộc tấn công ở trong nước. "Thời báo Hoàn cầu" viết: "Những chỉ trích trên báo chí Mỹ cho thấy Mỹ không coi Pakixtan là một đồng minh thực thụ. Lẽ ra Pakixtan phải được kính trọng”. Trung Quốc, ngược lại, “đã nêu một tấm gương cho phương Tây về việc đối xử với Pakixtan như một đối tác hợp tác". Dĩ nhiên, Ixlamabát đánh giá cao những lời khen đó. Ở Bắc Kinh, Thủ tướng Gilani đề nghị Trung Quốc tiếp quản cảng Gwadar và cải tạo làm căn cứ hải quân cho Trung Quốc sử dụng. Điều này càng làm tăng nỗi lo sợ của Ấn Độ rằng Trung Quốc chủ trương bao vây nước này bằng các cảng từ Băngla Đét tới Xri Lanca. Kim ngạch thương mại Pakixtan-Trung Quốc đạt 8,7 tỷ USD, trong khi kim ngạch thương mại Pakixtan-Mỹ chỉ là 5,4 tỷ USD. Hiện giờ, Pakixtan ngầm ngụ ý rằng Trung Quốc vừa là đối tác kinh tế của họ, vừa có thể là một đối tác an ninh đáng tin cậy hơn.
Pakixtan có thể thân mật với Trung Quốc để dọa Mỹ, đòi nước này phải tiếp tục viện trợ. Dù thế nào thì Oasinhtơn cũng gặp khó khăn khi phải lựa chọn. Isobel Coleman, chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ ở Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, giải thích rõ những mối nguy hiểm nếu Mỹ bỏ Pakixtan. Khi Mỹ làm như vậy hồi những năm 1990, Pakixtan đã theo đuổi quan hệ với Taliban ở Ápganixtan và cho phép chuyển giao công nghệ hạt nhân.
Theo James Brazier, nhà phân tích về châu Á ở IHS Global Insight, vì tất cả những lý do trên, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Pakixtan sẽ tăng lên trong khi ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm đi. Brazier dự báo: “Trong 10 năm nữa, sự hiện diện của Trung Quốc ở Pakixtan sẽ lớn hơn của Mỹ rất nhiều”. Nếu Brazier đúng, Pakixtan có thể trở thành nước có tầm quan trọng chiến lược đầu tiên bỏ Mỹ để quay sang Trung Quốc. Nhưng cũng nực cười vì đây lại không phải là điều Bắc Kinh mong muốn do họ không muốn bị sa đà quá sâu vào các vấn đề quốc tế.
Theo Financial times
Mỹ Anh (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...