Tham luận trình bày của GS. Carlyle Thayer – Đại học New South Wales, Úc về Vai trò của các lực lượng trên biển ở Biển Đông.

Tôi xin cảm ơn CSIS đã mời tôi tham dự hội thảo này lần thứ 4. Bài trình bày của tôi sẽ tập trung chủ yếu vào ba lực lượng trên biển của Việt Nam: hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng kiểm ngư, và sau đó liên hệ đến vụ giàn khoan.

Việt Nam có lịch sử hải quân hào hùng. Từ thế kỷ 17 trở đi, triều đình đã cử đội tàu Hoàng Sa ra biển. Mỗi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều có đội tàu riêng, mỗi đội tàu gồm khoảng 5 đến 8 tàu chuẩn bị thực phẩm dự trữ đủ trong vòng 5 tuần triển khai quân và cứu vớt những tàu bị đắm. Trên màn hình là một nghi lễ mà tôi đã tham dự tại đảo Lý Sơn hai năm trước, và cũng vừa quay trở lại nơi này vào năm nay. Đây là hòn đảo gần giàn khoan nhất, tại đây họ vẫn giữ được truyền thống tưởng nhớ những người đã hi sinh và những người đã bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Lực lượng đầu tiên mà tôi muốn nói đến thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng. Đó là Hải quân nhân dân Việt Nam và lực lượng này đã trải qua nhiều giai đoạn hiện đại hóa với sự giúp sức của Liên Xô. Một cách ngắn gọn, quá trình này bắt đầu từ Hiệp định Hữu nghị 1978 cho đến khi cải cách kinh tế. Nhưng đến năm 1990, hãy nhìn vào sự thay đổi và sắp đặt trận chiến trên màn hình (hình 1). Thực ra chỉ có lực lượng bộ binh cơ bản gồm tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ lớp Tarantul-và tên lửa. Tổng số lượng các tàu về cơ bản giống với báo cáo Cán cân Quân sự của IISS – lực lượng hải quân có khoảng 42.000-40.000, bao gồm 27 bộ binh hải quân trong suốt khoảng thời gian đó. Nhưng việc sở hữu tàu ngầm Kilo mới là sự nâng cấp quan trọng nhất mà tôi muốn chỉ ra.

Hình 1

Quá trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam phần nào bị hạn chế do ngân sách hạn hẹp, và ngân sách này chỉ chiếm khoảng 3% GDP. Ngân sách quốc phòng tăng lên mức khoảng 3,8 tỷ trong những năm gần đây, và điều đó cho thấy nguồn lực hạn chế mà tôi sẽ trình bày sau đây.

Hình 2


Quá trình hiện đại hóa lực lượng được tiến hành từng bước một: từ một bản sao của tàu tên lửa BPS được thiết kế lại với công nghệ tiên tiến hơn do Việt Nam hợp tác cùng sản xuất ngay tại Việt Nam; tàu tấn công nhanh, tàu khu trục tên lửa tàng hình Gepard 2, rất hiện đại nhưng số lượng ít; tàu hộ tống Molniya. Theo biên chế của Hải quân, những tàu này phụ trách về pháo binh ven biển, có hệ thống pháo đài rất hiệu quả, có thể bắn nhiều tên lửa một lúc và bắn ở tầm xa khá tốt. Các tàu này có thể kiểm soát khu vực đến khoảng 294 dặm về phía nam của vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam đang chuẩn bị nhận 2-4 tàu hộ tống Sigma từ công ty Dahman, Hà Lan. Việt Nam đã nhận được hai tàu Kilo và sẽ nhận thêm 4 tàu nữa vào năm 2017.

Lực lượng Hải quân trực thuộc Bộ Quốc phòng—sở hữu một ngành công nghiệp quốc phòng—có thể đóng tàu pháp tải trọng 400 tấn. Họ đang nâng cấp các loại tàu khu trục nhỏ cũ từ thời 1990, đồng thời sản xuất các tàu hộ tống, đóng mới tàu tuần tra và các loại tên lửa khác cho Hải quân. Trong tương lai, Việt Nam  sẽ sở hữu thêm 2 tàu chiến hạm Gepard với khả năng chống tàu ngầm, 2 đến 4 tàu lớp Sigma nữa như tôi đã nói, và các tàu ngầm lớp Kilo nữa.

Khi nhìn vào Lực lượng bảo vệ bờ biển, số lượng tàu họ có nằm trong khoảng 50 đến 60, nhưng chắc chỉ có 38 tàu là hoạt động. Họ chỉ có 3 chiếc máy bay, mà chiếc lớn nhất là 2000 tấn, nên khi Việt Nam đối đầu với Trung Quốc, lực lượng của Trung Quốc lớn hơn của Việt Nam tới 2-4 lần, hiện đại, kinh nghiệm, và tinh xảo hơn rất nhiều. Lực lượng bảo vệ bờ biển là lực lượng chấp pháp. Con tàu mới nhất của họ vừa mới được hạ thủy năm nay, với trọng lượng nước rẽ là 2200 tấn. Điều này có thể cho quý vị thấy được dự định của họ là gì, họ có khả năng sản xuất tàu với trọng lượng như thế nào. Dù nhiệm vụ của Lực lượng bảo vệ bờ biển là chấp pháp, nhưng chủ yếu là phối hợp với Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi cần thiết. Và do cả hai lực lượng này đều trực thuộc Bộ Quốc phòng, sự phối hợp đó là đương nhiên.

Tất cả những nỗ lực hiện đại hóa mà tôi đã đề cập từ những năm 1980 cho đến nay bao gồm từ vùng sông, miền ven biển, vùng Đặc quyền Kinh tế, tới thềm lục địa, các điểm đóng quân ở quần đảo Trường Sa và các dàn khoan ngoài khơi của Việt Nam.

Lực lượng non trẻ nhất của Việt Nam hiện nay trong các đơn vị trên biển là Lực lượng Kiểm ngư. Một lần nữa, con tàu mới nhất của họ vừa được hạ thủy tháng 6 năm nay, là loại nặng tầm 2000 tấn, còn những con tàu khác thì nhỏ hơn rất nhiều. Nếu chúng ta nhìn vào cuộc khủng hoảng giàn khoan tháng 5 năm nay, tôi nghĩ điều quan trọng nhất chúng ta cần nhận ra là Việt Nam đã chọn phương pháp ngoại giao, hòa giải, và không tung lực lượng hải quân ra nơi xảy ra căng thẳng. Không một tàu chiến nào của Lực lượng bảo vệ bờ biển giương súng, khác hoàn toàn với Trung Quốc, khi họ đã có hành vi đe dọa bằng cách giương súng và chĩa vào Việt Nam.

Khủng hoảng giàn khoan này đã dẫn tới một chuỗi các vụ đâm tàu. Trung Quốc nói phía Việt Nam đã gây ra 1500 vụ đâm tàu. Họ nói số tàu của Việt Nam là 69—số liệu này là phóng đại—tức là mỗi tàu phải gây ra 21.7 vụ va chạm. Tôi cùng với Jerome Cohen đã đi tham quan xưởng sửa chữa, nhưng chúng tôi không hề thấy có một tàu Việt Nam nào cần phải sửa chữa cả, nên tôi nghĩ số liệu của Trung Quốc hoàn toàn đáng nghi ngờ. Nhưng trong các lần đụng độ giữa hai phía, một tàu kiểm ngư của Việt Nam bị chìm và lật, với 10 thuyền viên trên tàu. Họ đã bị kẹt trong khoang tàu một lúc khi tàu bị lật, và việc này đã khiến tàu kiểm ngư bị đập vỡ và hư hại. Đã có hơn 30 chiếc tàu ngoài khơi của Việt Nam trực thuộc hai lực lượng bán quân sự này bị va chạm nặng nề.

Trong quá trình hiện đại hóa của Việt Nam, Mỹ hỗ trợ các chương trình huấn luyện từ năm 2009, Nhật cũng đang cân nhắc việc hỗ trợ thông qua các khoản cho vay để lực lượng phòng vệ bờ biển của Việt Nam có thể sở hữu các tàu hiện đại hơn, và dự kiến Việt Nam sẽ nhận được các tàu này vào đầu năm sau. Quốc hội Việt Nam đã quyết định phân bổ 756 triệu đô la Mỹ cho lực lượng bảo vệ bờ biển và Kiểm Ngư, và thêm 473 triệu các khoản cho vay mềm trong việc đóng các tàu đánh cá mới bằng kim loại chịu lực, để đối đầu với các tàu Trung Quốc, vốn dĩ đã sở hữu các năng lực này.

Tôi xin kết thúc bài trình bày của mình ở đây.

GS. Carlyle Thayer – Đại học New South Wales, Úc..Bài phát biểu được trình bày tại Hội thảo “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách của Mỹ” được tổ chức bởi CSIS vào ngày 10 và 11 tháng 7 năm 2014 tại Washington D.C, Mỹ. 

Người dịch: Thùy Anh

Hiệu đính: Minh Ngọc