Phần trình bày của Cristian Le Miere, Viện Nghiên cứu Chiến lược , Anh về Vai trò của các lực lượng trên biển ở Biển Đông

Xin được cảm ơn CSIC đã tổ chức buổi hội thảo quy tụ đông đủ nhiểu học giả và rất thú vị hôm nay. Tôi sẽ trình bày tóm lược về khả năng hải quân của Philippines (PLP), tóm lược bởi PLP cũng không có nhiều lực lượng hải quân cho lắm. Điều này khá là logic vì PLP chủ yếu tập trung vào các vấn đề an ninh trong nước suốt nhiều thập kỉ qua. Những làn sóng bạo lực xảy ra trong quân đội, những thách thức bên trong, cũng như rất nhiều bất ổn đã khiến cho PLP có sự tập trung dài hạn không chỉ vào các vấn đề đất liền mà đặc biệt còn ở các vấn đề an ninh trong nước. Trong khi đó, hiệp ước phòng thủ với Mỹ cũng khiến PLP coi các xung đột bên ngoài ít được ưu tiên hơn. Nhưng thực tế này đã thay đổi vào những năm gần đây khi PLP đột ngột lo ngại đến các vấn đề trên biển. Lực lượng quân sự bên ngoài và đặc biệt hải quân đã được đầu tư nhưng vẫn rất yếu để duy trì an ninh trên biển của PLP. Và điều này tiếp tục được phản ánh qua ngân sách đầu tư trong quân đội PLP. Năm 2014, ngân sách dành cho quân đội chiếm gần 64% chi phí dành cho lực lượng vũ trang, trong khi đó, ngân sách dành cho hải quân chỉ chiếm khoảng 17%.

Nhìn chung chính phủ không có sự ưu tiên đối với ngân sách quốc phòng bên ngoài trong nhiều năm qua. Chi phí quốc phòng trong những năm gần đây chỉ chiếm gần 1% GDP cũng giống như Nhật, nhưng Nhật có sự hạn chế trong các chi phí quân sự. Các chi phí quân sự của PLP chỉ dao động trong khoảng 1% trong nhiều thập kỉ, duy chỉ có tăng khoảng 1,5% năm 2002 khi nổ ra các cuộc nổi dậy của giới Hồi giáo, nhưng sau đó chỉ giữ ở mức từ 0.9 đến 1%. Và tôi nghĩ đây là điều đáng chú ý khi ta so sánh ngân sách của PLP với Việt Nam như Carl Thayer vừa trình bày ở phần trước. Mặc dù PLP có nền kinh tế lớn hơn Việt Nam, nhưng ngân sách quốc phòng của nước này chỉ bằng 2/3 ngân sách của Việt Nam. Cũng vì sự chi tiêu hạn chế vào quốc phòng, và sự thiếu tập trung và lực lượng hải quân mà hải quân PLP (ngoại trừ Brunei) rõ ràng là lực lượng hải quân yếu nhất trong các bên yêu sách thuộc Đông Nam Á.  PLP có tiềm lực tên lửa và nhìn chung có rất ít năng lực về hải quân. 

Có thể lập luận rằng, năng lực quân đội của PLP là một trong những lí do giải thích vì sao nước này đang chọn bên thứ ba làm trọng tài độc lập để đối phó với Trung Quốc. Thiếu sót về sức mạnh và khả năng để thúc đẩy các yêu sách một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là tính toán của PLP là không hợp lí và lực lượng quân đội của PLP không có kế hoạch thể hiện vai trò của họ trong các tuyên bố trên Biển Đông.  PLP hiện đang nắm quyền kiểm soát 10 thực thể tại Biển Đông và quần đảo Trường Sa từ 1999, lực lượng quân đội của họ cũng thường xuyên hiện diện trên các đảo đó, các tàu thuyền  neo đậu ngày một trở nên cần thiết trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc trong năm qua, điều này thể hiện mong muốn của PLP trong việc sử dụng các phương tiện mới khi có thể nhưng cũng bộc lộ hạn chế của PLP vì những tranh chấp cuối cũng thường kết thúc bằng các tuyên bố hòa dịu từ phía PLP. Điều chúng ta có thể nhận thấy ở PLP và những quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á trong những năm gần đây đó là ngân sách quân đội, chi phí quốc phòng không được đầu tư đầy đủ, chính điều này đã làm nảy sinh quyết tâm tăng cường các chi phí quân sự nhằm phản ứng với việc quân đội Trung Quốc ngày một chiếm ưu thế tại khu vực và khẳng định yêu sách của họ ngày một quyết tâm hơn. Chính vì thế, năm 2013, ngân sách của PLP đã tăng 25% và nhiều khả năng ngân sách quân đội sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới đây. Tuy nhiên, có một lỗ hổng lớn trong quân đội PLP vẫn cần phải được đầu tư lâu dài, theo các báo cáo quốc phòng gần đây có 4 lĩnh vực cần được nâng cấp và một viên tướng PLP đã đưa ra các mục tiêu cần được nhắm tới trước 2017. Manila hy vọng sẽ kiểm soát được các căn cứ không quân và năng lực chấp pháp biển bao gồm tuần tra và giám sát bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí. Đây thực sự là tham vọng đáng giá để thử nhưng cũng cần lưu ý gần đây đã có một số tuyên bố cho rằng PLP không thể kiểm soát hiệu quả các căn cứ trên biển và trên thuộc trong các vùng biển của họ.

Lực lượng hải quân PLP gần đây cũng bước vào giai đoạn đầu cải thiện một số lỗ hổng trong năng lực quân sự của mình và các hợp đồng đã được ưu ái cho các doanh nghiệp Indonesia, ví dụ như cũng cấp các tàu biển chiến lược. PLP cũng đang có nhu cầu mua máy bay trực thăng, và thậm chí là tàu ngầm để tăng cường khả năng dưới biển của mình. Tuy nhiên, ngân khố ở đâu để duy trì quá trình nâng cao năng lực của PLP lại là một câu hỏi khác. Dù sao thì, để được nhìn nhận, PLP cần phải có các phương tiện như: máy bay trực thăng, tàu ngầm hay các tàu tấn công đa mục tiêu … nhưng với danh sách mua sắm nhiều như vậy, ngân sách hạn chế về quốc phòng có thể sẽ ko thể đáp ứng được mong muốn đó.

Từ nhận định trên, tôi cho rằng công bằng mà nói PLP vẫn duy trì là đối thủ cạnh tranh yếu thế hơn ở Biển Đông từ quan điểm về lực lượng hải quân. Vì thế, PLP sẽ tiếp tục chấp nhận sự hỗ trợ của Mỹ nhưng về mặt tài chính thông qua hệ thống quân đội nước ngoài và thông qua sự hiện diện của Mỹ. Đây cũng chính là lí do tại sao chúng ta được chứng kiến sự tái cam kết quan hệ đồng mình quân sự giữa PLP và Mỹ những năm gần đây, đặc biệt là việc kí kết tuyên bố quân sự 2011 và đầu năm nay với thỏa thuận nâng cao hợp tác quốc phòng kí hồi tháng 4 – theo đó lực lượng Mỹ sẽ có mặt tại các căn cứ quân sự PLP trong những năm tới, tuy không chỉ ra chính xác lực lượng nào sẽ được triển khai ở đâu.

Cái khó cho chiến lược của PLP là ở chỗ, việc Mỹ ngày càng hiện diện càng nhiều của Mỹ ở có thể tạo ra hiệu ứng răn đe, nhưng thực tế Mỹ đang can dự khá hạn chế trực vào việc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, chính vì thế mới có sự việc như ở Scarborough – PLP không thể kêu gọi Mỹ can dự và điều nhóm tác chiến tàu sân bay vào Biển Đông. Vì vậy PLP vẫn cần phải đầu tư vào quân đội trong khi vẫn cố gắng dựa vào Mỹ với các vấn đề an ninh bên ngoài. Bên cạnh đó, PLP cũng cố gắng thiết lập các mối quan hệ với các quốc gia khác đặc biệt là với Nhật – nước đã cam kết tặng tàu hải giám cho PLP, với Úc hay Ấn Độ để quốc tế hóa quan hệ quân sự của họ trong giới hạn nào đó.

Một lần nữa có thể kết luận rằng, việc thiếu khả năng hải quân sẽ vẫn là mối quan ngại của PLP trong tương lai gần và cùng với đó là mối quan tâm liệu quân đội PLP có sẵn sàng và sẵn lòng sử dụng vũ lực hay không. PLP chưa tham gia vào đối đầu quốc tế nào trong lịch sử hiện đại của quốc gia này và vẫn chưa thật rõ ràng PLP sẽ chuẩn bị lực lượng của họ để chiến đấu như thế nào, các nhà lãnh đạo chính trị có sẵn sàng sử dụng lực lượng để chiến đấu hay không. Và vì vậy, ngoài câu hỏi về năng lực, còn một câu hỏi khác về quyết tâm của quân đội PLP. Cũng cần lưu ý rằng lực lượng bảo vệ bờ biển PLP là lực lượng chủ động nhưng thiếu được đầu tư và năng lực vẫn bị hạn chế trong bối cảnh năng lực quân đội TQ được gia tăng nhanh chóng.

Trên đây là tất cả phần trình bày về quân đội PLP nhưng những trình bày này không cho rằng năng lực PLP sẽ được đầu tư nhiều hơn trong thời gian tới. Manila sẽ có thể bị ép hướng tới các chiến lược khác như pháp lý như hiện nay nước này đã làm để khẳng định chủ quyền và làm suy yếu tuyên bố của Trung Quốc

Christian Le Miere, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Anh. Bài phát biểu được trình bày tại Hội thảo “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách của Mỹ” được tổ chức bởi CSIS vào ngày 10 và 11 tháng 7 năm 2014 tại Washington D.C, Mỹ. 

Người dịch: Hà My

Hiệu đính: Minh Ngọc