Theo chuyên gia nghiên cứu hải quân Mỹ Andrew Erickson và Gabe Collins (bài nghiên cứu được dịch và đăng trên báo Trung Quốc ngày 15/03/2012) đã nhấn mạnh, sức mạnh lực lượng hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây đã đạt được sự phát triển nhanh chóng, tuy nhiên tương quan giữa năng lực tác chiến gần bờ và xa bờ của Trung Quốc lại tồn tại khoảng cách khác biệt rất lớn. "Hải quân xa bờ" được thiết kế với mục đích tác chiến xa bờ phải mất rất nhiều năm nữa mới đủ để có thể trở thành mối đe dọa thực sự đối với Mỹ. Ông nhấn mạnh, nếu có thể giải quyết tốt vấn đề này một cách khôn ngoan, sẽ có khả năng góp phần giảm tránh những cuộc đối đầu về quân sự cũng như sự xuất hiện của chủ nghĩa bá quyền; còn nếu ngược lại, ắt sẽ khiến cho cục diện căng thẳng lại ngày một leo thang.

Trong bài viết của mình ông nhấn mạnh, thế kỷ 21, cùng với sự tồn tại đan xen trong quá trình triển khai giữa cạnh tranh và hợp tác về các lĩnh vực xuất phát từ năng lực sức mạnh quốc gia của hai cường quốc Trung - Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ giữa hai nước Mỹ - Trung càng trở nên vô cùng quan trọng trong hệ thống quan hệ quốc tế. Mặc dù giữa hai nước có vô số các lợi ích chung quan trọng, đồng thời ngày càng ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau (đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế), tuy nhiên trong vấn đề an ninh mang tính chất quan trọng giữa hai nước lại tồn tại những khác biệt vô cùng lớn. Mặc dù song phương đã cố gắng nỗ lực cũng như có những sự nhẫn nại kiềm chế hết sức có thể, có khả năng bài trừ được những khoảng cách khác biệt này, thế nhưng giữa hai nước Mỹ - Trung vẫn tồn tại những khả năng về những nguy cơ đe dọa đôi khi có thể phát sinh (tương tự như sự kiện máy bay trinh thám EP-3 xảy ra vào năm 2001), đồng thời không có biện pháp nào có thể hoàn toàn bài trừ khả năng xảy ra xung đột. Nếu muốn tránh những xung đột này, phương pháp tốt nhất chính là tìm hiểu bản chất và cái giá phải trả cho những mầm mống xung đột đó.

Cần thiết phải chỉ ra rằng, năng lực sức mạnh, nền chính trị và lối hành xử của Mỹ đều là những bộ phận chủ đạo đại diện cho các bước đi chiến lược của nước này. Cách lý giải và những lo lắng đối với bộ phận chủ đạo này của chính phủ Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lối hành xử của toàn Trung Quốc, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng ngược lại đến chính quyết sách của Mỹ.

Gần bờ: Từ chiến lược Trung - Mỹ đến động thái quân sự

Xuất phát từ góc độ về những tiềm năng tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực khác của hai nước Trung - Mỹ, trong một tương lai có thể tiên đoán được, đối với các vấn đề liên quan đến khu vực gần bờ (bao gồm Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông) hay các chuẩn mực được đặt ra đối với nhiều vấn đề thì Trung Quốc và Mỹ không thể có khả năng đạt được sự thông cảm tương hỗ cho nhau. Những đối tượng liên quan đến đại bộ phận lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố cũng như những tuyên bố chủ quyền liên quan đến các khu vực xảy ra tranh chấp đều thuộc phạm vi các khu vực lãnh hải gần bờ. Ở nơi đó, chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo bao gồm đảo Đài Loan, đảo Điếu Ngư của biển Hoa Đông hay quần đảo Trường Sa của Biển Đông cũng như các loại đảo và bãi đá khác thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã dẫn chứng quy định từ "Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc" (UNCLOS) năm 1982, tuyên bố khu vực lãnh hải 200 hải lý nằm bao quanh các loại đảo này gọi là các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Trong thời điểm hiện tại, các bên tham gia ký kết ủng hộ công ước này đã lên tới 161 nước, tuy nhiên trong số các nước này lại không bao gồm Mỹ. Chính điều này đã hạn chế đến mức nghiêm trọng tầm ảnh hưởng cũng như năng lực lãnh đạo của Mỹ đối với lĩnh vực mang tính chất quan trọng về các luật biển quốc tế.

Các tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc luôn luôn hoặc là tồn tại những tranh chấp, hoặc là xuất hiện một cách trùng lặp chồng chất lên nhau cùng với những tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng khác. Điều này càng dẫn đến việc tăng thêm những mâu thuẫn của các bên xung quanh các vấn đề liên quan đến sự lý giải và cách giải thích đối với những lối hành xử như thế nào trong việc triển khai phạm vi các vùng đặc quyền kinh tế dưới sự cho phép của pháp luật. Ví dụ, 23 tập đoàn do 23 quốc gia tổ hợp thành trong 192 nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều cùng nằm dưới bàn tay lãnh đạo dẫn dắt của Trung Quốc, các nước thuộc quần thể thiểu số này muốn tiến hành lý giải về "Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc", để từ đó hạn chế các lực lượng quân sự nước ngoài xâm nhập vào Trung Quốc và tuyên bố phạm vi địa phận vùng đặc quyền kinh tế cũng như khu vực biên giới trên không. Nếu như biện pháp đưa ra này được thực thi, thì Trung Quốc sẽ có khả năng ngăn cấm được các lực lượng quân sự nước ngoài tiến hành triển khai các hoạt động quân sự trong các khu vực hải phận chủ yếu của toàn bộ Biển Đông. Từ đó, sẽ tạo ra sự uy hiếp đe dọa đối với một số quá trình tự do vận chuyển hàng hải của các nguồn tài nguyên năng lượng cũng như sự lưu thông các phương tiện tàu thuyền mang tính chất quan trọng nhất trên toàn thế giới. Nếu tiếp nhận quan điểm về quyền sử dụng các vùng đặc quyền kinh tế của bộ phận thiểu số đưa ra này, sẽ có khả năng xuất hiện những tiền lệ mới, khiến cho 38 % toàn bộ vùng biển và đại dương sẽ đều được gọi thành vùng đặc quyền kinh tế, từ đó kéo theo việc xuất hiện những mặt hạn chế kìm hãm tương tự như vậy.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

Andrew Erickson, Chuyên gia nghiên cứu Hải quân Mỹ

Người dịch: Đinh Thị Thu

Bản gốc tiếng Anh “Near Seas ‘Anti-Navy’ Capabilities, not Nascent Blue Water Fleet, Constitute China’s Core Challenge to U.S. and Regional Militaries

Bản dịch tiếng Trung: “中国近海远海战力差距巨大 蓝水尚远