20/08/2010
Báo Daily Caller của Mỹ ngày 9/8 đăng bài "Mỹ và Việt Nam: chứng đau nửa đầu của Trung Quốc" của Ed Ross. Tác giả hiện là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty EWRoss International LLC. Ông là cựu binh trong Chiến tranh Việt Nam, từng làm Quyền Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề tù nhân chiến tranh và quân nhân mất tích (POW/MIA). Sau đây là nội dung bài viết.
Chuyến thăm hôm Chủ nhật (8/8) của các quan chức quân đội và Chính phủ Việt Nam lên hàng không mẫu hạm USS George Washington đi ngang ngoài khơi Việt Nam không phải là câu chuyện lớn ở Mỹ. Từ 20 năm nay, các nhóm quân nhân Mỹ đã thực hiện các hoạt động tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Quan hệ Mỹ - Việt được cải thiện liên tục từ năm 1995 khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Một tàu chiến Mỹ đã thăm Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2003. Tuy nhiên, đó lại là câu chuyện lớn ở Trung Quốc, đặc biệt là trong các báo cáo tin tức được chuyển tải trong giới chóp bu cầm quyền.
Trong một thế giới mà hầu hết các nền văn hóa và dân tộc vẫn giữ hận thù từ những cuộc chiến xảy ra hàng thế kỷ trước, thì người Mỹ lại thường bắt tay với các cựu thù, thậm chí cả những người đã thắng mình. Các cựu binh và tù nhân chiến tranh trong cuộc chiến Việt Nam như Thượng nghị sĩ John McCain, những người mà cuộc đời đã bị thay đổi bởi những kinh nghiệm cay đắng ở Việt Nam, đã bắt tay với đối thủ cũ của họ. Chính phủ Mỹ, một siêu cường với những lợi ích toàn cầu, luôn hướng về phía trước chứ không phải nhìn về quá khứ trong quan hệ đối ngoại.
Trong khi đó, quan hệ Việt - Trung lại đi theo mô thức truyền thống nhiều hơn. Người Việt
Hồ Chí Minh, một cách tự nhiên đã hướng đến Liên Xô và Trung Quốc để có được sự trợ giúp để đánh thắng người Pháp và người Mỹ. Nhưng quan hệ Trung - Việt bắt đầu xấu đi khá lâu trước khi Chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975; và năm 1979 giữa Trung Quốc với Việt Nam đã xảy ra một cuộc chiến tranh ngắn nhưng hao người tốn của với hàng chục nghìn người chết.
Mặc dù thử nghiệm mô hình kinh tế mà Trung Quốc đã sử dụng để trở thành một cường quốc kinh tế thế giới trong khi vẫn theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng Việt
Tuy nhiên, Mỹ và Việt
Thay đổi trong thời gian gần đây là sự hiếu chiến ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Người Trung Quốc đang tự thị. Sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia tăng của họ đã đưa đến lối suy nghĩ của một "vương quốc trung tâm". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có thái độ thách thức trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Họ đã đẩy Chính quyền Obama vào thế khó, và họ ra yêu cầu Mỹ phải chấm dứt hoặc hạn chế rất nhiều các hợp đồng bán vũ khí này. Các quan chức chính quyền lo ngại rằng Trung Quốc sẽ không chỉ đơn giản là lớn tiếng phản đối và tạm thời cắt đứt quan hệ quân sự với Mỹ nếu Mỹ thông báo một đợt bán vũ khí mới.
Trong chuyến thăm hồi tháng Ba của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg tới Trung Quốc với mục đích đưa ra tín hiệu về sự tan băng trong quan hệ Mỹ - Trung sau khi các trao đổi quân sự bị gián đoạn do hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD của Mỹ cho Đài Loan, các nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng lợi ích của họ ở Biển Đông là một trong những "lợi ích cốt lõi". Đây là thuật ngữ mà lâu nay được nước này sử dụng để đề cập tới Đài Loan, và là cách nói bóng gió không mấy tế nhị rằng Hải quân Mỹ phải tránh thực hiện các cuộc tập trận và các chuyến bay thám sát ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng không hài lòng với cuộc tập trận hải quân Mỹ - Hàn gần đây ở Hoàng Hải với sự tham gia của tàu USS George Washington, với mục đích chuyển một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Triều Tiên về vụ nước này đánh chìm tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc. Tuy nhiên, Mỹ có chính sách lâu dài về tự do đi lại trên biển và đã khẳng định mạnh mẽ quyền của Hải quân Mỹ được đi lại trên các vùng biển quốc tế. Trong buổi điều trần này 20/7 của Lầu Năm Góc, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen nói rõ rằng Mỹ sẽ không thỏa hiệp trước lo ngại của Trung Quốc về cuộc tập trận ở Hoàng Hải.
Ngoài vấn đề tự do hàng hải, Mỹ ngày càng lo ngại về công cuộc xây dựng quân đội của Trung Quốc và sự hiếu chiến của họ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và Mỹ đã có những bước đi để củng cố quan hệ quốc phòng với khu vực này. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tham dự Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) gồm 27 thành viên vào tháng Bảy và đã thảo luận về hợp tác quân sự với Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã khôi phục lại quan hệ với lực lượng đặc biệt của Inđônêxia sau 12 năm gián đoạn do những vi phạm nhân quyền. Sẽ có thêm những chuyến thăm của tàu Mỹ, các cuộc tập trận quân sự và các chuyến thăm của các quan chức cao cấp trong Chính quyền Obama tới khu vực này.
Trong bối cảnh đó, có thể dễ hiểu vì sao Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới chuyến thăm của các quan chức Việt
Tuy nhiên, cũng không nên chờ đợi có bước tiến mạnh dạn nào trong quan hệ quân sự Mỹ - Việt. Cân bằng quyền lực là một ván cờ, chứ không phải một trận tennis. Dù vậy, nếu ai đó có thể kiểm tra được quầy thuốc ở Trung Nam Hải, nơi các nhà lãnh đạo Trung Quốc sinh sống, rất có thể sẽ phát hiện ra nhu cầu về thuốc Aspirin đã tăng lên nhiều./.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...