08/10/2013
Một trong những trọng điểm của chiến lược “trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ là tìm kiếm chỗ đứng rộng hơn cũng như đạt được sự ủng hộ lớn hơn về mặt lợi ích tại khu vực này. Nội hàm của chiến lược trên là tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, qua đó Mỹ có thể cạnh tranh với một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, đồng thời kiềm chế sự đe dọa trên thực tế của Trung Quốc đối với các lợi ích của Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ cũng không thể xem nhẹ sự sắp xếp ngoại giao của Trung Quốc ở khu vực này. Bằng chứng là các chuyến thăm liên tiếp của lãnh đạo Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á trong thời gian qua. Có thể nói, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng quyết liệt. Theo báo “Văn Hối” (Hong Kong), Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ngày 7/10 tại Bali, Indonesia. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama không tham dự hội nghị lần này, nhưng phương hướng quan hệ giữa các nước lớn của khu vực - đặc biệt là việc Trung Quốc và Mỹ có thể tăng cường hợp tác, tránh đối kháng hay không - vẫn là tâm điểm chú ý của các bên.
Ngày 6/10, báo “Văn Hối” đăng trả lời phỏng vấn của chuyên gia Đạt Nguy, Trưởng phòng Nghiên cứu Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc và Mỹ cần có hành động hợp lý, chấp nhận sự tồn tại của nước kia, đồng thời khống chế tốt các nhân tố thứ 3 như Nhật Bản, Philippines và Triều Tiên. Ông Đạt Nguy dự đoán trong tương lai sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng quyết liệt. Vì vậy, hai bên cần tránh xung đột, kiềm chế bất đồng thì mới có thể tìm được điểm hợp tác.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến xấu, hợp tác Trung-Mỹ ngày càng trở nên quan trọng. Một nước lớn mới nổi Trung Quốc và một cường quốc Mỹ làm thế nào có thể cùng hành động tốt đẹp? Theo ông Đạt Nguy, muốn đạt được mục đích trên, hai nước cần phải thực hiện ba vấn đề sau:
Thứ nhất, Trung Quốc và Mỹ không được coi thành quả của bên này là mất mát của bên kia. Ông Đạt Nguy nói: “Trung Quốc và Mỹ không có cách nào để gạt bỏ nước kia ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cho dù Mỹ muốn hay không cũng không thể ngăn cản được sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Nếu đã nhận thức được điểm này, hai bên cần suy nghĩ thấu đáo làm thế nào để cùng chung sống trong khu vực”.
Thứ hai, về mặt sắp xếp chính trị, kinh tế, quân sự, Trung Quốc và Mỹ phải chấp nhận sự tồn tại của đối phương, đồng thời tìm ra các biện pháp để cùng chung sống. Trên thực tế, Mỹ có một số đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc không được ảo tưởng rằng quan hệ này có thể bị giải tán hoặc đột nhiên tan vỡ. Ngược lại, Mỹ cũng cần phải suy nghĩ làm thế nào để tiếp nhận một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh.
Thứ ba, Trung Quốc và Mỹ cần khống chế tốt nhân tố thứ ba bởi nhiều khả năng các vấn đề nóng như Nhật Bản, Philippines và Triều Tiên sẽ khiến Trung Quốc và Mỹ rơi vào vòng xung đột, đối kháng mà cả hai không mong muốn.
Hiện nay, thực lực Trung Quốc không ngừng lớn mạnh và kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi. Trong tương lai, thực lực của Trung Quốc và Mỹ không ngừng biến đổi, liệu cạnh tranh giữa hai nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nghiêm trọng hơn không? Trả lời câu hỏi trên, chuyên gia Đạt Nguy cho biết cạnh tranh sẽ ngày càng dữ dội, song tính chất của nó được quyết định bởi việc Trung Quốc và Mỹ sẽ ứng phó và giải quyết quan hệ giữa hai nước như thế nào. Theo ông Đạt Nguy: “Cạnh tranh không có nghĩa là chiến tranh. Cạnh tranh là một chuyện hết sức bình thường, hai nước Trung Quốc và Mỹ không cần phải né tránh, điều quan trọng là cạnh tranh tích cực hay tiêu cực”. Do vậy, vị chuyên gia này kiến nghị: Thứ nhất, Trung Quốc cần kiên trì phát triển, trong đó tập trung vào kinh tế và quân sự, thì mới có đủ sức mạnh tham gia cạnh tranh; Thứ hai, Trung Quốc và Mỹ cần tránh rơi vào tình trạng cạnh tranh tiêu cực, mà phải kiểm soát tốt tính chất cạnh tranh cũng như các bất đồng giữa đôi bên thì mới có thể tìm được điểm hợp tác. Đối với cục diện phát triển quan hệ Trung-Mỹ trong tương lai, ông Đạt Nguy cho rằng cục diện cạnh tranh và hợp tác trong mối quan hệ hai nước sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, cạnh tranh và hợp tác, cái nào giữ vai trò chủ đạo thì rất khó xác định.
Lê Sơn (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...