13/12/2012
Hội thảo về “Những diễn biến gần đây trong tranh chấp biển Đông và triển vọng cơ chế khai thác chung” do Viện Nghiên cứu biển Đông quốc gia Trung Quốc tổ chức tại Hải Khẩu, Hải Nam từ 6-7/12/2012 với khoảng 80 học giả và chuyên gia của hơn 10 nước và khu vực tham gia.
Các chuyên gia và học giả nhìn thấy những cách thức nào để giải quyết vấn đề này tại khu vực? Bằng cách nào có thể kiềm chế chủ nghĩa dân tộc và tăng cường hợp tác?
(1) Hợp tác cứng. Ralf Emmers, giáo sư kiêm nhà điều phối chương trình khu vực và đa phương tại Khoa nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, ĐH công nghệ Nanyang, Singapo nhận định:
(i) Nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và năng lượng về truyền thống ảnh hưởng tới mục tiêu chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia.Khi xem xét bản chất cụ thể của những nguồn lực này thì những hệ lụy của tranh chấp là rõ ràng. Biển Đông là nơi chứa nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và hải sản cũng như dự trữ dầu khí rất lớn. Tuy nhiên, do thiếu hiệp định hợp tác và bảo đảm sự thành công thương mại nên các công ty không muốn đầu tư vào những khu vực tranh chấp và muốn các tranh chấp cần được phân định gianh giới biển trước. Bởi vì lý do đó nên hợp tác chung rất khó đạt được.
(ii) Thậm chí ngay cả khi tất cả các bên đồng ý khai thác chung thì vẫn có rủi ro cho các công ty bởi nếu lượng dự trữ dầu khí có được xác định thì các bên tranh chấp vẫn phải quyết định chia lợi nhuận của các hàng hóa này. Để tránh kịch bản như vậy tiếp diễn, hiệp định khai thác chung cụ thể và đàm phán rõ ràng là rất cần thiết.
(iii) Chủ nghĩa dân tộc và cạnh tranh khu vực đang ngày càng tăng, khiến các chương trình phát triển chung ngày càng khó đàm phán và thực hiện. Trước hết, chúng ta cần giảm căng thẳng bởi tình cảm dân tộc và phân chia quyền lực ổn định. Nhưng điều này cũng chưa chắc có thể làm được trong những năm tới.
(2) Triển vọng lệch. Mark J. Valencia, chuyên gia phân tích chính sách biển của Mỹ và là nhà bình luận chính trị
Mỹ muốn duy trì hiện trạng mà Mỹ là nhân tố quyết định tại Đông Nam Á. Mỹ vừa muốn củng cố sức mạnh quân sự của các đồng minh như PLP và các đồng minh tiềm năng khác như Indonesia, đồng thời kỳ vọng các nước Đông Nam Á lo sợ Trung Quốc và chào đón cường quốc Mỹ.
Trung Quốc không nghĩ Mỹ trung lập trong tranh chấp. Trung Quốc không muốn duy trì cái gọi là hiện trạng bởi điều này sẽ dẫn tới việc Mỹ trở thành thống trị trong lĩnh vực an ninh. Từ khía cạnh của Trung Quốc, ASEAN không phải là nơi giải quyết tranh chấp biển Đông bởi những tranh chấp này chỉ diễn ra giữa Trung Quốc và một số nước thành viên chứ không phải tất cả các thành viên.
Các nước ĐNA cũng quan ngại tình hình biển Đông có thể ngoài vòng kiểm soát. Các nước ASEAN đang bị chia rẽ bởi cách thức giải quyết. Những thái độ và hành động của Mỹ và Trung Quốc đều ảnh hưởng lớn tới các nước này. Từ triển vọng đó, kịch bản tồi tệ nhất là Mỹ - Trung sẽ trở thành đối thủ, có sự đấu tranh về tư tưởng chính trị đối với vấn đề này, và chia rẽ ASEAN trong khi vẫn ủng hộ sự trung lập của ASEAN về an ninh. Toàn bộ vấn đề này dường như sẽ khiến các nước ASEAN lúng túng.
(3) Chia sẻ miếng bánh. Liu Feng, chuyên gia Viện Nghiên cứu Biển Đông quốc gia .
Có nhiều tranh chấp tại biển Đông nhưng chỉ có đối thoại và hợp tác là cách thức duy nhất để giải quyết các tranh chấp này. Tất cả các bên liên quan sẽ hưởng lợi từ khai thác chung tại biển Đông.
Biển Đông giống như một chiếc bánh mà tất cả các bên xung quanh đều muốn sở hữu. Tuy nhiên, miếng bánh hiện nay là nhỏ. Do đó, tất cả các bên cần cùng nhau tìm kiếm khả năng hợp tác chung và hiểu biết lẫn nhau. Miếng bánh sẽ lớn hơn nhờ những hành động này và tình hình hai bên cùng thắng sẽ đạt được.
(4) Tạm gác các tranh chấp. Wu Shicun, chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông quốc gia.
Hiện nay, khi tranh chấp về chủ quyền đảo và quyền tài phán tại các vùng nước chưa thể được giải quyết trong thời gian ngắn. Do đó, việc gác tranh chấp và cùng khai thác chung sẽ là lựa chọn, đáp ứng lợi ích tất cả các bên liên quan trong thời gian dài sắp tới, góp phần giúp tăng cường nền tảng hợp tác, tránh gia tăng tranh chấp và tính toán sai lầm chiến lược.
Khai thác chung đòi hòi tất cả các bên tìm kiếm nền tảng chung trong khi vẫn giữ các khác biệt. Tình thế tiến thoái lưỡng nan về cạnh tranh địa chính trị và các tranh chấp về vùng nước cần bị phá vỡ đồng thời các chiến lược thực tế cần được phát triển. Tương tự, chúng ta cần tăng cường xây dựng thể chế dựa trên nền tảng thực hiện khai thác chung tại biển Đông. Thực tế đã có nhiều trường hợp cùng khai thác chung tài nguyên tại các khu vực tranh chấp trên toàn thế giới và chúng ta có thể học tập từ các biện pháp phát triển hợp tác khu vực hiện hành để áp dụng các bài học đó trong giải quyết các vấn đề về tính khả thi và có thể áp dụng được trong khai thác chung tại biển Đông./.
Thời báo Hoàn Cầu (12/12/2012)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...