05/09/2013
Ngày 3/9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tố cáo Trung Quốc chuẩn bị xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scarborough - một thực thể địa lý không người trên Biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Manila cáo buộc Bắc Kinh vi phạm DOC được ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN.
Philippines đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành đặt các khối bê tông trên một nhóm nhỏ các rạn san hô và mỏm đá thuộc lãnh thổ của Philippines, đây là hành động leo thang mới nhất trong tranh chấp biển đảo giữa hai bên. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez đã cung cấp cho giới truyền thông một bức ảnh chụp trên không về cái mà ông gọi là khoảng 30 khối bê tông trên bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Phát biểu với các phóng viên, ông Galvez nói: "Thật đáng tiếc rằng họ vẫn tiếp tục những hành động không góp phần vào mục tiêu theo đuổi hòa bình khu vực của chúng ta". Hãng tin AFP chưa thể xác minh được bức ảnh ngay lập tức. Khi được hỏi về bức ảnh, người phát ngôn của đại sứ quán Trung Quốc Hua Zhang trả lời qua email: "Tôi sẽ xem xét nó".
Theo ông Galvez, ngày 3/9, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đã thông báo trước các thành viên Quốc hội về vấn đề này và cho rằng các khối bê tông chính là "màn mở đầu cho việc xây dựng". Ông Gazmin thông báo rằng ngày 31/8 vừa qua, quân đội Philippines đã phát hiện ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc cùng với nhiều khối bê tông trong khu vực bãi cạn Scarborough, mà Manila gọi là Panatag, còn Bắc Kinh đặt tên là đảo Hoàng Nham. Theo ông Gazmin, sự kiện đó hoàn toàn đi ngược lại bản Tuyên bố năm 2002, giữa Trung Quốc và ASEAN, yêu cầu các bên tranh chấp tránh chiếm đóng ở Biển Đông. Phát biểu với báo chí sau cuộc điều trần, ông Gazmin nhận định: "Trước là đá, rồi đến máy đóng cột, sau đó là móng… Nếu không chú ý theo dõi, sau này, ta có thể chứng kiến ở đây có cả một đồn quân đội".
Bãi cạn Scarborough là một bãi san hô tại Biển Đông, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines, cách vịnh Subic 123 hải lý. Cả Philippines lẫn Trung Quốc/Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên khu vực này. Trung Quốc xem đây là một phần của quần đảo Trung Sa (tức là bãi Macclesfield) mà họ đòi chủ quyền, trong lúc Philippines cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước mình, được Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển công nhận.
Những năm gần đây, Philippines và Việt Nam đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong tuyên bố chủ quyền ở vùng biển bị tranh chấp vốn được cho là có trữ lượng dầu và khí đốt lớn.Philippines cho rằng kể từ năm 2012, Trung Quốc đã thực sự chiếm đóng bãi cạn Scarborough - vùng biển giàu tiềm năng đánh bắt cá - với việc cho các tàu hải giám đồn trú ở đó và ngăn cấm các ngư dân Philippines. Tháng 1/2013, Philippines đã chọc giận Trung Quốc với việc yêu cầu một tòa án của LHQ phán quyết về tính hợp lệ của các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết biển Đông. Trung Quốc đã bác bỏ việc đưa các tranh chấp ra trọng tài quốc tế và muốn giải quyết vấn đề trên cơ sở song phương trong khi duy trì chủ quyền lãnh thổ duy nhất của mình.
Nhà lập pháp Walden Bello, người đã có mặt trong cuộc điều trần trước Quốc hội của ông Gazmin ngày 3/9, phát biểu với hãng tin AFP rằng các chính trị gia Philippines quan ngại về việc Trung Quốc có thể đang đặt nền móng cho việc xây dựng một đồn quân đội trên bãi cạn Scarborough. Ông cho rằng chiến lược này tương tự như thời điểm năm 1995 khi Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Mischief mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Ông Bello nói: "Chúng tôi lo ngại rằng động thái này có thể là sự khởi đầu của quá trình tương tự cho việc thiết lập các kết cấu bê tông và khẳng định quyền sở hữu không chính thức như họ đã làm với bãi đá Panganiban (tên gọi Philippines của bãi đá Mischief)".
Theo hãng tin Bloomberg, lời cáo buộc của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã "đổ thêm dầu" vào mối quan hệ Bắc Kinh-Manila vốn đã thêm căng thẳng sau khi Tổng thống Aquino bác bỏ điều kiện Bắc Kinh đặt ra cho ông nếu muốn đến Nam Ninh tham dự Hội chợ thương mại Trung Quốc-ASEAN. Hãng tin AP ngày 2/9 cho biết hai quan chức Philippines đã tiết lộ rằng điều kiện của Bắc Kinh là Philippines phải rút lại đơn kiện Trung Quốc ra trước Tòa án trọng tài LHQ.
Theo nhận định của một chuyên gia về Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore với hãng Bloomberg, hành động xây dựng cơ sở của Trung Quốc trên bãi Scarborough chỉ nhằm mục tiêu cho thế giới biết là thực thể đó "nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, nằm trong tay Trung Quốc". Theo chuyên gia này, do thế yếu về quân sự của mình, Philippines khó có thể sử dụng vũ lực để ngăn chặn bất kỳ một công trình xây dựng nào trong khu vực, vì hành động đó sẽ cho Trung Quốc một cái cớ để chiếm đóng các đảo tranh chấp khác đang do Philippines kiểm soát.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...