I. Luật pháp quốc tế về vai trò của các thực thể trên biển đối với việc phân định biển

Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và luật tập quán quốc tế đã đưa ra các nguyên tắc và quy định về vai trò của các thực thể trên biển đối với việc phân định biển. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, các nguyên tắc và quy định hiện nay lại không rõ ràng, đôi chỗ còn không đề cập gì đến hoặc rất mơ hồ. Trong nhiều vấn đề, các phán quyết của tòa án và thực tiễn quốc gia còn có quan điểm trái ngược nhau.

Chẳng hạn như, Điều 7 của UNCLOS đưa ra các quy tắc về đường cơ sở thẳng, nhưng một số định nghĩa và điều khoản trên thực tế lại được các quốc gia diễn giải và thực thi rất khác nhau. 

Một trong những điều khoản gây tranh cãi nhất của UNCLOS là Điều 121(3) trong đó quy định rằng: "Những đảo đá không thể duy trì đời sống cho con người hoặc cho đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa." Chúng ta phải định nghĩa đảo đá đó như thế nào, nhất là tiêu chí "không thể duy trì đời sống cho con người hoặc cho đời sống kinh tế riêng"? Các cách diễn giải và thực thi khác nhau đối với điều này đã dẫn đến những cuộc tranh luận và tranh chấp kéo dài.

Tóm lai, dù còn nhiều tranh cãi, nhưng vai trò của các thực thể trên biển khác nhau, bao gồm các rạn san hô và các thực thể nửa nổi nửa chìm, đối với phân định biển có ý nghĩa rất quan trọng, cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.

II. Lập trường và thực tiễn của Trung Quốc về vai trò của các thực thể trên biển đối với việc phân định biển

1. Các thực thể trên biển được xem là lãnh thổ của Trung Quốc và hệ thống đường cơ sở thẳng được nêu rõ và xác lập trong nội luật của Trung Quốc.

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Tác giả bài viết là Giáo sư và Giám đốc Trung tâm các Vấn đề Đại dương và Luật biển, Viện Luật Quốc tế, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Các quan điểm trong bài viết này là quan điểm riêng của tác giả và không phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc hay tổ chức mà tác giả làm việc.

Bài viết được trình bày tại Hội thảo Các vấn đề Biển và Công ước Liên Hợp Quốc về  Luật biển (UCNLOS): Chia sẻ cách Tiếp cận của Châu Âu và Châu Á đối với Tranh chấp Lãnh Thổ do Học viện Ngoại giao tổ chức với sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.