25/02/2014
Trong lịch sử, lập trường và chính sách của Mỹ thường ảnh hưởng mạnh đến mối quan hệ Trung-Nhật, và điều này cũng sẽ tiếp tục tái diễn trong tương lai.
Trong những năm 1960, khi Trung Quốc và Nhật Bản thương thuyết việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai nước đã vấp phải một trở ngại chính là liên minh Mỹ-Nhật. Tuy nhiên, cũng chính sự cải thiện của mối quan hệ Trung-Mỹ đã giúp Bắc Kinh và Tokyo hoàn thành việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Trong mối quan hệ tay ba "không cân bằng" Mỹ-Trung-Nhật, Washington luôn ủng hộ Tokyo. Liên minh Mỹ-Nhật hiện là nền tảng cho hoạt động ngoại giao của Nhật Bản và khiến họ tin tưởng trong những vấn đề như an ninh khu vực. Trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, "Tuyên bố Potsdam" đã xác định một cách rõ ràng rằng "lãnh thổ Nhật Bản chỉ giới hạn trong các quần đảo Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và những đảo nhỏ khác", không bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và thậm chí cả quần đảo Ryukyu. Nhưng năm 1972, Mỹ đã tự ý chuyển giao quyền quản lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho Nhật Bản. Đó là một hành động rất vô trách nhiệm của Mỹ trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Do vậy, Washington tuyên bố "phản đối hành động đơn phương phá vỡ nguyên trạng Senkaku/Điếu Ngư" là không thích hợp vì động thái này khuyến khích Nhật Bản ảo tưởng về chủ quyền của họ đối với quần đảo tranh chấp nói trên.
Mỹ hiện đang đóng vai trò "điều khiển" trong mối quan hệ Trung-Nhật. Bằng cách này, Washington hy vọng cả hai quốc gia Đông Bắc Á đều hành động vì các lợi ích riêng của Mỹ. Một mặt, Washington kỳ vọng mối quan hệ Trung-Nhật vẫn ở tình trạng "không quá gần, cũng không quá xa", "tiếp tục đối đầu nhưng không sụp đổ". Mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi là điều kiện thuận lợi để Mỹ tăng cường ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Washington tiếp tục giữ thái độ mập mờ đối với những tranh chấp Trung-Nhật về các vấn đề lịch sử. Một số học giả và chính trị gia bảo thủ mới tại Mỹ đang thúc giục Washington kiềm chế Bắc Kinh và lập ra một "vòng tròn các đồng minh" để bao vây Trung Quốc, trong đó Nhật Bản là một mắt xích quan trọng. Một số người khác suy nghĩ theo chiều ngược lại khi cho rằng sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đang mang lại những cơ hội cho Mỹ, và Washington nên nhận thức được sự hợp tác cùng có lợi với Bắc Kinh. Về mối quan hệ Trung-Nhật, họ kêu gọi chính quyền Mỹ nên có những chính sách hỗ trợ sự ổn định và phát triển tại châu Á-Thái Bình Dương vốn được cho là cũng phù hợp với các lợi ích của Washington.
Lập trường của Mỹ đang quyết định đường hướng phát triển của mối quan hệ Trung-Nhật. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một trong những trọng tâm chiến lược của Mỹ khi Washington đang có ảnh hưởng lớn đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản trong các vấn đề an ninh và phát triển. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản luôn đi theo các chiến lược của Mỹ và coi mối quan hệ Nhật-Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại, nhất là đối với Trung Quốc.
Đúng là tình trạng bế tắc hiện nay trong mối quan hệ Trung-Nhật có thể bắt nguồn từ sự biến đổi cán cân quyền lực và tình hình chính trị nội bộ của Nhật Bản. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, hành vi của Mỹ cũng đã góp phần tạo ra sự căng thẳng trong mối quan hệ Trung-Nhật. Washington đang kỳ vọng và khuyến khích Nhật Bản đóng "vai trò cấp tiến" hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong khi vẫn thổi phồng một cách quá mức sự trỗi dậy hiện hữu ở khu vực của Trung Quốc. Những hành động này đang khiến các tranh chấp Trung-Nhật trở nên trầm trọng hơn.
Theo mạng tin "Chinausfocus", để duy trì hòa bình và ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ nên phản đối một cách rõ ràng những hành động bóp méo sự thật lịch sử của Nhật Bản, cũng như ngăn cản Nhật Bản không đi xa hơn trên con đường chạy đua vũ trang, sửa đổi hiến pháp hòa bình và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt.
Theo "Chinausfocus" (ngày 10/2)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...