15/03/2014
Từ cuối nhà Thanh đến nay, Trung Quốc và Nhật Bản đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh. Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất (năm 1894-1895), còn được gọi là Chiến tranh Giáp Ngọ. Cuộc chiến tranh này xảy ra trong thời kỳ Nhà Thanh thống trị Trung Quốc, vì vậy cũng được gọi là Chiến tranh Thanh-Nhật.
Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (năm 1937-1945) bùng nổ trong thời kỳ Quốc Dân Đảng thống trị Trung Quốc, từ lý luận mà nói là chiến tranh giữa Trung Hoa Dân Quốc với Nhật Bản. Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất kết thúc bằng thất bại của Trung Quốc, còn Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, Trung Quốc là bên giành chiến thắng. Hai thời đại khác nhau, hai cuộc chiến, hai lần làm đứt đoạn tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Năm 2014 lại là năm Giáp Ngọ, trùng với năm bùng nổ Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất, quan hệ Trung-Nhật lại gặp phải thời khắc gay gắt nhất từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc đến nay, chiến tranh Trung-Nhật lần thứ ba liệu có nổ ra hay không đã trở thành đề tài mà giới nghiên cứu chính sách và các chính trị gia tranh luận sôi nổi. Còn Trung Quốc hiện nay là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang không ngừng leo thang
Từ khi đảng Dân chủ Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là đảo Senkaku), mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản luôn không ngừng leo thang. Trong vấn đề đảo Điếu Ngư, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc thực chất là có giới hạn, đó là muốn Nhật Bản thừa nhận tính tranh chấp chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư. Để đáp trả quá trình “quốc hữu hóa” của Nhật Bản, Trung Quốc bắt đầu tiến hành tuần tra thường xuyên đối với đảo Điếu Ngư. Nhật Bản không chấp nhận cục diện này, muốn thông qua việc tăng cường sức mạnh quân sự của mình để thay đổi cục diện này. Đương nhiên, Trung Quốc cũng áp dụng biện pháp chống kiềm chế. Nếu tình hình này tiếp tục leo thang, có thể dẫn tới bùng nổ chiến tranh. Tất cả những sự việc nảy sinh trong đầu năm Giáp Ngọ càng củng cố thêm sự tưởng tượng không có giới hạn của mọi người đối với chiến tranh Trung-Nhật lần thứ ba. Để nhanh chóng thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa quân sự toàn diện, Nhật Bản tuyên bố mua vũ khí tiên tiến của các nước như Mỹ… Và nhân dịp Tết âm lịch của Trung Quốc, máy bay chiến đấu của Nhật Bản tiến vào Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc mới thiết lập. Đồng thời, cuộc chiến ngoại giao của hai nước trong cộng đồng quốc tế cũng đang tiếp tục tiến hành. Bên cạnh việc nhìn thấy các hiện tượng leo thang, mọi người lại không nhìn thấy có bất kỳ nhân tố nào có thể khiến cho mối quan hệ hai nước hòa dịu.
Ở mức độ nào đó, vấn đề quần đảo Điếu Ngư chỉ là một trong những nguyên do khiến cho quan hệ Trung-Nhật xấu đi. Quần đảo Điếu Ngư chỉ là một cái cớ trong kế hoạch to lớn của Nhật Bản. Nhật Bản muốn mượn cớ này để trở thành “quốc gia bình thường”, một lần nữa trở thành nước lớn về quân sự.
Quần đảo Điếu Ngư chỉ là lý do thoái thác tốt nhất để Chính phủ Nhật Bản chứng minh với quốc dân và cộng đồng quốc tế về việc tái quân sự hóa của mình. Trước kia, Nhật Bản cũng muốn mượn các vấn đề như “Triều Tiên”…, nhưng không có sức thuyết phục lớn hơn đối với quốc dân hoặc cộng đồng quốc tế.
Hiện nay, việc Nhật Bản coi một nước lớn như Trung Quốc là “vấn đề”, thậm chí đe dọa, là có thể thể hiện tính hợp lý của mình với quốc dân và cộng đồng quốc tế. Vì vậy, rất nhiều người bắt đầu lo ngại chiến tranh Trung-Nhật lần thứ ba là không thể tránh khỏi.
Mọi người vừa không thể xem nhẹ và coi thường mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Trung Quốc và Nhật Bản, càng không thể chấp nhận một cách đơn giản lôgích bi quan “Trung Quốc và Nhật Bản chắc chắn sẽ xảy ra chiến tranh”, mà phải xem xét nhiều hơn đến việc làm thế nào để tránh xảy ra chiến tranh.
Cái giá phải trả của chiến tranh là không thể lường trước, không chỉ là cái giá phải trả về tính mạng con người, kinh tế xã hội, mà còn là ký ức đau khổ mãi về sau. Bản thân vấn đề đảo Điếu Ngư là di sản của cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Hơn nữa, xã hội hiện nay còn phải đối diện với mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, một khi chiến tranh bùng nổ sẽ mang tính hủy diệt.
Trung Quốc phải coi trọng hơn nữa diễn biến của quan hệ Trung-Nhật, không thể lơ là thiếu cảnh giác đối với bất kỳ dấu hiệu nào khiến cho tình hình leo thang, để tránh cuối cùng đi vào lôgích chiến tranh.
Trên thực tế, chí ít từ nhận thức của hai nước cho thấy quan hệ Trung-Nhật đã bước vào vòng tuần hoàn ác tính, đó là hai bên đều coi mọi hành động của đối phương là nhằm vào mình, và hai bên đều đang bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc xung đột. Xã hội của Trung Quốc và Nhật Bản đều tồn tại một nhóm người, mà tâm lý chiến tranh của họ đang tăng lên. Phát triển đến giai đoạn nhất định, “Thuyết về Trung-Nhật chắc chắn sẽ xảy ra chiến tranh” sẽ diễn biến thành “Thuyết về chúng ta tất thắng”. Đến lúc này, rất khó có không gian để xoay chuyển tình thế.
Việc xử lý quan hệ với Nhật Bản không thể luôn dừng ở giai đoạn cảm xúc
Việc xử lý quan hệ với Nhật Bản, điều chủ yếu nhất vẫn là cần có lý tính, không thể luôn dừng ở giai đoạn cảm xúc, Trung Quốc phải hiểu rõ mục tiêu chiến lược cao nhất trong giai đoạn hiện nay vẫn là hiện đại hóa bền vững, cũng có nghĩa là việc đối phó với Nhật Bản là để tránh khiến cho sự hiện đại hóa của Trung Quốc một lần nữa bị gián đoạn. Vừa không thể vì mối đe dọa đến từ Nhật Bản mà buộc phải gián đoạn sự hiện đại hóa, càng không thể vì chính sách đối với Nhật Bản của Trung Quốc không có lý tính mà tự gián đoạn sự hiện đại hóa. Về bản chất, quan hệ Trung-Nhật là quan hệ giữa ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Đương nhiên, trong xử lý quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc không thể tránh được việc phải trao đổi với Mỹ. Nhưng ở mặt này, Trung Quốc đặc biệt không thể đưa ra những phán đoán sai lầm đối với nhân tố Mỹ. Bản thân Trung Quốc không có bất kỳ ảnh hưởng mang tính thực chất nào đối với Nhật Bản, hành động đối với Nhật Bản, ngoài việc lên án bằng lời nói, Trung Quốc không có cách nào khác có hiệu quả hơn. Một trong những phán đoán của Trung Quốc được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Nhật Bản cứng rắn như vậy là do có Mỹ đứng đằng sau; nếu không có Mỹ, Nhật Bản sẽ không cứng rắn như vậy. Vì vậy, rất nhiều người Trung Quốc coi Mỹ còn quan trọng hơn Nhật Bản. Trung Quốc yêu cầu Mỹ không nên đứng về phía Nhật Bản, ngoài ra, cũng không có yêu cầu nào khác đối với Mỹ. Tuy nhiên, phán đoán này của Trung Quốc chỉ đúng một nửa, yêu cầu Mỹ không đứng về phía Nhật Bản là rất khó thỏa mãn. Cho dù sự tồn tại của đồng minh Mỹ-Nhật không có nghĩa là Mỹ chắc chắn sẽ đứng về phía Nhật Bản, Mỹ cũng có thể xem xét giữ lập trường tương đối trung lập. Nhưng có đồng minh Mỹ-Nhật, xác suất Mỹ đứng về phía Nhật Bản sẽ lớn hơn, và căn bản không có bất kỳ cơ hội nào Mỹ sẽ đứng về phía Trung Quốc. Nếu đặt lợi ích địa vị bá quyền toàn cầu của Mỹ để xem xét, thì Mỹ chắc chắn sẽ phải đứng về phía Nhật Bản. Đồng minh Mỹ-Nhật là sự kiểm nghiệm đối với khả năng bá quyền của Mỹ. Nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột, Mỹ không chút quan tâm, thì không chỉ ở châu Á, mà trên toàn thế giới, sẽ còn có nước nào tiếp tục tin tưởng Mỹ?
Mỹ có thể có ảnh hưởng đối với Nhật Bản, nhưng cùng với sự suy thoái tương đối của Mỹ, ảnh hưởng này trở nên có giới hạn. Cho dù về lý luận, Nhật Bản luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng minh Mỹ-Nhật, nhưng cũng bắt đầu không còn tin tưởng Mỹ. Khi Yukio Hatoyama của đảng Dân chủ Nhật Bản lên nhậm chức thủ tướng, liền muốn theo đuổi địa vị cân bằng với Mỹ, hiện nay điều mà Shinzo Abe đang làm cũng là tương tự như Hatoyama, nhưng phương thức mà Shinzo Abe và Yukio Hatoyama áp dụng hoàn toàn trái ngược nhau, một người phản đối Trung Quốc, một người thân Trung Quốc. Yukio Hatoyama thân thiết với Trung Quốc khiến cho người Mỹ tìm được cái cớ, còn Shinzo Abe phản đối Trung Quốc thì không chỉ khiến cho Mỹ không tìm được cái cớ, trái lại còn phải giúp đỡ Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản muốn dựa vào sức mạnh của Mỹ, để trở thành quốc gia bình thường, quay trở lại vũ đài quốc tế. Nhưng đồng thời, Nhật Bản cũng không phải là hoàn toàn tin tưởng Mỹ, mà muốn thông qua việc trở thành quốc gia bình thường để làm sống lại mình, bảo vệ mình. Điều này cũng cho thấy xu thế phát triển hiện nay của Nhật Bản đến giai đoạn nhất định chắc chắn tạo thành áp lực rất lớn đối với Mỹ.
Nhật Bản trở thành quốc gia bình thường, có khả năng tự bảo vệ, thì Mỹ còn có thể tiếp tục hiện diện tại
Nhật Bản và châu Á hay không?
Sự tồn tại đồng thời của những nhân tố phức tạp này cho thấy giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể tránh được lôgích “chắc chắn sẽ có một cuộc chiến”. Mục tiêu của Trung Quốc là kiềm chế Nhật Bản, không để cho Nhật Bản lại một lần nữa làm gián đoạn tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc.
“Bán chiến tranh lạnh” có lẽ sẽ khiến cho hai bên bình tĩnh
Một cuộc “bán chiến tranh lạnh” có lẽ sẽ khiến cho hai bên bình tĩnh. Điều quan trọng hơn nữa là “bán chiến tranh lạnh” với Nhật Bản cũng sẽ có lợi cho sự hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tồn tại một “kẻ thù” bên ngoài không phải là sự việc xấu đối với quân đội Trung Quốc. Tất cả các cường quốc đều phải có “kẻ thù giả tưởng”. Không có kẻ thù, thậm chí không có “kẻ thù giả tưởng”, quân đội sẽ không có ý chí chiến đấu, không có tinh thần chiến đấu, sa vào cuộc sống xa xỉ, thậm chí xuất hiện hủ bại trên diện rộng. Điều này cũng chính là miêu tả hiện trạng của quân đội Trung Quốc. Những năm gần đây, mọi người luôn đưa ra câu hỏi “Liệu quân đội Trung Quốc có thể đánh trận hay không, có thể đánh thắng trận hay không?”. Vấn đề này, đằng sau nó chính là sự lo ngại đối với hiện trạng của quân đội Trung Quốc.
Không có “kẻ thù”, sẽ không có lực lượng quân đội hùng mạnh; không có lực lượng quân đội hùng mạnh, sẽ không có quốc gia hùng mạnh. Đến khi quân đội Trung Quốc hùng mạnh, có thể đánh thắng trận, mối đe dọa từ Nhật Bản hoặc bất kỳ quốc gia nào khác cũng sẽ tự biến mất.
Tương tự, Nhật Bản phải có áp lực từ bên ngoài để giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại. Chính do cái ô bảo hộ của Mỹ, Nhật Bản không chỉ không thanh toán các món nợ chiến tranh, mà lực lượng chính trị cánh hữu luôn thao túng lịch sử chiến tranh, đã tạo ra ấn tượng về một cuộc chiến tranh chính nghĩa cho dân chúng Nhật Bản. Vấn đề đền Yasukuni chính là như vậy. Từ thời Minh Trị Duy Tân đến nay, đền Yasukuni chủ yếu là nơi thờ tụng những người lính tử trận, vốn không phải là vấn đề chính trị. Vấn đề này là kết quả thao túng của phe cánh hữu chính trị Nhật Bản, do năm 1978 đền Yasukuni đưa các tội phạm chiến tranh loại A vào đền để thờ cúng mới trở thành vấn đề chính trị. Nhiều năm qua, trong nước Nhật Bản cũng luôn thảo luận vấn đề “phân loại thờ cúng”. Tất cả các vấn đề khác, ví dụ như vấn đề “phụ nữ giải khuây”, sách giáo khoa… nếu không có sức ép từ bên ngoài, thì Nhật Bản cũng sẽ không giải quyết. Trong trạng thái “bán chiến tranh lạnh”, những vấn đề này nhiều khả năng sẽ trở thành vấn đề chính trị trong nước của Nhật Bản, và vấn đề duy nhất mà Trung Quốc và Nhật Bản phải đối diện chính là những va chạm có thể xảy ra về vấn đề quần đảo Điếu Ngư. Điều này đòi hỏi hai bên phải xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát khủng hoảng. Cho dù là bên nào, chỉ cần mối đe dọa đến từ đối phương đủ lớn, sẽ có mong muốn xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát kiểu này. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cơ chế quản lý và kiểm soát các mặt của Mỹ và Liên Xô cũng được xây dựng như vậy. Trong trạng thái “bán chiến tranh lạnh”, Trung Quốc và Nhật Bản có đủ thời gian để điều chỉnh chính sách, chiến lược và thái độ của mình đối với đối phương. Sau Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc có thể đối diện với mấy cục diện sau:
Một là, Trung Quốc lại một lần nữa hùng mạnh, giống như thời Nhà Đường hoặc giống như Mỹ ngày nay, thì Nhật Bản có thể thay đổi thái độ đối với Trung Quốc. Dựa vào cường quốc mạnh nhất là kinh nghiệm lịch sử của Nhật Bản. Trong tương lai, điều này không phải là không thể xảy ra.
Hai là, Trung Quốc lại một lần nữa hùng mạnh, đồng thời Nhật Bản cũng trở nên hùng mạnh. Trong tình hình này, Trung Quốc cũng có đủ khả năng ngăn chặn Nhật Bản chủ động khiêu khích, và cuốn vào chiến tranh một cách bị động, hai bên đạt đến một mức độ cân bằng. Cho dù tục ngữ Trung Quốc có câu “một quả núi không chứa hai con hổ”, tuy nhiên, quả “núi” này đủ lớn để dung nạp hai con hổ. Giống như lịch sử mấy nghìn năm cho thấy Trung Quốc và Nhật Bản tương đối độc lập, giao lưu trao đổi tương đối ít.
Ba là , hoặc là sẽ đợi đến sau này toàn bộ khu vực Đông Á phát triển đến mức độ giống như châu Âu, thì sự phát triển kinh tế sẽ đưa ra những yêu cầu điều chỉnh lớn hơn, và Chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản cũng muốn hợp tác, như vậy sẽ xuất hiện tình hình giống như châu Âu.
Đối với Trung Quốc, trạng thái “bán chiến tranh Lạnh” như vậy cũng vô cùng quan trọng. Về chính trị quốc tế, nước yếu không có quyền phát ngôn, “lạc hậu tất sẽ bị đánh”, đây là chân lý hàng nghìn năm nay không thay đổi. Trung Quốc không có tham vọng tấn công nước khác, nhưng phải có khả năng để tránh bị tấn công. Tránh bị tấn công, điều này vẫn có tính không xác định rất lớn trong thời đại hiện nay.
Muốn tránh bị tấn công, Trung Quốc vẫn phải nỗ lực, phải trong tình hình kiềm chế “sự tấn công từ bên ngoài”, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa các mặt trong nước. Khi Trung Quốc thực sự trở thành cường quốc thế giới, đến lúc này các vấn đề quốc tế mà hiện nay đang phải đối diện sẽ có phương thức giải quyết tốt hơn và có hiệu quả hơn./
Bài viết của Trịnh Vĩnh Niên, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Đại học quốc gia Singapore đăng trên trang mạng “ Báo Liên hợp buổi sáng” ngày 18/2.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...