22/11/2013
Phần “Thúc đẩy cải cách quốc phòng và quân đội” trong “Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại liên quan tới thúc đẩy cải cách toàn diện” sau Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 có ý nghĩa chỉ thị quan trọng đối với công cuộc cải cách quân sự ở Trung Quốc.
Phần này có 3 nội dung chính là cải cách biên chế thể chế quân đội, cải cách chế độ chính sách quân đội và thúc đẩy sự dung hợp quân-dân phát triển theo chiều sâu. Trong đó, nội dung đầu tiên được dư luận đặc biệt quan tâm chú ý bởi trước đây từng có cơ quan truyền thông bắn tin về việc Trung Quốc đang thảo luận nghiên cứu điều chỉnh các Quân khu, xây dựng Bộ Tư lệnh Tác chiến Liên hợp giống Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ.
Báo "Đa chiều" cho biết thêm trong Thông cáo Hội nghị Trung ương 3 đưa ra hôm 13/11 cũng có hai câu liên quan tới lĩnh vực chiến lược quân sự là “Sáng tạo phát triển lý luận quân sự, tăng cường chỉ đạo chiến lược quân sự, hoàn thiện phương châm chiến lược quân sự trong thời kỳ mới, xây dựng hệ thống sức mạnh quân sự hiện đại mang đặc sắc Trung Quốc. Phải thúc đẩy cải cách thể chế biên chế quân đội, thúc đẩy cải cách điều chỉnh chế độ chính sách đối với quân đội, thúc đẩy phát triển hơn nữa sự dung hợp quân-dân”. Trong đó, câu đầu tiên là nhấn mạnh tới chiến lược và lý luận quân sự, câu thứ hai liên quan tới hoạt động điều chỉnh thể chế biên chế quân đội mang tính thực chất.
Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình của Trung Quốc cho rằng hạt nhân của việc “thúc đẩy cải cách thể chế biên chế quân đội, thúc đẩy cải cách điều chỉnh chế độ chính sách đối với quân đội” là tinh giản cơ cấu và binh lính, ưu việt hóa kết cấu quân binh chủng. Việc bố trí các quân khu hiện nay đã hợp lý chưa? Kết cấu của các quân khu hiện nay phải chăng cần tiến hành cải cách ưu việt hóa, xây dựng Bộ Tư lệnh Tác chiến Liên hợp? Đây chính là con đường mà việc điều chỉnh kết cấu quân khu có thể sẽ đi theo.
Liên quan tới vấn đề này, vào năm 2012 trên nguyệt san “Kính báo” của Hong Kong, Chủ nhiệm Ban Giáo dục Chính trị, giáo viên hướng dẫn đại đội bay không quân Trung Quốc, ông Vương Tường, đã có bài viết chỉ rõ Trung Quốc cần phải xem xét cải cách 7 quân khu hiện nay thành 5 khu chiến lược, thay đổi chế độ tác chiến phòng thủ lấy quân khu làm chính, thực hiện chế độ Bộ Tư lệnh Tác chiến Liên hợp có tính chất tiến công. Theo ông Vương Tường, 5 khu chiến lược này lần lượt là Bắc Bộ, Tây Bộ, Đông Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ. Cụ thể: Khu Chiến lược Bắc Bộ gồm hai Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương, cộng thêm quân đồn trú ở Sơn Đông và Giang Tô, Bộ Tư lệnh đóng ở Bắc Kinh. Khu Chiến lược Tây Bộ gồm hai Quân khu Lan Châu và Thành Đô, cộng thêm quân đồn trú ở Quảng Tây, Bộ Tư lệnh đóng ở Trùng Khánh - thành phố lớn nhất ở Tây Nam, Trung Quốc. Khu Chiến lược Đông Bộ chỉ có Quân khu Nam Kinh (không bao gồm quân đồn trú ở Giang Tô), vì Quân khu Nam Kinh phụ trách cả vài tỉnh và còn có quân đóng ở phía Đông tỉnh Quảng Đông, Bộ Tư lệnh đóng ở Ninh Ba - quân cảng lớn nhất miền Đông Trung Quốc, thực hiện phát triển cân bằng hải lục không quân. Khu Chiến lược Nam Bộ gồm quân đồn trú ở phía Tây tỉnh Quảng Đông và quân đồn trú ở tỉnh Hải Nam hợp thành, Bộ Tư lệnh đóng ở Hải Khẩu, trọng điểm là phát triển lực lượng hải quân lục chiến và không quân tầm xa. Khu Chiến lược Trung Bộ do quân đồn trú ở Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam hợp thành, Bộ Tư lệnh đóng ở Vũ Hán, là lực lượng hậu bị chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), chi viện cho các khu chiến lược xung quanh. Căn cứ vào ý tưởng này, không gian hoạt động của PLA sẽ được phát triển mạnh về phía tiền duyên và nghiêng về trạng thái chiến lược mở.
Trên thực tế, ý tưởng của ông Vương Tường không hề đơn độc. Tạp chí “Phòng vụ châu Á-Thái Bình Dương” số mới nhất của Đài Loan dẫn nguồn tin từ Mỹ và Nhật Bản cho biết PLA có kế hoạch tái cấu trúc 7 Quân khu hiện nay thành 5 Chiến khu. Theo tạp chí này, giới chức cấp cao PLA, bao gồm cả cơ quan tham mưu đang nghiên cứu phương án cải cách PLA. Thứ nhất là do nhiệm vụ mới của PLA đã xác định rõ mục tiêu gồm áp lực bên ngoài và gây hấn quân sự phải đối mặt. Thứ hai là PLA phải học tập phương pháp quản lý tiên tiến của quân đội nước ngoài, thậm chí là năng lực tác chiến phản ứng nhanh, bao gồm năng lực tác chiến liên hợp đa binh chủng của quân đội Mỹ, hay quân đội nước lớn như Nga cũng đã tiến hành bố trí lại phân bố của các quân khu.
Theo báo “Đa chiều”
Thùy Anh (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...