Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc ra phán quyết cuối cùng.[1] Phán quyết của Tòa là một thắng lợi hoàn toàn dành cho Philippines và làm thay đổi cơ bản bối cảnh pháp lý quốc tế hay chính xác hơn là bức tranh toàn cảnh tại Biển Đông. Bài viết này nhằm ba mục đích: thứ nhất, để chỉ ra các đặc điểm của Tòa Trọng tài và địa vị pháp lý của phán quyết; thứ hai để tóm tắt những kết luận chính của Toà; thứ ba để tìm hiểu những tác động tiềm tàng của phán quyết đối với cả trong và ngoài khu vực Biển Đông.

Tòa Trọng tài và địa vị pháp lý của phán quyết

Cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (gọi tắt là UNCLOS hoặc Công ước). Phần XV của Công ước quy định việc giải quyết tranh chấp, đưa ra các “thủ tục bắt buộc dẫn đến phán quyết ràng buộc” bao gồm trong đó Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII.[2] Phippines đã dựa vào các quy định này để khởi kiện Trung Quốc thông qua Tuyên bố yêu sách  vào ngày 22 tháng 1 năm 2013.[3] Vì Tòa Trọng tài là một cơ chế của UNCLOS nên các câu hỏi về chủ quyền liên quan đến các đảo tranh chấp ở Biển Đông nằm ngoài thẩm quyền của Tòa.

Trung Quốc phản đối quá trình tố tụng trọng tài này và cho rằng Tòa không có đủ thẩm quyền để xem xét vụ kiện này.[4] Mặc dù thế, trên cơ sở cả Trung Quốc và Philipppines là thành viên của UNCLOS, Tòa đã được thành lập,[5] Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Hay được chọn làm Ban thư ký cho vụ kiện này và là địa điểm tổ chức các phiên điều trần. Do Trung Quốc phản đối thẩm quyền của Tòa nên Tòa đã chia quá trình tố tụng làm hai giai đoạn, trong đó Tòa xem xét vấn đề thẩm quyền trước. Ngày 29 tháng 10 năm 2015, trong Phán quyết về Thầm quyền và Khả năng thụ lý,[6] Tòa nhận thấy có thẩm quyền xét xử vụ kiện trong đó thẩm quyền đối với một số vấn đề được để lại để xem xét ở giai đoạn xét xử nội dung của quá trình tố tụng.[7] Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện một cách trực tiếp,[8]và mặc dù phán quyết của Tòa là “cuối cùng, ràng buộc và không kháng cáo”[9] nhưng Trung Quốc đã mạnh mẽ bác bỏ nó.[10]

Những kết luận chính trong Phán quyết

Quyền lịch sử và Đường chín đoạn của Trung Quốc

Bản chất và phạm vi yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc được mô tả trên các bản đồ Biển Đông của Trung Quốc là nguồn gốc lâu đời của những mập mờ trong tranh chấp Biển Đông. Do sự mập mờ này cùng với việc Trung Quốc từ chối tham gia trực tiếp vụ kiện nên Tòa đã đánh giá hành vi của Trung Quốc trong đường chín đoạn. Tòa khẳng định rằng yêu sách của Trung Quốc trong đường chín đoạn cho thấy “một dạng quyền lịch sử thiếu danh nghĩa”.[11] Tiếp theo luận điểm này, Tòa nhận thấy bất cứ yêu sách quyền lịch sử nào đối với các nguồn tài nguyên trong đường chín đoạn đều bị hủy bỏ và do đó, “không phù hợp” với UNCLOS.[12] Phán quyết này dựa trên quan điểm Công ước về bản chất được xây dựng nhằm kiện toàn các quyền trong các vùng biển, có nghĩa là quyền của các quốc gia ven biển khác tại Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa “không có chỗ để yêu sách quyền lịch sử”.[13]

....

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Clive Schofield là Giáo sư và Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Quốc gia Úc về Tài nguyên và An ninh biển (ANCORS), Đại học Wollongong, Úc. Ông là một nhân chứng độc lập (được Philippines cung cấp) tại Tòa Trọng tài trong vụ việc giữa Philippines và Trung quốc. Địa chỉ: Tòa ITAMS, Innovation Campus, Squires Road, NorthWollongong, NSW 2500, Australia; email: clives@uow.edu.au. Bài viết được đăng trên Contemporary Southeast Asia: A Journal of International and Strategic Affairs.

Dịch: Quách Huyền

Hiệu đính: Hà My

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.



[1] “Vụ PCA số. 2013-9 về Vụ kiện Biển Đông”, 12/7/2016, tại

[2] UNCLOS, Phần XV và Phụ lục VII.

[3] Philippines, “Thông báo và Tuyên bố yêu sách đối với Biển Đông”, 22/1/2013, tại

[4] Trung Quốc tuyên bố thông qua UNCLOS năm 1996 trong đó chỉ ra rằng Trung Quốc thực hiện lựa chọn theo Điều 298 trong đó cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tạo Phần XV của Công ước không áp dụng đối với các “tranh chấp liên quan đến chủ quyền hoặc các quyền đối với các lãnh thổ lục địa hoặc đảo”, các tranh chấp liên quan đến “phân định biển” hoặc “vịnh hoặc danh nghĩa lịch sử”.Trung quốc “Tuyên bố Lập trường về vấn đề thẩm quyền trong vụ kiện Biển Đông được khởi xướng bởi Philippines”, 7/12/2014, tại .

[5] Điều 9 của Phụ lục VII của Công ước giải quyết vấn đề của một bên trong vụ kiện được khởi xướng theo các quy định của Công ước từ chối tham gia, quy định rằng “sự vắng mặt hoặc thất bại của một bên trong việc bảo chữa vụ kiện sẽ không trở thành rào cản để xét xử vụ kiện”.

[6] Xem tại trang web của PCA. Xem chú thích 1.

[7] Trong Phán quyết Tòa khẳng định Tòa có thẩm quyền cần thiết để giải quyết phần lớn các vấn đề và câu hỏi được đặt ra bởi Philippines. Xem Phán quyết, đoạn 167.

[8] Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện trực tiếp nhưng Trung quốc đã tham gia một các không chính thức, di dụ thông qua ban hành Công hàm và đưa ra Bản Lập trường.

[9] UNCLOS, Phụ lục VII, Điều 11.

[10] Trung quốc đã khẳng định Phán quyết của Tòa “không có giá trị pháp lý” và “không ràng buộc”. Xem “Tuyên bố của Bộ Ngoại giao về Phán quyết ngày 12/7/2016 tại .

[11] Phán quyết, đoạn 229

[12] Phán quyết, đoạn 246. Bất cứ yêu sách lịch sử nào của Trung Quốc đối với tài nguyên trong đường chín đoạn được nhận thấy là không phù hợp với UNCLOS “do vượt quá giới hạn của các vùng biển Trung Quốc theo quy định của Công ước vì “Công ước thay thế các quyền và thỏa thuận không còn phù hợp trước đó”.

[13] Phán quyết, đoạn 261. Cần chú ý rằng Tòa đã chỉ ra Trung Quốc có thể loại bổ