Hướng tới một MDA “hiệu quả” tại Biển Đông

Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), MDA “là hiểu biết hữu hiệu về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến biển, có thể tác động đến an ninh, an toàn, kinh tế hoặc môi trường biển”. Trong những năm gần đây, QUAD (bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc) và Liên minh Châu Âu đã đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy hợp tác MDA với các nước Đông Nam Á. Cụ thể, EU đã mời Indonesia[i] ,Philippines[ii] và Việt Nam[iii] sử dụng phần mềm IORIS thuộc Sáng kiến Các Tuyến đường Trọng yếu tại Ấn Độ Dương (CRIMARIO). QUAD đã mô phỏng Sáng kiến Nhận thức Biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPMDA) tại tập trận SEACAT[iv] năm 2022 và được cho là đã cung cấp IPMDA cho một số nước ASEAN[v].

Các sáng kiến này có thể giúp ASEAN ng phó với các thách thức mang tính “vùng xám” (dưới ngưỡng xung đột, không trực tiếp liên quan đến quân sự) và giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải khác. Tuy nhiên, QUAD và EU cần cải thiện các sáng kiến này, cả về mặt kỹ thuật về chính trị, nếu muốn ASEAN đón nhận rộng rãi hơn.

Giải quyết thách thức vùng xám

Hướng tới một MDA “hiệu quả” tại Biển ĐôngMàn hình trên máy bay P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ trong một sứ mệnh giám sát hoạt động quân sự hóa các đảo của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 5/9/2018, cho thấy một nhóm tàu tại Đá Xu Bi thuộc Trường Sa. (Adam Dean/The New York Times)

Năm 2023, số lượng các hoạt động mang tính “vùng xám” có xu hướng gia tăng tại Biển Đông. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc nhiều lần đụng độ nghiêm trọng với Philippines gần Bãi Cỏ Mây (Trường Sa), được cho là đã bắn vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippines vào tháng 8 và tháng 11/2023[vi]. Tàu khảo sát – nghiên cứu của Trung Quốc cũng thường xuyên hoạt động trong vùng biển của các nước ven Biển Đông, bao gồm vụ tàu Hướng Dương Hồng 10 hoạt động dài ngày trong EEZ Việt Nam vào tháng 5/2023[vii]. Số tàu cá (nhiều nguồn cho là tàu “dân binh”) Trung Quốc cũng gia tăng đột ngột gần một số thực thể tại Trường Sa[viii].

Một trong những lý do khiến các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong việc ứng phó với các hoạt động “vùng xám” nói trên là: các hoạt động thường rất khó nhận biết. Chẳng hạn, các tàu “dân binh” được cho là thường tắt hệ thống nhận dạng tự động (AIS) hoặc có máy phát sóng tầm ngắn[ix] nên khó định vị được. Bên cạnh đó, thông tin từ AIS cũng có thể bị thao túng và không phản ánh được toàn bộ tình hình. Ví dụ, trong vụ Hướng Dương Hồng 10 hồi tháng 5/2023 tại EEZ của Việt Nam, tàu khảo sát của Trung Quốc có bật AIS nhưng hoạt động cụ thể của tàu vẫn rất khó lý giải.

Hướng tới một MDA “hiệu quả” tại Biển ĐôngĐồ họa này mô tả lộ trình của tàu khảo sát Trung Quốc XYH-10 khi đi qua EEZ Việt Nam vào tháng 5/2023. (Nhóm Trung Quốc, Viện Biển Đông)

Các sáng kiến MDA của QUAD và EU có thể phát huy tác dụng trong những trường hợp này. Các công nghệ mới đi kèm với sáng kiến sẽ cung cấp nhiều lớp dữ liệu thời gian thực ở quy mô địa lý rộng lớn hơn, vượt qua giới hạn của các công cụ giám sát dựa trên AIS hiện hành, thông qua: (i) tích hợp cơ sở dữ liệu dựa đa nguồn; (ii) phân tích dữ liệu về hoạt động tàu thuyền; (iii) cung cấp hình ảnh chất lượng cao[x] về hoạt động của tàu thuyền trên thực địa. Ví dụ, IPMDA của QUAD tích hợp dữ liệu vệ tinh và tần số vô tuyến từ các vệ tinh của HawkEye360[xi] vào phần mềm SeaVision do Bộ Giao thông Vận tải Mỹ phát triển để cung cấp hình ảnh sắc nét hơn và nhanh hơn. IORIS của CRIMARIO có khả năng tích hợp dữ liệu từ AIS và Skylight AI, sau này có thể thêm dữ liệu từ vệ tinh Copernicus và dữ liệu tần số vô tuyến để thực hiện chức năng tương tự IPMDA[xii]. Với những công nghệ này, người dùng có thể xác định và phân tích các hoạt động “vùng xám” nhanh chóng hơn, qua đó gia tăng khả năng răn đe với các hoạt động này.

Hỗ trợ các nhu cầu an ninh hàng hải khác

Bên cạnh những thách thức “vùng xám”, ASEAN còn có những nhu cầu khác mà các chương trình MDA của QUAD và EU có thể giúp giải quyết. Thứ nhất là tội phạm biển, bao gồm đánh bắt cá bất hợp pháp, không được kiểm soát và không báo cáo (IUU) và cướp có vũ trang. Nhiều nước ASEAN được xếp hạng trong top 50 hoặc 60 quốc gia gặp thách thức nghiêm trọng về IUU[xiii]. Thỏa thuận Hợp tác của ASEAN về Chống cướp biển và Cướp có Vũ trang (ReCAAP) đã chứng tỏ thành công trong việc ngăn chặn tội phạm: tổng số vụ việc ở châu Á giảm kể từ khi trung tâm chia sẻ thông tin của ReCAAP được thành lập[xiv]. Các sáng kiến MDA có thể đóng vai trò tương tự.

Thứ hai, các công nghệ mới đi kèm các sáng kiến MDA có thể được sử dụng cho nhu cầu phát triển. Thông qua các công nghệ này, ASEAN cũng có thể theo dõi tác động của mực nước biển dâng - vấn đề cực kỳ quan trọng đối với một số nước thành viên[xv]. Công nghệ của MDA cũng có thể giúp xác định các nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tiềm năng, góp phần thực hiện các mục tiêu của ASEAN tại COP26[xvi]. Bên cạnh đó, ASEAN cũng có cơ hội làm quen và làm chủ các công nghệ mới nổi về lâu dài, bao gồm máy bay không người lái, phao nổi, vệ tinh không gian hoặc trí tuệ nhân tạo.

Quan ngại tiềm tàng

Tuy nhiên, ASEAN cũng có thể có nhiều quan ngại về các sáng kiến MDA. Nhiều ý kiến quan ngại MDA có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng khu vực, cho rằng đây là (i) khái niệm do Mỹ thúc đẩy[xvii] (do chính quyền Bush đặt ra trong bối cảnh hậu 11/9[xviii]) hay (ii) nền tảng chia sẻ thông tin tình báo nhằm vào Trung Quốc[xix]. Nhiều ý kiến khác quan ngại về bảo đảm an ninh quốc gia[xx], nhất là khi chia sẻ thông tin qua công nghệ mới . Khả năng tương thích về mặt kỹ thuật cũng có thể là một khó khăn vì các nước Đông Nam Á thường nhập khẩu hệ thống phần cứng của Nga.

Những lo lắng này không phải là không có cơ sở nhưng có thể được giảm nhẹ. Thứ nhất, khái niệm MDA có thể do Mỹ thúc đẩy nhưng ngày càng được quốc tế hóa: IMO[xxi] hay Liên minh châu Phi[xxii] đã đưa ra định nghĩa về MDA; Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc hay Canada cũng đưa ra các sáng kiến MDA riêng (Ấn Độ thậm chí còn tuyên bố rằng đã thúc đẩy MDA trong nước từ năm 1996[xxiii]); Singapore có Trung tâm Tổng hợp Thông tin của riêng mình và giới thiệu hệ thống chia sẻ thông tin theo thời gian thực của mình với ASEAN[xxiv]. MDA cũng là chủ đề chung của ASEAN, được đưa vào nhiều hội thảo[xxv], chương trình họp[xxvi] và diễn tập[xxvii].

Ngoài ra, các sáng kiến MDA kể trên chưa bị các nước khu vực chỉ trích. Trung Quốc cho đến nay chưa công khai phản đối IPMDA và CRIMARIO (thường chỉ dùng kênh truyền thông để nêu quan ngại[xxviii]), đồng thời phát triển các chương trình tương tự của riêng mình[xxix].

Cũng cần lưu ý rằng, phần lớn nguồn tin "tình báo" trong lĩnh vực này có thể đến từ các nguồn dân sự hoặc nguồn mở[xxx], do đó không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Các công cụ MDA dựa trên web có thể được áp dụng một cách linh hoạt trên các máy tính dân sự, không bị ảnh hưởng bởi xuất xứ về phần cứng.

Các biện pháp thúc đẩy MDA “hiệu quả”

Làm thế nào QUAD và EU có thể thúc đẩy các nỗ lực MDA theo hướng hiệu quả hơn với ASEAN?

Từ góc độ truyền thông, khi mời các thành viên ASEAN tham gia sáng kiến, QUAD và EU nên đảm bảo ASEAN được cung cấp đầy đủ và minh bạch thông tin. Ví dụ, hiện nay, phạm vi phủ sóng tiềm năng của IPMDA vẫn còn là một dấu hỏi: Những công nghệ mới nào sẽ được tích hợp sau giai đoạn đầu của IPMDA (5 năm)? Người dùng có “được” yêu cầu cung cấp hay đóng góp thông tin không?

Thứ hai, EU và QUAD nên củng cố một quy tắc tham gia chung để mở cửa cho tất cả các bên quan tâm trong ASEAN. Thứ ba, các sáng kiến MDA nên được coi là công cụ thúc đẩy “hàng hóa công hơn” trong khu vực hơn là công cụ cạnh tranh.

Từ góc độ kỹ thuật, QUAD và EU cần phân biệt MDA “chiến lược” và MDA “mở” mang tính chiến thuật. Các nước ASEAN nên được tạo điều kiện tham gia các sáng kiến theo mức độ và tốc độ của riêng mình. Theo đó, ASEAN nên có quyền lựa chọn hoạt động để tham gia trong các sáng kiến (có thể chỉ chia sẻ MDA “mở” và duy trì quyền tự chủ về dữ liệu chiến lược).

Trong lĩnh vực “mở”, QUAD và EU nên ưu tiên các hoạt động ASEAN quan tâm như chống IUU, cướp biển và buôn lậu, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và kết nối cảng biển (thay vì các hoạt động mang tính quân sự). Ngoài ra, trong tương lai, QUAD và EU nên thúc đẩy MDA theo hướng chuyển dịch từ thu thập thông tin thông thường sang phân tích thông tin.

Từ góc độ điều phối, các nhà cung cấp nên tìm cách phối hợp với nhau trước khi “mời chào” ASEAN, tổng hợp các sáng kiến MDA riêng lẻ để tránh chồng chéo về chức năng. EU và QUAD cũng có thể kêu gọi các nhà cung cấp MDA khác như Canada, Ấn Độ hoặc Nhật Bản tham gia với mình.

Về phía ASEAN, ASEAN nên thừa nhận rằng xây dựng năng lực MDA là một nhu cầu thực sự, bất kể định nghĩa MDA là gì. Nếu thuật ngữ “MDA” còn nhạy cảm, ASEAN có thể đưa ra thuật ngữ riêng.

ASEAN cũng có thể tận dụng các nền tảng hiện có và mạng lưới đối tác toàn diện hiện tại để thúc đẩy chính ASEAN thành một trung tâm tiềm năng cho kết nối MDA khu vực. Trong kênh 1.5 hoặc kênh 2, ASEAN có thể thiết lập hệ thống kết nối các viện nghiên cứu và trường đại học liên quan đến an ninh biển hay công nghệ biển, tổ chức hội thảo hoặc nghiên cứu chung để mở rộng việc sử dụng MDA, đưa ra khuyến nghị chính sách mới hoặc đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết cho hợp tác MDA “mở”, chẳng hạn như ngôn ngữ, luật pháp quốc tế hoặc phân tích thông tin.

Nhìn chung, các sáng kiến MDA do QUAD và EU đề xuất có thể mang lại lợi ích cho ASEAN trong việc giải quyết các thách thức vùng xám cũng như một số mối vấn đề an ninh biển khác. Tuy nhiên, chất lượng vẫn hơn số lượng. Các chủ thể đã đầu tư hoặc quan tâm đến MDA ở Biển Đông cần tìm cách phối hợp các sáng kiến riêng rẽ thành một cơ chế hợp tác thông suốt và minh bạch nếu muốn được ASEAN đón nhận tích cực hơn.

Đỗ Hoàng – Bản dịch (có biên tập lại) từ bài bình luận đăng tại USIP tháng 9/2023.

 

[i]https://www.crimario.eu/indonesia-eu-host-regional-talks-on-information-sharing-to-enhance-maritime-safety-and-security-in-indo-pacific/

[ii]https://www.crimario.eu/indo-pacific-maritime-security/

[iii]https://zingnews.vn/quan-chuc-eu-viet-nam-la-diem-den-yeu-thich-cua-nha-dau-tu-chau-au-post1312920.html

[iv]https://www.csis.org/analysis/twelfth-annual-south-china-sea-conference-lunch-keynote

[v]https://www.aljazeera.com/news/2022/5/28/why-has-the-quad-launched-an-anti-china-surveillance-plan#:~:text=Quad's%20initiative%20is%20designed%20to,Chinese%20vessels%20in%20real%20time.

[vi]https://www.france24.com/en/live-news/20230806-philippines-accuses-china-coast-guard-of-firing-water-cannon-at-its-boats

[vii]https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-dang-theo-doi-sat-tau-huong-duong-hong-10-cua-trung-quoc-post1023857.vov

[viii]https://www.nytimes.com/interactive/2023/11/16/world/asia/south-china-sea-ships.html  

[ix]https://www.csis.org/analysis/pulling-back-curtain-chinas-maritime-militia-0v

[x]https://www.canada.ca/en/fisheries-oceans/news/2021/02/government-of-canada-launches-international-program-to-track-illegal-fishing-using-satellite-technology.html

[xi]https://twitter.com/ASD_IndoPacific/status/1618079748026167299

[xii]https://www.crimario.eu/wp-content/uploads/2023/05/IORIS_Brochure_A5_V5.pdf

[xiii]https://iuufishingindex.net/ranking

[xiv]https://www.skuld.com/topics/port/piracy/piracy-and-armed-robbery-in-asia---update/

[xv]https://www.statista.com/chart/25152/risk-of-rising-sea-levels-flooding-in-asia/

[xvi]https://aseanenergy.org/cop26-aseans-commitment-in-the-energy-sector/

[xvii]https://www.cnas.org/publications/reports/networked-transparency-constructing-a-common-operational-picture-of-the-south-china-sea

[xviii]https://www.jstor.org/stable/26397039

[xix]https://www.aljazeera.com/news/2022/5/28/why-has-the-quad-launched-an-anti-china-surveillance-plan#:~:text=Quad's%20initiative%20is%20designed%20to,Chinese%20vessels%20in%20real%20time

[xx]https://johnmenadue.com/quad-maritime-domain-awareness-initiative-trojan-horse-for-the-us-military/

[xxi]https://www.imo.org/en/MediaCentre/Pages/WhatsNew-1203.aspx

[xxii]https://au.int/sites/default/files/treaties/37286-treaty-african_charter_on_maritime_security.pdf

[xxiii]https://maritimeindia.org/maritime-domain-awareness-in-india-shifting-paradigms/

[xxiv]https://www.mindef.gov.sg/web/portal/mindef/news-and-events/latest-releases/article-detail/2019/September/02sep19_nr

[xxv]https://www.mofa.go.jp/press/release/press6e_000213.html

[xxvi]https://admm.asean.org/dmdocuments/2020_Aug_ADSOM-Plus%20WG_Da%20Nang_10-11%20January%202020_Annex%203c2.%20ADMM-Plus%20EWG%20on%20MS%202020-2023%20Draft%20Work%20Plan%20(TH-US).pptx

[xxvii]https://thanhnien.vn/viet-nam-tham-gia-dien-tap-hang-hai-chung-asean-my-185880327.htm

[xxviii]https://www.globaltimes.cn/page/202212/1282448.shtml

[xxix]https://www.fpri.org/article/2021/05/chinas-maritime-intelligence-surveillance-and-reconnaissance-capability-in-the-south-china-sea/

[xxx]https://www.researchgate.net/publication/233466541_The_Downside_of_Open_Source_Intelligence