GIỚI THIỆU

Học giả về sức mạnh biển người Mỹ Afred Thayer Mahan rất chính xác khi nhận định rằng: “Từ góc độ chính trị xã hội, điều đầu tiên và rõ ràng nhất mà biển thể hiện chính là con đường rộng lớn hay có lẽ đúng hơn là một khu vực chung rộng lớn mà con người có thể qua lại từ mọi hướng”.[2] Từ nhận định này, đã xuất hiện một sự thừa nhận rộng rãi rằng đại dương là “di sản chung của nhân loại” và điều này chính là khởi nguồn quan trọng cho việc xây dựng Công ước luật biển.

Trong khi biển cả vẫn duy trì chức năng chính như một kênh giao thông quan trọng, hiện có kỳ vọng lớn hơn về những nguồn tài nguyên dồi dào mà nó mang lại.[3] Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên biển là một xu hướng tự nhiên vì chúng ta có thể nhận ra rằng nguồn tài nguyên trên đất liền sẽ không đủ để thỏa mãn nhu cầu ngày một lớn hơn của con người. Với nguồn tài nguyên và năng lưọng phong phú, biển được coi là nơi cuối cùng trên trái đất để thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng của con người.[4]

Tài nguyên biển ngày càng có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự gia tăng dân số trên thế giới. Nhưng theo thời gian, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên biển và việc vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt là dầu khí và các chất độc hại khác đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường biển, phá hủy hệ sinh thái biển và cân bằng sinh thái. Chính vì lí do này, con người đang dần nâng cao nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và kiểm soát tài nguyên nhằm ngăn chặn nguồn tài nguyên biển khỏi cạn kiệt và mất đi.

Vì những vấn đề trên, quan ngại của chúng ta đối với biển cả hầu hết là về các vấn đề: an toàn và an ninh giao thông biển, buôn lậu, kiểm soát ô nhiễm, giám sát tài nguyên biển, đánh bắt trái phép và các mối nguy hại khác đối với an toàn hàng hải đặc biệt là nạn hải tặc và khủng bố trên biển. Nạn hải tặc đã trở thành một vấn đề lớn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt là tại Biển Đông và nạn cướp biển có vũ trang là một vấn nạn thường xuyên xảy ra taị eo biển Malacca và Singapo. Các phần tử khủng bổ có thể sử dụng thủy lôi và các chất gây nổ nhằm làm gián đoạn tự do hàng hải qua các tuyến đường biển. Một mối lo ngại khác là việc vận chuyện trái phép vũ khí hủy diệt hàng loạt xuất hiện sau vụ khủng bố 11/9 trên đất Mỹ. Các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ cũng là vấn đề chủ đạo tại biển Đông. Cũng giống như nhiều yêu sách và tranh chấp khác, tranh chấp tại biển Đông vẫn chưa được các quốc gia có liên quan giải quyết.

Sự lo ngại trên có thể khuyến khích hợp tác quốc tế nhưng nó cũng có thể là nguồn gốc cho đỏi hỏi quyền tài phán và sự cạnh tranh dần dần, đặc biệt khi khu vực này có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên như Biển Đông. Công ước Luật biển (UNLOS) ra đời năm 1982 đã xác định một cách rõ ràng cơ sở để xác định ranh giới các vùng nước của một quốc gia. Tuy nhiên khái niệm mới “vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa làm cho việc xác định một cách chính xác ranh giới của EEZ và thềm lục địa rất khó khăn và mập mờ, vì thế có rất nhiều đường ranh giới đối với EEZ và thềm lục địa của mỗi quốc gia. Kết quả là vì mỗi quốc gia xác định ranh giới EEZ và thềm lục địa theo cách giải thích riêng của mình và do sự phức tạp của biển Đông như là một biển nửa kín với rất nhiều các quốc gia ven biểt đã không khỏi dẫn tới xung đột và tranh giành.

TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG

Có ít nhất hai vấn đề chính tại Biển Đông khiến nó trở thành điểm nóng thứ 3 tại khu vực sau vấn đề hạt nhân Triều Tiên và eo biển Đài Loan, đó là vị trí chiến lược của Biển Đông thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các cường quốc, tranh chấp lãnh thổ và các yêu sách chồng lấn của các quốc gia trong khu vực.

Biển Đông là một trong những đường thủy chiến lược nhất trên thế giới. Là tuyến đường biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, Biển Đông là cầu nối quan trọng giữa phương Đông và phương Tây. Hầu hết dầu khí mà Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu từ Châu Mĩ và Trung Đông đều được vận chuyển qua Biển Đông. Eo biển Malacca và Singapo là cửa ngõ cho các tuyến đường biển thông thương và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế bắt buộc các quốc gia phải duy trì việc vận chuyển qua đường biển một cách an toàn và suôn sẻ, nhân tố chính của các hoạt động thương mại. Bên cạnh tầm quan trọng về kinh tế, biển Đông còn ẩn chứa một ý nghĩa quan trọng đối với an ninh.

Mỹ cho rằng Biển Đông có vị trí rất chiến lược vì khu vực này là tuyến đường biển quan trọng đối với các lực lượng quân đội của nước này tại Châu Á - Thái Bình Dươn và kiiểm soát Biển Đông là quan tâm hàng đầu của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như các đồng minh của Mỹ. Năm 2001 Mỹ đưa ra Sáng kiến an ninh Hàng hóa (CSI) và năm 2003 là Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hạt nhân (PSI) liên quan đến việc ngăn chặn việc vận chuyển  vũ khí hủy diệt hàng loạt và bảo vệ các vùng biển quốc tế tại eo biển Malacca, Biển Đông và Ấn Độ Dương. Thêm vào đó, Mỹ đã đưa ra Sáng kiến an ninh hàng hải khu vực (RMSI)  hồi tháng 4/2004 kêu gọi các quốc gia ven biển cho phép lực lượng hải quân Mỹ ngăn chặn nạn hải tặc và khủng bố. Tuy nhiên, RMSI, sáng kiến liên quan trực tiếp đến các tuyến đường vận chuyển nhỏ hẹp, chưa bao giờ được cho là cơ chế mở cho sự tham gia của Trung Quốc và Nhật Bản, [5] và do đó nó có thể  bị các quốc gia sử dụng sáng kiến này xem là thách thức. Các quốc gia ven biển không ủng hộ sáng kiến này của Mỹ vì lo sợ nó sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình xung quanh các tuyến đường biển quan trọng này vì sáng kiến này sẽ chỉ kích thích thêm sự cạnh tranh.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

Rosihan Arsyad, Chuẩn Đô Đốc (đã nghỉ hưu)

Quách Huyền (dịch)

Đỗ Thủy (hiệu đính)

Tham luận của Chuẩn Đô Đốc (đã nghỉ hưu) Rosihan Arsyad tại Hội thảo Quốc tế “Triển vọng Hợp tác trong các vấn đề ở Biển Đông - "Prospects of Cooperation and Convergence of the Issues and Dynamics in South China Sea” ngày 31 tháng 5 năm 2011, tại Jakarta, Indonesia do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Châu Á, Jakarta tổ chức.

Bản gốc tiếng AnhCooperation among Regional States in Preventive Diplomacy and Implementation of Code of Conduct to Ensure Peace, Prosperity and Stability in the South China Sea



[1] Bài báo này được trích dẫn, cập nhật và sửa đổi từ bài báo được trình bày bởi Thiếu tướng Hải quân Indonesia Rosihan Arsyad tại cuộc đối thoại về Hợp tác an ninh hàng hải. “Dàn xếp an ninh biển của Indonesia” và “Triển vọng hợp tác an ninh tại Châu Á Thái Bình Dương” và tại Hội thảo an ninh Châu Á. Trường Đại học bang Missippi, Jason, Mỹ, ngày 1-2 tháng 11 năm 2007 với chủ đề “Hợp tác giữa các nước ven biển và hải quân các nước nhằm đảm bảo an toàn cho việc vận chuyện qua eo biển Malacca”.

[2] A.T. Mahan, The Influence of Sea Power Upon History [Ảnh hưởng của quyền lực biển cả đối với lịch sử, 1660-1783, Chương I, trang 68, Discussion of the Elements of Sea Power [Bàn về các yếu tố cấu thành nên quyền lực biển].

[3] Thiếu tướng Hải quân  Pakistan  Saeed  M  Khan, “Key  Note  Address  in International Seminar on Indian Ocean - Indian Ocean, Security and Stability in the Post-cold War Era” [Diễn văn tại Hội thảo quốc tế về Ấn Độ Dương- Ấn Độ Dương, An ninh và ổn định thời kì hậu Chiến tranh lạnh], trang 5

[4] Tlđd

[5] Zhang  Xuegang, “South  Asia  and  Energy,  Gateway  to  Stability” [Nam Á và năng lưọng, cửa ngõ của sự ổn định], An ninh Trung Quốc , Tập 3 Số 2, trang 20.