12/03/2010
(THANHNIEN - 11/03/2010) Trên website về bản đồ thế giới của mình, tổ chức tiếng tăm của Mỹ ghi chú sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Xem thêm: Bản đồ về Hoàng Sa của Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ: Không có tính pháp lý và sai sự thật (Tuổi trẻ); Đà Nẵng lên tiếng vụ bản đồ Hoàng Sa sai sự thật (KHĐS); Phản đối Hội Địa lý Mỹ làm sai bản đồ Hoàng Sa (VNN); Chủ tịch Hoàng Sa lên tiếng vụ bản đồ sai sự thật (VNN); Việt Nam phản đối tạp chí Hội Địa Lý Quốc gia của Mỹ về việc để Hoàng Sa là của Trung Quốc (RFI); Bản đồ sai lệch về Hoàng Sa của Hội Địa lý Mỹ: Không khách quan, không khoa học, không có giá trị pháp lý (PLTPHCM); Địa chỉ để ký thư phản đối Removal of the label “China” at the Paracel Island; Người phát ngôn BNG: Yêu cầu Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ sửa lỗi trên bản đồ.Và đây là thừa nhận của Hội Địa lý quốc gia Mỹ: PARACEL ISLANDS STATEMENT: "..Trong tương lai, chúng tôi hoặc sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin kèm theo ..., hoặc chúng tôi sẽ không chú thích thêm." Xem thêm Hội Địa lý Mỹ phát ngôn về vụ bản đồ Hoàng Sa (KHĐS). Hội Địa lý quốc gia Mỹ trả lời chưa thỏa đáng (TNiên).
National Geographic Society (Hội Địa lý quốc gia) có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ lâu nay được coi là một trong những tổ chức khoa học và giáo dục phi lợi nhuận lớn nhất thế giới. Hội này có nhiều tổ chức trực thuộc như kênh truyền hình National Geographic Channel rất nổi tiếng hoặc National Geographic Maps chuyên về bản đồ.
Dù là một tổ chức lớn và uy tín như thế, nhưng mới đây, National Geographic Society - cụ thể là tổ chức National Geographic Maps trực thuộc - đã có hành động khinh suất, coi thường lịch sử và công pháp quốc tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền của VN.
|
Thông tin về việc National Geographic Society phát hành bản đồ xuyên tạc sự thật được các bạn đọc Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long gửi tới Thanh Niên vào ngày 11.3.2010. Nhóm cũng đã viết thư phản đối gửi lên Ban biên tập của National Geographic Society. |
|
Trong bộ Bản đồ thế giới được phát hành trên website của tổ chức này tại địa chỉ www.natgeomaps.com, ở một số bản đồ, National Geographic Society ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích “China” (Trung Quốc) ngay phía dưới. Ở một số bản đồ khác cũng nằm trong bộ trên, National Geographic Society ghi Paracel Is. tại vị trí quần đảo Hoàng Sa với chú thích bên dưới là “China”.
Quần đảo Hoàng Sa, được biết đến với tên tiếng Anh là Paracel Islands, nằm ở biển Đông là một phần không thể tách rời của VN. VN có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo vào năm 1974 là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và bất chấp luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc kiểm soát quần đảo này sau khi chiếm được là một hành động cần bị lên án.
Các học giả và tổ chức quốc tế uy tín hầu hết đều biết những sự thật lịch sử nói trên, nên khi đề cập tới Hoàng Sa họ luôn giữ một thái độ khách quan khoa học. Tiếc rằng National Geographic Society, cũng là một tổ chức rất lớn, lại không tôn trọng tính khách quan khoa học trong bộ bản đồ nói trên. Bằng việc ghi chú quần đảo Hoàng Sa (hay Paracel Islands trong tiếng Anh) là Xisha Qundao và chú thích “Trung Quốc” bên dưới, tổ chức Mỹ này đã dành sự thiên vị của mình cho Trung Quốc, bất chấp các chứng cứ lịch sử, pháp lý. National Geographic Society vô hình trung đã ủng hộ việc một nước sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ của nước khác một cách bất hợp pháp.
Hiện National Geographic Society đang bán bộ bản đồ sai sự thật trên qua mạng với nhiều hình thức và ngôn ngữ khác nhau. Họ cũng phát hành trong ấn phẩm hằng tháng của mình. Điều này có nghĩa sự xuyên tạc của National Geographic Society đối với quần đảo Hoàng Sa của VN sẽ đến với nhiều người đọc khắp thế giới. Những người không am hiểu lịch sử của quần đảo này cũng như bị cái bóng dáng đồ sộ của National Geographic Society đánh lừa sẽ dễ dàng tin rằng Paracel Islands (quần đảo Hoàng Sa) là của Trung Quốc, một điều hoàn toàn sai sự thật.
Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc National Geographic Society phát hành bộ bản đồ nói trên là hành vi xuyên tạc lịch sử, bất chấp công lý, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ VN. Lẽ ra, với uy tín của mình, với tư cách là một tổ chức khoa học - giáo dục lớn, họ cần phải cẩn trọng và khách quan khi cho phát hành những bộ bản đồ như thế.
Vào hôm qua, Thanh Niên đã liên hệ với Ban biên tập của National Geographic Maps để phản ánh vấn đề trên cũng như đề nghị một sự giải thích rõ ràng cho hành động khinh suất của họ. Chúng tôi chờ sự trả lời của National Geographic maps và sẽ thông tin đến bạn đọc.
Đỗ Hùng
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...