07/03/2014
Ngày 4/3, Thiếu tướng PLA Tiền Lợi Hoa - nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, đại biểu Chính hiệp toàn quốc cho rằng "Nếu có kẻ khiêu khích, nổ phát súng đầu tiên, Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ".
(1) Hiện nay tình hình khu vực phức tạp, hoàn toàn không loại trừ những khả năng xung đột xảy ra, nhưng điều này không phải do Trung Quốc quyết định. Quân đội Trung Quốc sẽ không nổ súng trước, nhưng nếu có kẻ khiêu khích và nổ súng trước, mang xung đột và chiến tranh đến với Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ.
(2) Có người so sánh tình hình Đông Á hiện nay với mâu thuẫn Anh-Đức thế kỷ 19, sự so sánh này không chuẩn xác. Vì tình hình Đông Á và tình hình Châu Âu hoàn toàn khác nhau, bối cảnh thế kỷ 20 cũng hoàn toàn khác với bối cảnh thế kỷ 19. Có những thế lực đang cố tình tạo ra không khí chiến tranh, gây nhiễu và phá hoại quyết tâm và ý chí của Trung Quốc, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội bình thường của Trung Quốc.
(3) Nhật Bản đã mất đi phương hướng, mở ra cánh cửa thuận lợi cho các thế lực cực đoan, muốn thách thức trật tự quốc tế sau thế chiến thứ 2. Nhật nên có những nhận thức đúng đắn về lịch sử, cần xử lý tốt quan hệ với các nước.
(4) Trung Quốc hiện nay khác với Trung Quốc năm 1894 và khác với Trung Quốc những năm 30 của thế kỷ trước, cho dù là thế lực cực đoan của Nhật hay Chủ nghĩa quân phiệt Nhật cũng không thể gây nên phiền phức lớn, hỗn loạn, xung đột hay chiến tranh quy mô cho Trung Quốc. Trung Quốc có khả năng và phương pháp ngăn chặn Chủ nghĩa quân phiệt Nhật phát triển, xử lý ổn thỏa những phiền phức mà Nhật Bản không ngừng tạo ra xung quanh Trung Quốc.
(5) Trung Quốc cần xử lý nghiêm túc vấn đề và mâu thuẫn quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản, khống chế tốt nguy cơ, tránh nguy cơ trở thành xung đột, đưa quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản trở lại quỹ đạo bình thường, quyết không để bất kỳ sự phán đoán sai lầm nào của Nhật Bản đối với Trung Quốc khiến sự phát triển hòa bình của Trung Quốc bị ngăn trở hay bị gián đoạn.
(6) Nếu có chiến tranh sẽ phá hoại sự phục hồi kinh tế thế giới: bất kể Trung Quốc, Mỹ hay Nhật Bản đều không mong muốn chiến tranh, cục diện quốc tế ngày này sau cùng vẫn là hòa bình và phát triển. Hiện kinh tế các nước đều đang ở thời kỳ khó khăn, đều mong muốn nhanh chóng vượt qua khó khăn kinh tế, và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển bình thường. Trong bối cảnh đó, nếu xảy ra chiến tranh, chỉ là sự phá hoại sự phục hồi kinh thế vừa mới bắt đầu.
(7) Tuy nhiên, Trung Quốc không sợ chiến tranh, chỉ có chuẩn bị đầy đủ mới có thể ngăn chặn chiến tranh, phòng chống xảy ra xung đột, hóa giải nguy cơ, tránh chiến tranh xảy ra. Hiện nay, bất luận là quy mô về dân số, sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự và sức mạnh tổng hợp quốc gia, Trung Quốc đều hơn Nhật.
Trong một tin liên quan, ngày 4/3, NPN của Trung Quốc Phó Oánh tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng đáp trả tất cả mọi mối đe dọa liên quan tới chủ quyền của nước này trong bối cảnh có tranh chấp ở vùng Biển Đông và Hoa Đông. Bà Oánh nói rằng Bắc Kinh ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và quân đội được coi là lớn nhất thế giới của nước này chỉ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng các nước khác không nên thách thức quyết tâm của Trung Quốc. Bà Oánh nói rằng “nếu nước nào đó muốn khiêu khích hoặc làm tổn hại tới an ninh và trật tự khu vực thì chúng tôi phải hành động”. NPN này nói thêm rằng một trong các mục tiêu của hành động đó là để “duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc”. Bà Oánh cũng nói rằng các nước khác cần phải xem xét nghiêm túc các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nếu “họ thực sự quan tâm tới an ninh và hòa bình khu vực” đồng thời chỉ đích danh Mỹ.
Theo Tân Hoa Xã, Hoàn Cầu
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...