19/08/2010
Chuyến đi châu Á gần đây của bà Hillary Clinton có thể, trong tương lai, sẽ được coi là chuyến đi có ý nghĩa nhất của một nhà ngoại giao Hoa kỳ kể từ khi Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh tháng 7 năm 1971. Đề cập đến vấn đề này, trên tờ Project-Syndicate 13/8 đăng bài của Yuriko Koike, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật. Sau đây là nội dung bài viết.
Chuyến đi của Kissinger là một cuộc cách mạng ngoại giao. Đổi mới quan hệ Mỹ-Trung đã thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu vào đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh và dọn đường cho Trung Quốc mở cửa kinh tế. Đây là một quyết định, hơn bất cứ một quyết định nào khác, đã định nghĩa tình hình thế giới ngày nay. Những việc bà
Chuyến thăm của bà
Phản đối lại điều đó, Clinton đã đề xuất Mỹ sẽ giúp thành lập một cơ chế quốc tế để dàn hòa các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc, Đài Loan, Phi-líp-pin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và Mã-lai-xi-a hiện nay tại Biển Đông. Đối với Trung Quốc, sự can thiệp này của bà
Một mối lo sợ chung đã xuất hiện tại Châu Á về việc Trung Quốc tìm cách sử dụng sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh của mình để thống trị không chỉ các vùng nước nhiều dầu mỏ tại Biển Đông, mà cả những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới tại khu vực này. Do vậy, quả là một tin vui khi bà Clinton sau đó đã khẳng định sự cam kết chặt chẽ hơn của Mỹ đối với an ninh hàng hải ở những vùng biển xung quanh Trung Quốc bằng việc đích thân tham dự cuộc tập trận chung trên biển và trên không cùng với Hàn Quốc ngoài khơi phía đông Bán đảo Triều Tiên. Tương tự như vậy, quan hệ quân sự giữa Mỹ và giới cao cấp nhất của quân đội In-đô-nê-xi-a, vốn đã bị đình trệ vài thập kỷ qua, nay được phục hồi trong chuyến thăm châu Á của bà Clinton.
Những cuộc tập trận này cảnh báo trực tiếp nhất cho Bắc Triểu tiên về sự cam kết chặt chẽ của Mỹ đối Hàn Quốc, tiếp sau sự việc Bắc Triều tiên làm chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi đầu năm nay. Có thể còn quan trọng hơn nữa là các cuộc tập trận này khẳng định quân đội Mỹ không phải đang bị quá phân tâm bởi
Phần tiếp theo của các cuộc tập trận này diễn ra ở biển Hoàng Hải, trong vùng biển quốc tế sát với Trung Quốc, thể hiện rõ cam kết của Mỹ đối với tự do trên biển châu Á. Ngay sau đó, hàng không mẫu hạm của Mỹ thăm Việt Nam lần đầu tiên từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc 35 năm trước đây.
Không ngạc nhiên gì khi Bắc Triều tiên la hét phản đối các cuộc tập trận này, thậm chí còn đe dọa đáp lại bằng “vật chất”. Còn Trung Quốc thì không chỉ tuyên bố việc
Chuyến thăm của bà Clinton quan trọng không chỉ vì nó thể cam kết sắt đá của Mỹ đối với an ninh của châu Á và phía Đông Thái Bình Dương, mà còn vì nó đã bóc trần với toàn thể châu Á mâu thuẫn cơ bản trong cốt lõi của chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Năm 2005, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố thực hiện chính sách thúc đẩy “thế giới hài hòa” với mục tiêu là xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước khác, nhất là các các nước láng giềng gần gũi. Nhưng tháng 8 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lại tuyên bố “trọng tâm của công tác ngoại giao là hỗ trợ xây dựng kinh tế.”
Dường như tất cả quan hệ đối ngoại giờ đây được xếp thấp hơn các quan tâm đối nội. Ví dụ, nỗi lo ngại hỗn loạn sẽ tràn lan nếu Bắc Triều tiên sụp đổ đã làm chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Triều tiên trở nên nhu nhược. Và sự không khoan nhượng của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là kết quả trực tiếp của lợi ích kinh tế mà Trung Quốc tin rằng đang nằm ở đáy biển tại đó. Do vậy mà Trung Quốc đã làm cho nhiệm vụ xây dựng quan hệ hữu nghị ở khu vực trở nên bất khả thi.
Ở châu Á, niềm hi vọng của ngày hôm nay là chuyến thăm của
Một chính sách gây sức ép và đe dọa kiểu nước lớn của Trung Quốc đối với Việt Nam hay/và Phi-líp-pin về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, hay việc chủ tâm đe dọa các nước láng giềng Nam Á nhỏ hơn, sẽ tiếp tục dóng hồi chuông báo động ở toàn bộ Thái Bình Dương và sẽ được coi là bằng chứng của tham vọng bá quyền của chính quyền Trung Quốc. Trừ khi Trung Quốc có thể giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, việc Trung Quốc tự nhận sẽ “trỗi dậy một cách hòa bình” sẽ là điều không thuyết phục không chỉ đối với Washington, mà còn đối với tất cả các thủ đô ở toàn châu Á.
Bốn mươi năm trước, việc Mỹ bắt tay Trung Quốc đã làm Nhật Bản và cả châu Á bị choáng. Chuyến thăm của bà
Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)