Tên

Giải mã sự thay đổi trong chính sách Biển Đông của Mỹ

Mô tả
Việc Trung Quốc cải tạo đảo quy mô lớn tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông từ năm 2013-2015 đã tạo ra một bước ngoặt trong chính sách của Mỹ đối với Biển Đông. Trung Quốc có ý định sử dụng các đảo nhân tạo đã xây dựng và các cơ sở vật chất đang trong quá trình lắp đặt trên các đảo này cho mục đích quân sự. Trong nhiều năm, Mỹ luôn xác định không can dự vào tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán trên biển kéo dài giữa Trung Quốc và năm quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc sử dụng các công trình ở phía nam của Biển Đông để thiết lập quyền kiểm soát lớn hơn với vùng biển gần, hạn chế sự tiếp cận của Mỹ đối với với vùng biển và vùng trời của một trong những tuyến đường trên biển quan trọng nhất trên thế giới, đã dẫn đến một sự đánh giá lại vai trò của Biển Đông như là một phần trong lợi ích cốt lõi lớn hơn của Mỹ, và trong đại chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Washington đã phản ứng với tiến trình xây dựng và cải đạo đảo của Trung Quốc bằng một chiến lược mới, chủ động hơn với mục tiêu ngăn chặn Trung Quốc tiến hành thêm các hành động khác tại các đảo nhân tạo mà có thể thay đổi cán cân sức mạnh quân sự hiện tại trong khu vực. Mỹ cũng theo đuổi mục tiêu buộc Trung Quốc phải “trả giá” cho hành động của mình bằng việc gắn kết tích cực hơn với các nước Đông Nam Á nếu nước này vẫn tiếp tục thực hiện các hành động hung hăng. Phuong Nguyen là học giả WSD-Handa tại Pacific Forum CSIS và là học giả liên kết tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington D.C. Địa chỉ: 1616 Rhode Island Ave., NWWashington D.C., 20036, Mỹ; email: h0aiphuong.14@gmail.com. Bài viết được đăng trên Contemporary Southeast Asia: A Journal of International and Strategic Affairs.
Kích thước
1.06 MB
Ngày tạo:
28-02-2017
Lượt xem
349