Mạng Nhân dân nhật báo, CRI 26/7 đăng bài “Mỹ - Việt xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, chuyên gia: nhân tố cân bằng với Trung Quốc là hạn chế”, đưa ra một số nhận định về quan hệ tay ba Việt - Mỹ - Trung như sau:

CTN/Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Mỹ và cùng TTh Obama tuyên bố xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại và an ninh quốc phòng. Các chuyên gia bày tỏ, Mỹ - Việt nâng cấp quan hệ song phương, toan tính nhằm cân bằng với Trung Quốc là không thể xem nhẹ, nhưng ảnh hưởng có hạn, Trung Quốc cần bình tĩnh ứng phó.

Do Mỹ đang thực hiện chiến lược tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam đang có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, việc Việt - Mỹ thắt chặt quan hệ khó tránh khỏi việc khiến người khác đoán già đoán non là xuất phát từ toan tính muốn cân bằng với Trung Quốc.

Mạng Phát thanh Trung Quốc ngày 26/7 đưa tin “Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam, mong muốn mượn tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc”: Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc, Quách Hiến Cương cho biết, Mỹ - Việt thiết lập quan hệ đối tác toàn diện có nghĩa quan hệ Mỹ - Việt có sự nâng cấp rất lớn, hai bên tại sao đi đến bước này là bởi vì muốn ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Về mặt an ninh, Mỹ hy vọng tăng cường quan hệ với Việt Nam để lợi dụng Việt Nam kiềm chế Trung Quốc, Mỹ biết Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp về vấn đề lãnh thổ và đảo, đá ở Biển Đông, Mỹ có thể lợi dụng điểm này để gây phiền toái cho Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc. Xem xét từ phía Việt Nam, Việt Nam cũng hy vọng lợi dụng Mỹ gây áp lực với Trung Quốc, hy vọng Mỹ duy trì sự hiện diện tại Đông Á.

Về mặt thương mại, Việt Nam cũng hy vọng tăng cường quan hệ với Mỹ bởi vì Mỹ suy cho cùng là thị trường rất lớn, Việt Nam hy vọng sản phẩm của mình có thể vào Mỹ nhiều hơn. Về mặt chính trị, Việt Nam thấy rằng thông qua việc thiết lập một quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ có thể nâng cao địa vị của Việt Nam ở quốc tế, nâng cao vị trí nước lớn khu vực của Việt Nam tại Đông Nam Á,  bởi vậy giữa Mỹ - Việt là cần lẫn nhau.

Quan hệ giữa Mỹ - Việt và Mỹ - Phi không giống nhau, Mỹ và Philippines là quan hệ đồng minh, phần lợi dụng lẫn nhau trong kiểu quan hệ Mỹ - Việt lớn hơn, Mỹ cũng hy vọng tăng cường quan hệ và liên hệ với Việt Nam để thay đổi tính chất chính quyền của Việt Nam, Việt Nam cũng biết rõ điều này, cũng phòng ngừa, bởi vậy quan hệ đối tác toàn diện của họ có mức độ, cũng chính là nói hai bên là quan hệ lợi dụng lẫn nhau.

Quách Hiến Cương cho biết thêm, báo chí phương Tây cho rằng Việt Nam lợi dụng Mỹ để cân bằng Trung Quốc, phán đoán này không hoàn toàn chính xác. Bởi vì một mặt giữa Trung Quốc - Mỹ tuy có mâu thuẫn nhưng hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ cũng đang nâng lên; mặt khác giữa Mỹ và Việt Nam cũng tồn tại mâu thuẫn nội tại, Mỹ thường xuyên lấy vấn đề nhân quyền để chỉ trích Việt Nam, Mỹ hy vọng tính chất của chính quyền Việt Nam xảy ra biến đổi, Việt Nam cần đề phòng sự can thiệp nội bộ của Mỹ, bởi vậy sự hợp tác của Việt Nam có mức độ. Việt Nam muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc để đạt được mục đích của họ, điều này khó thực hiện được.

Thời báo Hoàn cầu ngày 26/7 đăng bài “Chủ tịch nước Việt Nam thăm Mỹ được cho là để “cân bằng Trung Quốc”: Một số báo chí phương Tây đã làm nổi bật đặc biệt nhân tố Trung Quốc, cho rằng CTN Trương Tấn Sang tháng trước thăm Trung Quốc, giờ lại thăm Mỹ giữa lúc va chạm ở Biển Đông ngày càng nhiều, ý tứ về việc “tiến hành thận trọng việc cân bằng” giữa Mỹ và Trung Quốc rõ ràng.

Chuyên gia phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Mỹ cho biết, cùng với hành vi độc đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đã xuất hiện nhận thức chung ngày càng mở rộng, quan niệm này cho rằng, Trung Quốc đã trở thành sự uy hiếp đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. “Quan chức ngoại giao về hưu của Mỹ, David Brown cho rằng, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam căng thẳng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Paracel (Hoàng Sa), điều này làm cho Mỹ ở vào vị trí có lợi trong hội đàm với Việt Nam, bởi vì Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác coi Mỹ là lực lượng cân bằng dã tâm trên biển của Trung Quốc. Học giả chính trị Đại học Virginia, Brantley Womack cho biết, “khi Việt Nam cảm thấy không an toàn, họ có thể cảm thấy bất an đối với ai? Lào? Myanmar? Mỹ quá xa rồi, vì thế chính là Trung Quốc”. AFP cho rằng, hai nước Mỹ Việt, dưới áp lực của việc Trung Quốc không ngừng trỗi dậy, dường như tìm thấy tiếng nói chung.

Tạp chí “Học giả ngoại giao” của Nhật Bản cho biết, lợi ích chiến lược và kinh tế, nhân quyền, giá trị quan của Mỹ thông thường được coi là 3 trụ cột lớn của ngoại giao Mỹ, nhưng 3 trụ cột này từ trước đến nay không đồng đều như nhau. TTh Mỹ thường xem xét lợi ích chiến lược và kinh tế trước tiên mà hy sinh hai cái sau, chính do vậy, quan hệ Mỹ - Việt mới có thể phát triển ổn định trong khi những tiếng chỉ trích bất mãn đối với danh sách nhân quyền của Việt Nam trong nước Mỹ, việc này giống như Mỹ phát triển quan hệ với Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Chuyên gia về vấn đề Việt Nam của Australia, Carl Thayer cho biết, mời Trương Tấn Sang thăm Mỹ có nghĩa Obama “sẽ đặt tính toán lợi ích thực tế về quân sự và kinh tế lên trên tính toán về vấn đề nhân quyền”.

Tờ Tin tức Tham khảo ngày 27/7 cho biết, Mỹ - Việt quyết định thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, nhưng vì vấn đề nhân quyền, Mỹ cho đến nay kiên trì không bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Khi quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng, Việt Nam tìm kiếm tăng cường quan hệ với Mỹ.

Tin Tổng hợp