30/07/2013
Xem xét thực tế, người ta thấy rằng cả dân tộc Trung Hoa và dân tộc Nhật Bản đều rất thiếu nhận thức chân thực về nhau. Ấn tượng của người Trung Quốc với người Nhật Bản vẫn là Nhật Bản của trước chiến tranh. Trong mắt người Nhật Bản, người Trung Quốc vẫn là người Trung Quốc thời Tùy-Đường (thời phong kiến). Hiện nay, trong mắt người Trung Quốc chỉ có Mỹ, còn Nhật Bản thì bị coi thường. Do đó, có thể nói trong định vị lẫn nhau, người Trung Quốc và người Nhật Bản đã phạm phải sai lầm.
Việc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện vừa qua đã kết thúc tình trạng Quốc hội chia rẽ tại nước này. Sau khi đảm bảo khả năng tại vị vững chắc trong 3 năm tới, ông Abe lập tức đi thăm các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á gồm Philíppin, Malaixia và Xinhgapo. Tại Xinhgapo, ông Abe đã có cuộc gặp tham vấn chiến lược Nhật-Mỹ với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang ở thăm nước này. Phát biểu với báo giới, ông Abe cho biết sẽ trình Quốc hội Nhật Bản đề án sửa đổi quyền tự vệ tập thể. Theo tờ “Tin tức Thế giới” ngày 27/7, việc này rõ ràng là nhằm ngầm tiếp tục đối phó với Trung Quốc.
Tờ “Tin tức Thế giới” cho rằng việc ông Abe thăm viếng nước ngoài không có gì mới. Lên nắm quyền mới được nửa năm, ông Abe dường như đã đi thăm tất cả các nước xung quanh Trung Quốc, ngay cả Bắc Triều Tiên cũng phái Đặc sứ sang thăm. Hiện nay, ông Abe đang tích cực xây dựng “liên minh ngoại giao hình thoi” gồm Nhật Bản, Mỹ, Ôxtrâylia và Ấn Độ trên cơ sở các giá trị về tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị nhằm bao vây Trung Quốc đang trỗi dậy.
Cảm giác sứ mệnh của người con một gia đình thế gia về chính trị đã khiến ông Abe có trách nhiệm lấy lại vị thế đệ nhất cho Nhật Bản. Sau khi trở lại nắm quyền, đầu tiên, ông Abe sử dụng “ba mũi tên kinh tế” để lấy lòng dân, nhưng mục đích thực sự của ông Abe là “ba mũi tên chính trị”: Xem xét lại nhận thức lịch sử của Nhật Bản, phá vỡ quan niệm lịch sử tự ngược đãi mình trong phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh ở Tokyo; sửa đổi Hiến pháp Hòa bình; tiến hành mở cửa đối với phòng vệ tập thể, chính thức đổi tên Đội Tự vệ thành quân quốc phòng, "cởi trói" cho Nhật Bản trở thành quốc gia bình thường. Lực lượng Phòng vệ trên Biển của Nhật Bản tuyên bố vào ngày 6/8 tới sẽ tiến hành hạ thủy và đặt tên cho tàu sân bay trực thăng 22DDH. Chiếc tàu sân bay hạng nhẹ này có thể chở 14 chiếc máy bay trực thăng hoặc 12 chiếc máy bay chiến đấu F-35 hiện đại nhằm đối kháng với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nhiều học giả cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu chạy đua trong lĩnh vực tàu sân bay và tranh giành bá quyền trên biển.
Về phía Trung Quốc, tờ “Tin tức Thế giới” cho biết nước này cũng đã đề ra mục tiêu chiến lược quốc gia là trở thành nước lớn hải dương. Một năm lại đây, trong tranh chấp lãnh thổ đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), Trung Quốc không nhường một bước. Ngày 14/7, hạm đội của Trung Quốc lần đầu tiên tiến ra Thái Bình Dương từ eo biển Sōya ở phía Bắc Nhật Bản, tiến xuống eo biển Miyako ở phía Nam Nhật Bản. Điều đó có nghĩa hạm đội của Trung Quốc đã đi một vòng xung quanh Nhật Bản. Ngày 24/7, Trung Quốc lần đầu tiên phải máy bay cảnh báo sớm trên biển Y-8 thực hiện nhiệm vụ trên bầu trời phía trên eo biển Miyako, xuyên qua chuỗi đảo thứ nhất mà Mỹ-Nhật hình thành để bao vây Trung Quốc, tiến vào Thái Bình Dương. Đây đều là phản ứng của Trung Quốc với sự trỗi dậy của thế lực cánh hữu ở Nhật Bản mà ông Abe là đại diện. Những gì mà thế lực cánh hữu Nhật Bản thể hiện cho thấy ý đồ chiến lược là sửa đổi con đường hòa bình, phá bỏ trật tự quốc tế ở khu vực Đông Á hình thành sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.
Theo tờ “Tin tức Thế giới”, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều là nước lớn tại châu Á, nhưng Nhật Bản chưa từng thuần phục Trung Quốc, luôn "ôm ấp" tâm lý đối kháng với Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa. Tới năm 2010, khi quy mô kinh tế của Trung Quốc vượt Nhật Bản, cảm giác ưu việt “đệ nhất châu Á” của người Nhật Bản không còn. Nhằm giảm bớt áp lực tâm lý và để cân bằng sự mất mát, người Nhật Bản chỉ có cách tăng cường tuyên truyền hình ảnh tiêu cực của Trung Quốc.
Xem xét thực tế, người ta thấy rằng cả dân tộc Trung Hoa và dân tộc Nhật Bản đều rất thiếu nhận thức chân thực về nhau. Ấn tượng của người Trung Quốc với người Nhật Bản vẫn là Nhật Bản của trước chiến tranh. Trong mắt người Nhật Bản, người Trung Quốc vẫn là người Trung Quốc thời Tùy-Đường (thời phong kiến). Hiện nay, trong mắt người Trung Quốc chỉ có Mỹ, còn Nhật Bản thì bị coi thường. Do đó, có thể nói trong định vị lẫn nhau, người Trung Quốc và người Nhật Bản đã phạm phải sai lầm.
Giới học giả quốc tế của Nhật Bản chủ trương Nhật Bản hiện đang ở trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa đế quốc mới, trong tương lai sẽ không thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh với bên ngoài. Cho nên, dù nhất thời chưa thể sửa đổi Hiến pháp Hòa bình, nhưng Nhật Bản chí ít phải sửa đổi cách giải thích trong Hiến pháp về quyền phòng vệ tập thể. Tuy nhiên, trong mắt của người Trung Quốc, nhận thức chung của học giả Nhật Bản là sự phục hưng của chủ nghĩa quân phiệt, chuẩn bị cho việc đạp đổ trật tự thế giới sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Nếu Mỹ không cảnh giác, thậm chí còn dung túng cho Nhật Bản, không ra mặt ngăn chặn Nhật Bản, Trung Quốc chỉ còn cách là sớm chuẩn bị để ứng phó.
Thực tế cho thấy Trung Quốc đang tăng cường hợp tác quân sự với Nga, lôi kéo Hàn Quốc và củng cố quan hệ với các nước Đông Nam Á để chống lại mối đe dọa đến từ Nhật Bản, Philípin và Việt Nam với sự hậu thuẫn của Mỹ. Trung Quốc cũng đang tăng cường bước đi thống nhất với Đài Loan để tạo điều kiện thuận lợi cho bố trí và chuẩn bị chiến lược lâu dài cho cuộc đấu Trung-Nhật sau này. Nếu quan sát theo mạch tư duy này, tờ “Tin tức Thế giới” cho rằng sẽ không khó để phát hiện rốt cuộc nguyên nhân dẫn tới sự tranh giành quốc tế ở khu vực Đông Á hiện nay là gì.
Theo Tin tức Thế giới (Trung Quốc)
Quốc Trung (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...