Tôi xin cảm ơn Ngài Chủ tịch và Uỷ ban vì đã cho tôi cơ hội hiện diện trước quý vị ngày hôm nay.

Với bản điều trần này, tôi hy vọng làm sáng tỏ những điều sau đây:

1. Đòi hỏi pháp lý về biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc và những hoạt động mà nước này đã tiến hành nhằm tăng cường khả năng thách thức đối với lợi ích hàng hải toàn cầu và Khu vực của Hoa Kỳ.

2. Trung Quốc coi đòi hỏi pháp lý mà họ đang củng cố về chủ quyền biển Nam Trung Hoa là căn bản, không thể thương lượng.

3. Trung Quốc là một cường quốc hải quân đang trên đà phát triển, tuy nhiên có thể nói là việc phát triển hàng hải này chủ yếu để tăng cường cho chiến lược đại lục của họ hơn là để trở thành một cường quốc hải quân viễn chinh.

4. Hoa Kỳ cần tiếp tục thể hiện khả năng vượt trội về hàng hải để bảo đảm tiếp cận toàn cầu và khu vực cần thiết cho nền quốc phòng và cho an ninh của hệ thống hàng hải nói chung.

Đầu tiên là những đòi hỏi thực tế của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa, trái với những gì mà một số nhà bình luận đã nêu ra, chính quyền Trung Quốc không giành chủ quyền đối với diện tích mặt biển của biển Nam Trung Hoa. Tuyên bố của Trung Quốc về sự kiểm soát pháp lý đối diện tích biển Nam Trung Hoa phần nào dựa trên lời khẳng định của nước này về toàn vẹn lãnh thổ đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa được nhấn mạnh trong Đạo luật về Lãnh hải và vùng kế cận-theo đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (tức Senkaku) trong vùng biển Hoa Đông, và ở biển Nam Trung Hoa Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Đông Sa (Pratas) và quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa (Bãi Macclesfield) và Nam Sa (Trường Sa)1. Ngoài những tuyên bố về chủ quyền đối với các quần đảo, luật về vùng Đặc quyền Kinh Tế 1998 của Trung Quốc khẳng định lời tuyên bố đối với “vùng đặc quyền kinh tế … trải rộng trên 200 dặm biển tính từ đường cơ sở”2 . Vì các đảo trong biển Nam Trung Hoa được tự cho là lãnh thổ Trung Quốc và bao gồm cả khu vực đường cơ sở theo Luật Lãnh Hải 1992, hiệu lực của đạo luật 1998 là để khẳng định đặc quyền kinh tế quanh mỗi đảo. Vì vậy, kết hợp cả hai luật, Trung Quốc đều yêu sách vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc là bao quát gần như toàn bộ biển Nam Trung Hoa .

Như vậy chính phủ Trung Quốc không đòi hỏi rằng những vùng biển này là lãnh hải, vùng nội thuỷ hoặc vùng quần đảo hoặc bất cứ một loại vùng biển quốc gia nào để thảo luận quyền chủ quyền trên những dải rộng trong vùng biển của khu vực. Điều đó nói lên rằng việc kết hợp giữa yêu sách lãnh thổ đối với các quần đảo của biển Nam Trung Hoa và “cách diễn giải độc đáo” về luật quốc tế về biển có liên quan đến các quốc gia biển nhằm hạn chế hoặc cấm các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế 3 như là một phần mục tiêu của Trung Quốc nhằm đạt được tại biển Nam Trung Hoa đặc quyền kiểm soát quân sự trên vùng biển hình chữ U có tới 9 vạch ranh giới. Sự kiểm soát như vậy chẳng khác gì quyền kiểm soát các cuộc diễn tập trên những vùng chủ quyền biển của những nước này.

Nêu lên sự khác biệt này xem ra như là việc chẻ tư sợi tóc, tuy nhiên điều quan trọng là phải thấy được ngụ ý trong chính sách của Trung Quốc đối với luật quốc tế nói chung. Trung Quốc không yêu sách chủ quyền đối với vùng biển Nam Trung Hoa cũng như quyền lợi đi kèm để tiến hành kiểm soát các hoạt động quân sự như là một quyền của nước có chủ quyền - Trung Quốc tuyên bố quyền hạn chế, thậm chí cấm các hoạt động quân sự nước ngoài trong các vùng biển này thuộc quyền quốc gia biển và đưa ra luật quản lý vùng đặc quyền kinh tế, mà nó lại là vùng không có chủ quyền của pháp lý đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường của mình. Nếu Trung Quốc đòi hỏi quyền kiểm soát đối với các cuộc diễn tập quân sự vì họ đòi hỏi chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa, thì Hoa Kỳ chắc chắn sẽ phản đối yêu sách này trước hết trên cơ sở thực tiễn; tuy nhiên chúng ta cũng phải thoả thuận với nhau về tiền đề pháp lý rằng chỉ khi có chủ quyền hoàn toàn về hải phận thì mới có vấn đề quyền kiểm soát các hoạt động quân sự. Hiểu như vậy tác động pháp lý của các vụ tranh chấp sẽ chỉ hạn chế trong hải phận của biển Nam Trung Hoa, như trường hợp của Li Bi tuyên bố chủ quyền đối với việc kiểm soát hoạt động quân sự nước ngoài, trong vịnh Sidra trên yêu cầu thái quá về chủ quyền đối với hải phận đó.

Điều gì đã khiến cho trường hợp Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích của Hoa Kỳ - đó là tác động của các cuộc tranh chấp giữa chúng ta với Trung Quốc về cách thức mô tả các vùng đặc quyền kinh tế của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tất cả các vùng đặc quyền kinh tế khác trên thế giới.

Bằng cách gắn triển vọng pháp lý với mô tả đặc trưng pháp lý của các vùng đặc quyền kinh tế nói chung, nếu triển vọng của Trung Quốc được chấp nhận, nó sẽ ảnh hưởng đến cách thức mà luật pháp quốc tế nhìn nhận các vùng đặc quyền kinh tế tại khắp mọi nơi. Như vậy chừng nào mà các vùng đặc quyền kinh tế trải rộng hơn 1/3 đại dương của toàn thế giới và tất nhiên, một phần trăm của các vùng biển, hải đảo và các điểm chiến lược của thế giới và các tuyến giao thông hàng hải, triển vọng pháp lý của Trung Quốc sẽ xói mòn những lợi ích của các cường quốc hải quân nói chung và Hoa Kỳ với tư cách là người bảo vệ hàng đầu về an ninh hàng hải nói riêng.

Tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc và yêu sách quyền sở hữu các vùng đặc quyền kinh tế trên hầu hết toàn bộ biển Nam Trung Hoa thôi cũng đã gây ra những cuộc tranh cãi, vì có ít nhất 4 nước cộng với Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền của họ ít nhất trên một số đảo, thậm chí nhiều hơn nữa, bởi vì nhiều đảo ở biển Nam Trung Hoa quá bé nhỏ để có thể được tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế về mặt pháp lý theo các quy định và điều khoản như đã được đề cập trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuy thế, ngoài những quy chế đối nội, cách diễn giải về luật pháp quốc tế về biển, Trung Quốc đòi hỏi quyền pháp lý vùng giới hạn bao quát hoặc điều chỉnh các hoạt động quân sự nước ngoài trong và trên các vùng đặc quyền kinh tế 4 . Điều đó, đối với Hoa Kỳ, là khía cạnh thách thức và đáng bàn cãi nhất trong yêu sách pháp lý của Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đang xây dựng một cơ cấu hải quân mà cơ cấu này sẽ ngăn cản một cách hữu hiệu các nước láng giềng - mà nhiều nước trong số đó là bè bạn hoặc đồng minh của Hoa Kỳ - đang bảo vệ các đòi hỏi về hải đảo của mình, do Trung Quốc đã gia tăng sử dụng sức mạnh hải quân nói riêng và quân sự nói chung nhằm làm rối loạn các cuộc diễn tập của hải quân Hoa Kỳ trong và trên biển Nam Trung Hoa.

Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc coi mình như đang ở trong giai đoạn có thể nắm được quyền thống trị biển Nam Trung Hoa. Có lẽ một trong những lý do để Trung Quốc gia tăng các hoạt động chống lại các chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa là vì họ có tính đến một số yếu tố gây trở ngại trên con đường củng cố các đòi hỏi về hải đảo của mình đó là hải quân Hoa Kỳ và các ý đồ chính trị Mỹ nhằm ủng hộ nhu cầu tự do thông thương biển của các nước bạn bè và đồng minh trong vùng. Tôi hoài nghi rằng Trung Quốc đã nhận thấy điều nói sau là dễ bị tổn thương và dễ gây hại đối với ảnh hưởng của mình, nhất là trong giai đoạn kinh tế đầy thách thức và lực lượng quân sự quốc gia đang tập trung vào cuộc chiến tranh trên bộ tại Iraq và Afghanistan. Điều này, theo ý kiến tôi, là một trong những lý do mà Trung Quốc đã tiến hành các chiến dịch mới đây nhằm quấy rối các hoạt động của hải quân Hoa Kỳ ở trong vùng. Nếu họ có thể làm xói mòn ý đồ chính trị đối với các hoạt động của hải quân Hoa Kỳ trong biển Nam Trung Hoa, thì họ chẳng cần phải đương đầu với sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu của mình. Họ có thể làm xói mòn sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ một cách gián tiếp mà vẫn đạt được kết quả như mong muốn.

Thực vậy, một số nhà phân tích và học giả am hiểu đã gợi ý rằng những toan tính của Trung Quốc về sức mạnh Hoa Kỳ cho thấy họ đã hung hăng đến mức độ nào khi theo đuổi yêu sách về biển Nam Trung Hoa. Theo đường lối tư duy này, trong suốt vài thập kỷ qua Trung Quốc đã lợi dụng tình thế chuyển biến ít nhiều có lợi cho mình bằng sức mạnh cục bộ trong biển Nam Trung Hoa 5 . Một số hoạt động của Trung Quốc có thể mang tính chất cơ hội như là trận chiến năm 1974 với lực lượng hải quân bị phong toả của Việt Nam Cộng hoà để giành quyền kiểm soát một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa trong khi Hoa Kỳ đang hoàn tất việc rút khỏi Nam Việt Nam, rồi lại xâm lấn giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa năm 1976 khi Việt Nam mới tái thống nhất. Sau đó đến mùa xuân năm 1988, trong khi các tàu chiến Mỹ đang tập trung vào hộ tống an toàn cho các tàu chở dầu qua eo biển Hormous thì Trung Quốc đã cho Hải Quân giao chiến với Việt Nam nhằm kiểm soát nhiều đảo nữa trong quần đảo Trường Sa. Cuối cùng vào năm 1994 và đầu năm 1995, khoảng chừng 2 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ hải quân vịnh Subic, Trung Quốc lặng lẽ chiếm Rặng Mischief, một rặng san hô nhỏ bé trong biển Nam Trung Hoa gần quần đảo Palawan của Philippines mà trước đó do chính quyền Philippines quản lý. Chiến hạm Trung Quốc vẫn bao quanh Rặng Mischief để Trung Quốc củng cố thành quả của mình bằng cách xây dựng lực lượng quân sự trên hòn đảo nhỏ bé này.

Những động thái quân sự mới đây ở biển Nam Trung Hoa cho thấy không chỉ dừng lại ở mức cơ hội nữa. Thay vào đó, nó là sản phẩm của những năm nghiên cứu, phát triển và đầu tư của Trung Quốc trong ngành công nghệ quân sự nhằm tạo ra những thách thức đối với việc hải quân Hoa Kỳ tiến vào vùng biển Đông Á. Những công trình của Lyle Goldstein và William Murray chứng minh sức mạnh tầu ngầm ngày càng gia tăng của Trung Quốc cùng với sức mạnh thuỷ lôi của nước này; và công trình nghiên cứu Andrew Erickson và David Young 6 đã làm sáng tỏ chương trình tên lửa đạn đạo chống chiến hạm của Trung Quốc. 7 

Ngoài những thay đổi trạng thái cân bằng tiềm lực quân sự, chiến dịch lâu dài của Trung Quốc nhằm làm xói mòn tính hợp pháp của các cuộc diễn tập của hải quân Hoa Kỳ trong biển Nam Trung Hoa như là một mưu đồ nhằm thay đổi ưu thế chính trị trong vùng. Việc quan sát này được tiến hành qua học thuyết “Ba cuộc chiến mới” của Trung Quốc. Ba cuộc chiến mới gắn liền với nhau theo học thuyết quân sự này là: cuộc chiến pháp lý, cuộc chiến dư luận công chúng và cuộc chiến tâm lý. Tiêu điểm của mỗi chiến dịch này cơ bản nhằm tạo nên và phát huy tính hợp thức trong nước đối với quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc về chủ quyền của mình đối với các quần đảo của biển Nam Trung Hoa cũng như quyền kiểm soát các hoạt động quân sự trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Cách đây vài năm một bài báo in trên tờ Hải quân Nhân dân đã lên tiếng rằng mục tiêu của chiến tranh pháp lý là “Hãy nhìn xa trông rộng để phân biệt các vấn đề trước khi chúng xảy ra “trên thực tế” nhằm “cung cấp một bằng chứng pháp lý cho hành động quân sự và “tham gia cuộc chiến pháp lý để giành giật lấy tính chủ động pháp lý” để “bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” 8 . Như vậy, những phương thức”mới” về chiến tranh này được tiến hành nhằm đạt các mục tiêu chiến lược mà thực tế không phải dùng đến sức mạnh quân sự bằng cách gây ảnh hưởng dư luận trong quần chúng đi đôi với việc ngầm đe doạ bằng sức mạnh quân sự đang ngày càng phát triển của mình.

Trung Quốc dường như nhận thức được cơ hội thuận tiện để củng cố đòi hỏi về biển Nam Trung Hoa. Tôi nhận thấy rằng, cuộc thương lượng tay đôi hiện đang diễn ra về tranh chấp biển Nam Trung Hoa dườngnhư đang giậm chân tại chỗ. Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Việt-Trung đã ra một bản thông cáo sau cuộc họp lần thứ hai vào năm 2008 nói rằng cả hai bên đã “đồng ý giải quyết tranh chấp qua thương lượng nhằm duy trì nền hoà bình và ổn định ở biển Nam Trung Hoa”. Tuy nhiên tuyên bố này vẫn mâu thuẫn với việc Trung Quốc khăng khăng rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi được” về các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa, kể cả động thái mới đây vào tháng 5 năm 2009 khi Trung Quốc nộp bản tuyên bố cho Liên Hợp Quốc để trả lời các đòi hỏi khu vực của Việt Nam và Philippines 9 . Nếu Trung Quốc vẫn không muốn nhượng bất cứ đảo nào cho bên yêu sách thì khó mà có thể mường tượng được còn có gì để thương lượng. Trong tranh chấp biển đảo với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc dường như sẵn lòng sống miễn cưỡng dưới sự kiểm soát của Nhật Bản trên Quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) ngay cả khi đôi lúc Trung Quốc có những hành động khiêu khích nhằm kiên trì đòi hỏi về chủ quyền của mình, và chờ đợi hoàn cảnh nào đó trong tương lai khi Trung Quốc ở một vị thế mạnh hơn trong quan hệ đối với Nhật Bản để thúc bách những đòi hỏi ấy 10. Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc như có cùng một cách tiếp cận đối với những đòi hỏi của họ ở biển Nam Trung Hoa. Nếu ngày nay Trung Quốc chưa có một vị thế đủ mạnh để giành được sự chấp thuận về những đòi hỏi chủ quyền đối với các quần đảo này thì hãy đừng thương thuyết để kiếm từng kết quả đơn lẻ mà đợi cho tới một thời gian tương lai thích hợp khi mà vị thế của mình được củng cố để hoàn tất mọi yêu sách của mình.

Tuy nhiên, với sự tham gia tích cực của Mỹ thì ít ra cũng có thể đưa tất cả các bên ngồi lại với nhau và bắt đầu các cuộc thảo luận đa phương để tránh va chạm và ngăn ngừa việc tranh giành các đòi hỏi về chủ quyền, các đòi hỏi về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các đòi hỏi về an ninh, và các quyền tiếp cận lãnh hải. Trong bối cảnh các cuộc thảo luận như vậy sẽ giúp Mỹ tỏ rõ quan điểm rằng Mỹ ủng hộ cho việc giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hoà bình như đã quy định trong Luật Ứng xử ở biển Nam Trung Hoa, tôn trọng những cam kết của chúng ta đối với các bạn bè và đồng minh trong khu vực bằng việc ủng hộ họ trong trường hợp có đụng độ, và rằng gần đây Trung Quốc gia tăng các cuộc tuần tra quân sự và vũ trang trên biển là không giúp ích gì. Cũng vậy, người ta trông chờ ở các bên sự kiềm chế. Kết quả cuối cùng có thể là một cơ hội lịch sử để Trung Quốc chứng tỏ rằng việc tăng cường quân sự của mình quả thật là một phần của chính sách Phát triển Hoà bình rộng mở hơn của mình và các ý đồ đối với những nước láng giềng quả thực là có thiện chí.

Về điểm sau, đã gây ra một vài sự hoài nghi trong khu vực, đặc biệt là ở Nhật Bản. Quả vậy, ngay tại Trung Quốc cũng có một cuộc tranh luận trong các giới học thuật và phân tích về mức độ phát triển của hải quân Trung Quốc phải gắng sức phát triển, các khả năng “blue water” (giữ được biển xanh). Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, không có dấu hiệu gì chứng tỏ rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã bị thuyết phục để xây dựng một lực lượng hải quân có thể thách thức hải quân Mỹ nhằm kiểm soát vùng biển trong thời gian gần và trung bình. Kết quả tất yếu của việc Quân đội Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong hai thập niên qua, và đặc biệt là sau khi một hạm đội của Trung Quốc được triển khai ở Vịnh Ađen nhằm hỗ trợ những hoạt động chống cướp biển tại khu vực, là mối lo ngại rằng có lẽ việc tăng cường hải quân của Trung Quốc báo hiệu ý đồ của Bắc Kinh rằng một ngày nào đó Bắc Kinh sẽ vượt qua tầm khu vực ở Đông Á nhằm thách thức với sự chỉ huy toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, việc này khó có thể xảy ra vì ba lý do sau:

Thứ nhất, Trung Quốc không chắc sẽ xây dựng được một hải quân viễn chinh lớn mạnh bởi vì một cường quốc chủ yếu là đại lục không có lợi ích chiến lược gì khi chú ý quá nhiều và dành các tài nguyên vào việc kiểm soát biển toàn cầu, đặc biệt là khi đã có một siêu cường về biển tồn tại và cung ứng dịch vụ không mất tiền 11 . Thứ hai, những người khác đã đưa ra giả thuyết là Trung Quốc có quá nhiều thách thức ở trong nước về kinh tế, chính trị và dân số mà những thách thức này sẽ luôn cạnh tranh nhằm gây được sự chú ý về chính trị và nguồn tài nguyên trong suốt phần còn lại của thế kỷ để Trung Quốc có thể thực hiện được công cuộc này 12. Thêm vào những quan sát này, tôi còn có một lý do thứ ba là tại sao tôi không dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc viễn chinh trên biển: Nếu Trung Quốc có ý đồ phát triển mạnh mẽ hải quân của mình thách thức sức mạnh trên biển của Mỹ bên ngoài Biển Đông và Nam Trung Hoa, thì dấu hiệu chính của ý đồ này sẽ là một sự thay đổi về lâu dài đối với luật biển quốc tế, từ việc chống đi vào đến việc đi vào các vùng biển này, bởi vì khả năng sử dụng sức mạnh hải quân mà không có luật pháp quốc tế hỗ trợ thì sẽ là một sự đầu tư tốn kém mà lại ít tính hữu dụng thực tế. Như vậy, thực là một nghịch lý, điều này có thể có lợi nhất cho Mỹ để chấp nhận sự bất đồng để chúng ta chú tâm tới các triển vọng khác nhau về luật biển quốc tế như là một trong những chi phí có thể khống chế được để phân biệt những lợi ích cơ bản của một cường quốc đại lục hùng mạnh với những lợi ích cơ bản của một cường quốc biển lớn mạnh.

Điều đó không nói rằng nước Mỹ phải bằng bất cứ cách nào thoả hiệp với những giá trị hoặc những triển vọng có liên quan tới quyền của luật pháp quốc tế cho hải quân đi vào những đại dương của thế giới vì những nhiệm vụ liên quan tới hoà bình và an ninh quốc tế, hoặc những nhiệm vụ có liên quan tới an ninh của biển từ những mối đe doạ phi truyền thống. Mặc dù những triển vọng của Mỹ về luật biển được gần 140/157 nước thành viên hiện nay của Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc chia sẻ, những nước còn lại đồng ý với Trung Quốc tới một mức độ này hay một mức độ khác chính là các quốc gia ven biển, họ có quyền đặt ra những sự hạn chế về luật pháp đối với những hoạt động quân sự của nước ngoài trong các Vùng Kinh tế đặc quyền của họ, chúng ta không thể cho đó là chuyện đương nhiên. Quả thực, triển vọng của Trung Quốc có một vài điều hấp dẫn ngay cả trong các nước láng giềng của Trung Quốc. Mặc dù trên thực tế là các quốc gia này vẫn được ghi nhận là chấp nhận sự tự do quân sự truyền thống trong Vùng Kinh tế đặc quyền, đại diện của các nước Philippines, Indonesia và các quốc gia trong khu vực khác đôi khi cũng lặng lẽ bày tỏ sự ủng hộ chung đối với triển vọng của Trung Quốc, nếu không phải là vì lý do gì khác hơn là triển vọng này có thể giúp họ ngăn chặn được sức mạnh hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc. Sự phát triển không ổn định này gợi ý rằng các đối tác khu vực của chúng ta ở Châu Á cũng cảm thấy có sự thay đổi về động thái ở biển Nam Trung Hoa, và có thể cần nhiều điều bảo đảm hơn là chúng ta đang bảo đảm rằng nước Mỹ vẫn còn cam kết đầy đủ đối với những cam kết an ninh khu vực của chúng ta và duy trì một sự hiện diện hải quân vượt trội trong khu vực.

Bảo vệ tự do hàng hải truyền thống vì những mục đích quân sự bằng việc duy trì một sự cam kết cường quốc biển vượt trội toàn cầu sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với khu vực Đông Á và xa hơn nữa. Một vòng cung chống đi vào đang phát triển khắp lục địa Nam Á từ biển Ả-rập cho tới Biển Nhật Bản. Một số quốc gia còn lại vẫn chính thức duy trì các triển vọng hợp pháp để thách thức tự do quân sự truyền thống về hàng hải trong và ngoài khu vực Kinh tế đặc quyền. Các quốc gia này nằm dọc bờ biển phía Nam của Châu Á trên một số tuyến giao thông đường biển rất quan trọng trên thế giới. Trong khu vực này, Iran, Pakistan, Ấn Độ , Bangladesh, Myanmar, Malaysia, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có các luật khẳng định một số quyền kiểm soát đối với các hoạt động quân sự của nước ngoài trong khu vực Kinh tế đặc quyền. Việt Nam cũng nằm ở danh sách này, mặc dù Việt Nam đã lựa chọn vẽ các đường cơ sở vượt quá ngoài tầm hơn là khẳng định việc kiểm soát khu vực Kinh tế đặc quyền như là phương pháp lựa chọn hợp pháp chống đi vào khu vực. Đôi khi các học giả và các quan chức ở một số ít các quốc gia trong khu vực còn lại chưa liệt kê ở đây cũng đưa ra quan điểm của mình. Một số nước này đã và đang xây dựng hải quân khu vực hùng mạnh, trong khi các nước khác đang tích cực tìm kiếm khả năng hạt nhân hoặc các công nghệ chống đi vào khu vực thông thường giống như của Trung Quốc để tăng thêm sức mạnh cho các triển vọng hợp pháp của họ.

Để đối phó với những quan ngại chống đi vào khu vực của các quốc gia có bờ biền này, Mỹ sẽ cần phải ưu tiên thúc đẩy và chứng tỏ những lợi ích an ninh biển có thể có được bởi ưu thế cường quốc biển hùng mạnh kết hợp với quyền đi vào các đại dương. Đặc biệt là Mỹ sẽ cần phải tìm kiếm những cơ hội để cam kết với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực hành động hợp tác quốc tế để bảo đảm an ninh biển đối với những nhân tố gây bất ổn truyền thống và phi truyền thống. Thêm vào đó, vì Trung Quốc rõ ràng là muốn đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc lãnh đạo toàn cầu, cụ thể như là cam kết ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nỗ lực gìn giữ hoà bình quốc tế, thì việc cùng làm việc với Trung Quốc trên một cơ sở bình đẳng ở nơi nào đó có thể sẽ giúp vào mối quan hệ chung 13. Việc mời các tàu hải quân Trung Quốc tham gia vào những chiến dịch an ninh hàng hải trong khi tương lai-thậm chí chúng ta còn có bất đồng về quyền lực hợp pháp có thể áp dụng-nên trở thành thường xuyên hơn. Đạt được một mục tiêu hàng hải chung bằng việc hoặc là hoạt động trong các khu vực riêng rẽ hoặc là hoạt động trong cùng một khu vực trong khi thực hiện những nhiệm vụ khác nhau là các phương pháp đã được chứng tỏ trong các hoạt động gần đây ở Vịnh Ađen. Điều này đang được nghiên cứu kỹ như là kiểu mẫu và hợp tác trên biển trong tương lai nơi mà các bên không nhất thiết phải đồng ý về các quyền lực thích hợp.

Quả vậy, quyết định của Trung Quốc tham gia vào những hoạt động chống cướp biển ở Vịnh A Đen là một cơ hội đáng khích lệ để chứng tỏ sức mạnh về cộng tác hàng hải toàn cầu nhằm mang lại trật tự và ổn định cần thiết cho kinh tế và sức mạnh hệ thống chính trị toàn cầu mà các nước lớn phải dựa vào. Thêm vào đó, những hoạt động như vậy làm cho Trung Quốc có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào việc cung ứng hàng hoá toàn cầu xuất phát từ những hoạt động hàng hải nhân đạo và cảnh vệ vũ trang được chứng minh bởi những giải thích hợp lý để đi vào khu vực biển theo luật quốc tế.

Một điểm cuối cùng về sự hợp tác trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì các biển Đông và Nam Trung Hoa là những khu vực quan trọng về chiến lược đối với cả Trung Quốc và Mỹ và những bất đồng trong khu vực có thể vẫn tiếp tục, sự hợp tác có thể sẽ diễn ra nhiều hơn giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Mỹ khi mà hai lực lượng này hoạt động từ các khu vực bờ biển Đông Á. Thách thức đối với Mỹ trong hành động phối hợp với Trung Quốc sẽ là chế ngự các sự căng thẳng ở Đông Á trước khi khuyến khích sự hợp tác toàn cầu lớn hơn. Các khát vọng của Trung Quốc muốn đóng vai trò toàn cầu như là một cường quốc có trách nhiệm và việc sẵn sàng đảm nhận những hoạt động an ninh song song với nhau, nếu không phải là hợp tác trực tiếp với Mỹ và các quốc gia ở gần biển trong Vịnh Ađen thì những gợi ý cho chúng ta thấy rằng những cơ hội như vậy trong tương lai sẽ tự xuất hiện và nên được hoan nghênh. Hơn nữa, nếu Trung Quốc càng làm việc nhiều hơn với Mỹ và những quốc gia có cùng suy nghĩ như vậy cách xa những bờ biển của Đông Á thì càng có cơ may lớn hơn về độ tin cậy để điều chỉnh những quan hệ Mỹ-Trung ở Đông Á. Nếu những cơ hội về hợp tác ở Đông Á xuất hiện, như là việc hỗ trợ nhân đạo hoặc cứu trợ thảm hoạ thì nên hoan nghênh Trung Quốc như là một cộng sự. Con tàu bệnh viện mới của Trung Quốc có thể tạo các cơ hội về mặt này và việc triển khai cùng khu vực những tàu bệnh viện của Mỹ và Trung Quốc nên được xem là mang lại các lợi ích của y học hiện đại cho các vùng chưa có dịch vụ này ở Đông Nam Á. Cuối cùng thì những hoạt động như vậy có thể mở đầu cho việc xây dựng yếu tố chủ yếu của sự tin cậy, dựa trên các tiếp xúc quân sự đang tăng lên mà các giao lưu này sẽ giúp vào việc phát triển sự ổn định chiển lược mà mọi bên đều mong muốn.

Tóm lại, có lẽ hai hành động chỉ đạo quan trọng nhất mà nước Mỹ có thể đảm nhận để duy trì tự do hàng hải đó là tầm quan trọng về chiến lược đối với an ninh quốc gia của Mỹ, trước hết là khẳng định vị thể của chúng ta như là người đưa ra các quan điểm định hướng tới việc đi vào khu vực theo luật biển quốc tế. Đã quá lâu rồi chúng ta không quan tâm tới trụ cột cơ bản của an ninh của Mỹ. Chúng ta đã hoặc mặc nhiên coi những lợi ích của triển vọng của chúng ta là điều hiển nhiên và trông đợi ở những nhân vật của các quốc gia biết điều khác cuối cùng sẽ được thuyết phục theo triển vọng của chúng ta, hoặc chúng ta chỉ dựa trên sức mạnh của một cường quốc để thực hiện những gì về lợi ích biển thì có thể làm mà không quá quan tâm đến những điều khác liên quan. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thống nhất hoàn toàn về triển vọng biển trong các cơ quan liên bang khác nhau để đóng góp vào chính sách đại dương. Chính phủ liên bang sẽ được hưởng lợi từ chính sách đại dương quốc gia toàn diện và chính sách đó sẽ mang lạimột kế hoạch thông tin chiến lược toàn diện nhằm làm sáng tỏ những lợi ích và sức mạnh về viễn cảnh của Hoa Kỳ trên các đại dương.

Thứ hai, từ tháng 10 năm 2007 Hải quân Hoa Kỳ đã hoạt động theo chiến lược hàng hải với sự hợp tác quốc tế như là một trong những nền tảng quan trọng nhất về nền an ninh hàng hải toàn cầu để đáp lại những mối đe doạ truyền thống và phi truyền thống. Như Đô đốc Hải quan Willard mới đây đã xác nhận: “Tình trạng phi bè phái hiện tại của chúng ta đã hạn chế “, chúng ta đang tìm kiếm đối tác liên kết nhằm đạt được an ninh quốc tế và quốc gia, đô đốc Hải quân Willard cũng nhận xét rằng UNCLOS có tầm quan trọng bởi vì nó đem lại cho chúng ta một “cơ chế pháp lý hùng mạnh cho các cuộc hoạt động toàn cầu của chúng ta” nhằm đương đầu với mối đe doạ cả truyền thống và phi truyền thống. Với các lý do này tôi muốn nói thêm rằng sự xúc tiến tích cực của Trung Quốc về các triển vọng chống đi vào khu vực của họ-và việc nghe-tiếp nhận thông điệp đang đạt tới phần quan trọng của thế giới -điều này nhắc nhở chúng ta thấy rằng mức độ tự do hàng hải hiện tại cho các mục đích quân sự mà chúng ta đang có lợi thế không phải được coi như là đương nhiên. Hơn nữa, Trung Quốc thực hiện quyền lãnh đạo về những vấn đề này ở vị trí đã có trong Công ước. Trong khi đó Hoa Kỳ lại không có. Một vị quan toà người Trung Quốc ngồi xử tại toà án Quốc tế về luật biển, trong khi không có một vị chánh án Hoa Kỳ nào. Khi các cuộc thương lượng được tiến hành nhằm xem xét các thay đổi Công ước, Trung Quốc sẽ có một ghế tại bàn thương thảo và một lá phiếu còn Hoa Kỳ lại không có. Để khuyến khích vị trí lãnh đạo toàn cầu của chúng ta đối với các vấn đề về Luật biển nhằm bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta trên đại dương khỏi bị vi phạm theo quan điểm của tôi là Hoa Kỳ nên tham gia liên minh với 157 quốc gia khác hiện đang là thành viên và tán thành Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển một khi có cơ hội thuận lợi nhất.

Để kết luận vấn đề này, Luật biển quốc tế là quan trọng và Hoa Kỳ cần thận trọng để thấy rằng lợi ích của chúng ta trong các cách tiếp cận có định hướng với Luật biển phải được bảo toàn. Tuy nhiên, sức mạnh có sức thuyết phục hơn lời nói. Theo ý kiến của tôi, điều cơ bản đối với nền an ninh quốc gia của chúng ta cũng như của nhiều quốc gia khác là sức mạnh hải quân của chúng ta cần được bảo vệ để tránh bị tổn hại. Sức mạnh này hiện đang chuyển dịch ở Đông Á, tuy không tương đương nhưng cũng là đã thay đổi. Cơ hội tốt nhất của Hoa Kỳ là gìn giữ hoà bình trong vùng nhằm tỏ rõ sự tôn trọng của chúng ta đối với vị trí vùng mới được thiết lập của Trung Quốc bằng cách mở rộng hợp tác hàng hải. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích căn bản của chúng ta và lợi ích của bè bạn và liên minh của chúng ta, chúng ta phải duy trì sức mạnh hàng hải vượt trội của mình.

 

 

1 Luật của CHND Trung Hoa về Lãnh hải và Vùng kế cận, 25.02.1992
2 Luật của CHND Trung Hoa về Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa, 26.06.1998
3 Peter Dutton, “Những bằng chứng trình bày trước Uỷ ban Xem xét về An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung”, 11.06.2009, www.uscc_gov/hearings/2009/written_testimonies/90_06_11_wrts/09_06_11_dutton statement.pdf.
4 Xem, ví dụ như Khảo cứu và khái quát Luật của nước CHND Trung Hoa, 29.08.2002; và các quy định của nước CHND Trung Hoa về Quản lý Công tác Nghiên cứu Hải dương học có liên quan đến vấn đề Đối ngoại, 01.10.1996. Đối với những mối quan hệ có thẩm quyền của cac triển vọng pháp lý đối với các quốc gia biển nhằm hạn chế những hoạt động quân sự nước ngoài trong các đặc quyền kinh tế, xin xem Ren Xiaofeng & Cheng Xizhong, “Viễn cảnh Trung Hoa”, chính sách Hàng hải 29 (2005) trang 139.
5 Xem, ví dụ như Bonnie S. Glaser & Lyle Morris, “Đánh giá về sự suy thoái của cường quốc Hoa Kỳ, tạp chí Quỹ tài trợ Jamestown, 09.07.2009 (trực tuyến) ; và Richars Fisher, “Cuộc cạnh tranh trên biển Nam, Trung Hoa: Trung Quốc thèm khát rặng Mischief, Trung tâm chiến lược và đánh giá tình hình quốc tế, 28.06.2009 (trực tuyến)
6 Lyle Goldstein và William Murray, Rống biển, Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc, An ninh quốc tế, tập 28, số 4, Mùa xuân 2004, trang 161-196
7 Andrew S. Erickson và David D.Yang, Trên giới tuyến của cuộc chơi thay đổi , biên bản lưu của Viện hải quân Hoa Kỳ, mùng 1 tháng 5 năm 2009.
8 Jin Honbing, Cuộc chiến chính nghĩa: Một công cụ sắc bén để nắm lấy cơ hội giành quyền chủ động, báo cáo hải quân Trung Quốc, ngày 29 tháng 5 năm 2006.
9 . Brian McCarten, Giỡn sóng trong quần đảo Spratlys, người lính canh của Châu Á, mùng 4 tháng 2 năm 2008; và Trung Quốc cần phải báo những láng giềng tránh xa những quần đảo tranh chấp, Reuters, ngày 12 tháng 5 năm 2009.
10 Xiong Qu, Trung Quốc bắt đầu xem xét vấn đề An toàn Hàng hải ở biển Nam Trung Hoa, đài truyền hình Trung Quốc, CCTV, ngày 3 tháng 7.
11 Xem, ví dụ: Robert S.Ross, Điạ lý Hoà Bình: Đông Á trong thế kỷ 21. An ninh Quốc tế, tập 23, số 4, xuân 1999, các trang 81-118.
12 Xem, ví dụ: Susan Shirk, siêu cường không vững chắc: Làm sao chính trị Đối nội của Trung Quốc có thể đi chệch khỏi sự thăng tiến hoà bình của mình, Nhà xuất bản Trường Đại học Oxford (2007).
13 Peter Dutton, vạch ra Một đường lối hành động: Hợp tác Trung-Mỹ về Biển cả, tập san An ninh Trung Quốc, số tháng 3/2009.

Nguồn: Điều trần của Peter Dutton, Phó Giáo sư, Viện Nghiên cứu Hàng Hải Trung Hoa, Trường Đại học Hải Quân Hoa Kỳ