01/03/2010
Những lời lẽ và việc làm của Trung Quốc có thể là nguyên nhân gây lo ngại ở Mỹ. Tình hình hiện nay không khác gì với tư duy của Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ nhất rằng họ có quyền thống trị khu vực này của thế giới. Sự khác biệt duy nhất là các mục tiêu của Trung Quốc mang tính tham vọng hơn nhiều so với việc chỉ thống trị khu vực này.
CHND Trung Hoa (PRC) ngày nay là một đất nước chuyên chế, đang cố gắng trở thành một đế quốc chuyên chế. Kể từ thời Mao, PRC đã chinh phục các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo của họ và đàn áp bất cứ ai theo đuổi mục đích chính trị hoặc văn hóa được cho là không thích hợp với ban lãnh đạo Cộng sản. Trung Quốc vẫn là nước vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới. Ngày nay, PRC đang truyền bá ảnh hưởng và sự chi phối của mình trên khắp khu vực, đặc biệt ở Đông Nam Á. Những lợi ích kinh tế và công nghệ Trung Quốc đạt được trong những thập kỷ qua hiện đang tạo ra khả năng biến việc mở rộng mạnh mẽ sức mạnh quân sự của nước này trở thành hiện thực.
Chẳng hạn, Hải quân PLA đang trong quá trình tăng cường đảo Hải Nam , xây dựng một căn cứ hải quân lớn tại Sanya. Căn cứ này sẽ cho phép các tàu nổi và tàu ngầm tấn công của Trung Quốc phô trương sức mạnh và đe dọa các nước láng giềng của nước này. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã mở rộng sân bay trên đảo Woody (đảo Phú Lâm) tại quần đảo Hoàng Sa, xây dựng các cơ sở của mình ở Bãi đá ngầm Fiery Cross tại quần đảo Trường Sa, và đã duy trì sự hiện diện của hải quân tại bãi đá ngầm Mischief nằm ở phía Tây bờ biển của Philíppin. Những hoạt động mang tính đe dọa này đem lại cho PRC tác động đòn bẩy đáng kể đối với các nước láng giềng của mình và đe dọa các tuyến hàng hải sống còn. Chẳng hạn, nó cũng cho phép PRC tranh giành quyền kiểm soát Eo biển Malắcca vốn là tuyến đường huyết mạch quá cảnh hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhật Bản cũng đang trở nên dễ bị tổn thương trước khả năng quân sự của Trung Quốc là điều không hề tồn tại 25 năm trước đó.
Đôi khi việc tăng cường sức mạnh quân đội do PRC thực hiện đã biến thành những hành động rất hung hăng chống lại các tàu Hải quân Mỹ. Vào năm 2007, một tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ điêzen của Trung Quốc đã nổi lên mặt nước giữa lúc diễn ra cuộc tập trận trên Thái Bình Dương gần tàu Kitty Hawk của Mỹ, một động thái rất kịch tính sát gần một tàu sân bay của Mỹ. Tháng 3/2009, tàu nghiên cứu USNS Impeccable đã bị một số tàu của Trung Quốc chặn lại và máy bay quân sự của PRC bay trên đầu. Một số tàu đã đi chặn ngang lộ trình của tàu Impeccable với khoảng cách gần một cách nguy hiểm và tìm cách cản trở bằng các tàu kéo các thiết bị định vị đáy biển. Tàu Impeccable đã buộc phải có hành động né tránh để không đâm phải một trong những tàu này. Khi liên lạc bằng rađiô được thiết lập, tàu của Hải quân PLA đã yêu cầu tàu của Hải quân Mỹ phải rời đi hoặc “gánh chịu hậu quả”. Vào tháng 6/2009, tàu khu trục USS John S. McCain đang ở trên Biển Hoa Nam thì thiết bị định vị đáy biển của tàu này va phải một tàu ngầm của Trung Quốc. Có lẽ không ai hiểu nhầm về ý nghĩa của những việc làm này. PRC đang đánh tín hiệu một cách hung hăng thông qua những hành động này, tuyên bố địa vị thống trị và quyền kiểm soát đối với Biển Đông. Và nếu quân đội Trung Quốc dám đe dọa hải quân của một nước hùng mạnh như hải quân của Mỹ, người ta chỉ có thể hình dung ra mối đe dọa đối với những nước yếu hơn sẽ như thế nào.
PRC tiếp tục có nhiều tranh chấp với các nước láng giềng của mình. Trung Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, cách bờ biển của nước này hơn 1.000 dặm hàng hải, bất chấp những sự phản đối mạnh mẽ của cả Philíppin lẫn Đài Loan vốn đều gần Trường Sa hơn một cách đáng kể. Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao PRC Khương Du khẳng định vào năm 2009 rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể bàn cãi” đối với những hòn đảo này. Điều mỉa mai là PRC nói hai lời bởi nước này cũng tuyên bố muốn thúc đẩy các mối quan hệ “hài hòa” với các nước láng giềng của mình.
Vào tháng 5/2009, PRC đã đóng cửa một khu vực đánh cá lớn ở Biển Đông trong vòng ba tháng, vào cao điểm của mùa đánh cá, gây khó khăn lớn cho ngư dân ở Việt Nam . Để thực thi việc cấm đánh cá PRC đã tràn lên các tàu của Việt Nam ở khu vực này và giam giữ một số thuyền viên. Điều này dẫn đến một cuộc tranh cãi ầm ĩ về ngoại giao. Việt Nam đúng là rất lo ngại với nước láng giềng phía Bắc của mình và đã quay sang người Nga để tăng cường vũ khí quân sự của họ. Việt Nam đã trở thành nước mua vũ khí lớn nhất của Nga, gần đây mua 6 tàu ngầm hạng Kilo và 13 máy bay phản lực tiên tiến Su-30.
Trong tất cả các nước ở châu Á, có lẽ mối quan hệ “thân thiết” nhất mà PRC có được là với chế độ găngxtơ hiện kiểm soát Mianma. Trung Quốc đã vũ trang tới tận răng cho chính quyền quân sự của Mianma và đổi lại, Trung Quốc đã lấy đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn của người dân Mianma.
Trung Quốc là một quốc gia hung hăng trong quá khứ đã phát động nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ. Giờ đây, Trung Quốc đang sẵn sàng và ngày càng có khả năng phô trương thanh thế trong việc ủng hộ những khát vọng của mình ở Đông Nam Á và các nơi khác. Ngay lúc này Hải quân PLA đang triển khai các tàu ngầm tấn công và các tàu nổi, nhưng họ cũng đang triển khai các tên lửa chống vệ tinh và các tên lửa đạn đạo chống hạm. Cho dù Trung Quốc không có ý định trực tiếp chiến đấu với Mỹ, họ vẫn muốn có khả năng ngăn cản chúng ta tới trợ giúp và bảo vệ các đồng minh trong khu vực của chúng ta, để số phận của những nước này vào tay Trung Quốc.
Tôi muốn nhắc Ủy ban rằng có một lý do khiến ban lãnh đạo CCP quyết định gọi thế kỷ 21 là “thế kỷ của Trung Quốc”. Họ đanh hành động một cách hung hăng, ngạo mạn tuyên bố chủ quyền đối với gần 80% diện tích Biển Đông. Không ai có thể nghi ngờ những tham vọng về lãnh thổ của họ; không ai có thể phủ nhận bản chất tàn bạo và chuyên chế của chế độ họ. Không ai có thể phủ nhận công cuộc tăng cường sức mạnh quân đội đồ sộ của họ, nhằm chống lại Mỹ và các nước Đông Nam Á. Chúng ta đang bỏ qua điều này với nguy cơ đối với chính bản thân chúng ta. Không một quân đội thường trực nào hiện nay có thể đe dọa được Trung Quốc. Việc tăng cường binh lực của PRC đối với họ có thể được coi là hành động mang tính phòng thủ. Những hành động của họ chỉ bị hạn chế bởi tầm vóc lực lượng và sức mạnh tàn bạo của họ.
Gộp lại với nhau, những lời lẽ và việc làm của PRC có thể là nguyên nhân gây lo ngại ở Mỹ. Tình hình hiện nay không khác gì với tư duy của Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ nhất rằng họ có quyền thống trị khu vực này của thế giới. Sự khác biệt duy nhất là các mục tiêu của PRC mang tính tham vọng hơn nhiều so với việc chỉ thống trị khu vực này./.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...