22/08/2012
Trung Quốc lựa chọn gây áp lực lên các dự án hợp tác thăm dò dầu khí tại Biển Đông bằng cách đe dọa tổn thất lợi ích đối với những công ty có đầu tư tại Trung Quốc. BP xem ra muốn giải quyết tồn tại qua kênh thương mại và đồng ý bàn bạc vấn đề liên quan với chính phủ Mỹ.
(Một giàn khoan thăm dò của Việt Nam ở Biển Đông)
Xuất xứ: Đại sứ quán Mỹ tại London, Vương Quốc Anh
Thời gian điện: Thứ 4, ngày 23/04/2008: 15:54UTC
Thời gian công bố: Thứ 5, ngày 01/09/2011: 23h24UTC
Phân loại: Điện Mật
Tóm tắt: Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa sẽ có những hành động trả đũa đối với các tài sản của tập đoàn BP tại Trung Quốc Đại lục nếu công ty này không ngừng các dự án hợp tác thăm dò mới tại các vùng biển có tranh chấp trên biển Đông (Trung Quốc: Biển Nam Trung Hoa). Hiện thời, công ty BP muốn giải quyết áp lực của phía Trung Quốc đối với những hoạt động của công ty này ở biển Đông thông qua các kênh thảo luận thương mại. Một công ty khác của Anh Quốc là công ty Dầu khí Premier Oil cũng đang hoạt động ở các vùng nước có tranh chấp ở biển Đông, tuy nhiên họ không có hoạt động kinh doanh nào ở Trung Quốc và vì vậy họ không cảm thấy bị áp lực phải thỏa hiệp với Trung Quốc để ngừng các dự án của mình. Hết tóm tắt.
Giám đốc Tập đoàn Viễn Đông của FCO Stephen Lillie đã nói với chúng tôi hôm 21/4/2008, rằng công ty BP đã mua lại một vài dự án ngoài khơi từ tay ARCO – công ty này vốn đã từng hoạt động ở các vùng nước có tranh chấp trên biển Đông trước khi BP tiếp quản từ họ. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã chọn cách nhắm mắt bỏ qua các dự án này do vậy họ vẫn hoạt động mà không gặp phải sự can thiệp hay gây áp lực nào. Chính vì thế công ty BP đã bắt đầu phát triển những dự án mới ở các khu vực mà cả Trung Quốc và Việt Nam cùng tuyên bố có chủ quyền. Mùa hè năm 2007, Trung Quốc bắt đầu gây áp lực với các công ty của Anh Quốc và của những quốc gia khác, yêu cầu họ hoặc phải dừng các dự án thăm dò hoặc phải đạt được một thỏa hiệp giữa các công ty có liên quan với cả Việt Nam và Trung Quốc. Theo như FCO được biết, Trung Quốc đã không nêu những quan ngại về các dự án đã có từ trước đây, nhưng họ cũng tuyên bố thẳng rằng nếu công ty BP cứ tiếp tục triển khai những dự án mới này, Trung Quốc sẽ có những hành động có thể gây tổn hại tới các dự án khác của BP tại Trung Quốc. FCO cân nhắc thận trọng những lời đe dọa này và Lillie lưu ý rằng BP là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Trung Quốc. Đồng thời, chính phủ Việt Nam, vốn đã cho phép công ty BP hoạt động ở những khu vực mà họ có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, cũng thông báo với BP rằng các dự án trên bờ ở Việt Nam của họ cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu công ty BP đầu hàng trước những áp lực của Trung Quốc.
Cả Trung Quốc và Anh đều không chính thức nêu vấn đề này qua đường ngoại giao mặc dù có cơ hội trong chuyến thăm của Thủ Tướng Anh Brown tới Bắc Kinh vào tháng 1/2008 và chuyến thăm của Ngoại trưởng Miliband tới Bắc Kinh vào tháng 2/2008. Lillie cho biết thêm là chính phủ Trung Quốc đã nêu vấn đề trực tiếp với BP và Premier Oil ở tại cả Bắc Kinh và Luân Đôn.
Tuy nhiên, công ty BP vẫn không đề nghị chính phủ Anh can thiệp, mà trông chờ vào một giải pháp thương mại giữ thể diện để giải quyết tranh chấp, có lẽ bằng cách tìm ra các dự án có đi có lại hoặc tìm các khu vực khác ở biển Đông để thực hiện những dự án mới. Lillie nói rằng kể từ khi vấn đề này nổi lên vào mùa hè năm ngoái, hầu như chẳng có thêm động tĩnh gì và nghĩ rằng cả ba công ty Petro Vietnam, CNOC và BP sẽ có thể tìm ra những biện pháp để giải quyết vấn đề. Lillie nói với chúng tôi rằng một dự thảo thỏa hiệp đã được các cơ quan Trung Quốc đưa ra, nhưng lại đang bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc “theo xu hướng cứng rắn” giữ lại. Lillie nói rằng BP tin là cuối cùng thì chính phủ Trung Quốc cũng sẽ cảm thấy thoải mái với họ hơn là một công ty khác của Ấn Độ (có tin rằng công ty này đang đàm phán với Việt Nam để lấp vào chỗ trống) bởi Trung Quốc sẽ ít có khả năng tác động (tới các đối tác Ấn Độ). Nếu vấn đề không được giải quyết thông qua các kênh thương mại, BP có thể sẽ phải đề nghị chính phủ Anh giúp đỡ giải quyết. Riêng công ty Premier Oil chắc sẽ không cần tới sự trợ giúp. Lillie nói, có điều này vì Pemier Oil không bị tác động bởi những dự án khác của họ tại Trung Quốc. Các khoản đầu tư của Premier Oil chủ yếu là ở Ấn Độ và Việt Nam.
Hiển nhiên FCO đã chậm chạp trong việc đồng ý gặp gỡ với viên chức phụ trách kinh tế của Đại Sứ Quán. Lý do duy nhất giải thích cho việc này, theo một quan chức khác của FCO, họ muốn BP đồng ý chủ trương thảo luận vấn đề với chính phủ Mỹ và BP đã sẵn lòng làm điều này.
(NCBĐ) Nguồn trích dẫn: Wikileaks
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...