Tên

Địa chính trị hay Địa Thể Chính trị? Hiểu về sự trỗi dậy của Trung Quốc và các hành động của quốc gia này tại Biển Đông

Mô tả
  Việc nghiên cứu về “Sự trỗi dậy của Trung Quốc” dưới lăng kính địa chính trị ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới học thuật và chính sách Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một mình cách tiếp cận này sẽ không đủ để giải thích cho quá trình vận dụng hồi ức lịch sử đầy phức tạp cũng như cách thức mà các ký ức này hình thành nên khuôn khổ của các thảo luận về hoà bình và hợp tác trong khu vực. Dựa trên khái niệm địa thể (geobody) hay cách thức mà không gian và con người kết nối với nhau trên khía cạnh sinh – chính trị (biopolitical), bài viết dưới đây sẽ phân tích các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông hiện nay đang xây dựng lại bản sắc và các lợi ích của Trung Quốc như thế nào. Bài viết đưa ra một cách tiếp cận lý thuyết khác về sự trỗi dậy của Trung Quốc, tập trung vào chính trị bản sắc (địa thể), đồng thời tìm hiều các nguy cơ có liên quan tới sự gia tăng căng thẳng và hợp tác trong khu vực nói riêng và toàn Đông Á nói chung. Hiroaki Ataka là Giảng viên mời tại Đại học Ritsumeikan University kể từ năm April 2011. Ông nghiên cứu lý thuyết quan hệ quốc tế và kinh tế chính trị quốc tế từ góc độ phê phán, và nhận bằng tiến sỹ năm 2010 từ Đại học University of Warwick. Ông là một thành viên của Hội Khoa học Chính trị, Hội Nghiên cứu Quốc tế Anh. Ông đã xuất bản một vài bài báo và chương sách về các lý thuyết kinh tế chính trị và quan hệ quốc tế từ góc độ phê phán. Ấn phẩm gần đây nhất của ông (cùng với Norihisa Yamashita và Atushi Shibasaki) là Westphalia Shikan wo Datsukouchiku Suru [Deconstructing the Westphalian Narrative] (Nakanishiya 2016). E­mail:ataka@fc.ritsumei.ac.jp. Bài  viết  được  đăng  trên  Asian  Journal  of  Peacebuilding  Vol.  4  No.  1 (2016).  
Kích thước
843.42 KB
Ngày tạo:
14-12-2016
Lượt xem
362