Việc nghiên cứu về “Sự trỗi dậy của Trung Quốc” dưới lăng kính địa chính trị ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới học thuật và chính sách Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một mình cách tiếp cận này sẽ không đủ để giải thích cho quá trình vận dụng hồi ức lịch sử đầy phức tạp cũng như cách thức mà các ký ức này hình thành nên khuôn khổ của các thảo luận về hoà bình và hợp tác trong khu vực. Dựa trên khái niệm địa thể (geobody) hay cách thức mà không gian và con người kết nối với nhau trên khía cạnh sinh – chính trị (biopolitical), bài viết dưới đây sẽ phân tích các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông hiện nay đang xây dựng lại bản sắc và các lợi ích của Trung Quốc như thế nào. Bài viết đưa ra một cách tiếp cận lý thuyết khác về sự trỗi dậy của Trung Quốc, tập trung vào chính trị bản sắc (địa thể), đồng thời tìm hiều các nguy cơ có liên quan tới sự gia tăng căng thẳng và hợp tác trong khu vực nói riêng và toàn Đông Á nói chung.

Mở đầu

Huyết quản người Trung Quốc không chứa gen xâm lược và người Trung Quốc sẽ không tuân theo logic “kẻ mạnh là kẻ thắng”. Trung Quốc sẽ thực hiện nhất quán đường lối phát triển hoà bình (Xi Jinping 2014)[1]

Diện tích cải tạo đảo mà Trung Quốc thực hiện cho tới nay là hơn 2000 mẫu, nhiều hơn tổng diện tích cải tạo của tất cả các nước yêu sách khác cộng lại và cũng là diện tích cải tạo đảo nhiều nhất trong lịch sử khu vực. Mỹ quan ngại sâu sắc về tốc độ  và phạm vi cải tạo đảo tại Biển Đông, nguy cơ quân sự hoá ngày càng tăng cao cũng như khả năng các hành động này sẽ dẫn tới các tính toán sai lầm và thậm chí là xung đột giữa các nước tranh chấp (Ashton Carter 2015)[2]

….

Kết luận: Các khả năng cho hoà bình và hợp tác trên Biển Đông và toàn khu vực

Các ấn phẩm gần đây về sự tương tự lịch sử giữa Đông (Nam) Á hiện tại và châu Âu năm 1914 đã gây ra rất nhiều xôn xao trong dư luận thời gian gần đây. Mặc dù đây là một sự so sánh khá khập khiễn, nhưng chúng ta cũng không nên loại bỏ những nguy cơ về tính toán sai thậm chí là xung đột trên Biển Đông. Thay vì tập trung vào các tính toán sai lầm xuất phát từ trò chơi chiến lược địa chính trị về việc tối đa hoá an ninh và kinh tế dựa trên các dấu hiệu định trước về lợi ích quốc gia, bài viết này lập luận rằng những nguy cơ sâu sắc hơn nằm ở sự căng thẳng về bản sắc (hoặc chính trị địa thể) xung quanh các tranh chấp trên biển tại Biển Đông và cách thức điều này ảnh hưởng tới triển vọng chiến lược, đặc biệt là triển vọng củaTrung Quốc. Vì chính trị địa thể được đẩy mạnh bởi sự hoạt động của biên giới có nghĩa là các tuyên bố lãnh thổ càng có vấn đề, thì đường chín đoạn và các câu chuyện lịch sử làm cơ sở cho đường chín đoạn sẽ càng được tự nhiên hóa trong quan điểm của Bắc Kinh, ví dụ như những điểm cần được bảo vệ bằng mọi giá, kể cả sử dụng vũ lực. Và sự củng cố đối với bản sắc đơn nhất để chống lại các đe doạ về bạo lực và chiến tranh có thể trở thành nguy cơ nguy hiểm nhất trong khu vực, vì sự xuất hiện của việc phân biệt bạn – thù có thể làm tăng sự hiểu lầm và tính toán sai, dẫn tới việc chính trị địa thể trở nên khó thực hiện và dẫn tới nhiều hành vi hiếu chiến. Trên thực tế, bản thân việc nói về “nguy cơ chiến tranh” đã dẫn tới các hành động trên cả văn bản, chính trị lẫn quân sự, từ đó làm sâu sắc hơn chính trị bản sắc trong khu vực. Để hiểu một cách đầy đủ các nguyên nhân đằng sau các thông điệp dường như là trái ngược được gửi ra từ phía Washington và Bắc Kinh, như được thể hiện trong phần mở đầu, cần một cái nhìn mới về cách thức mà chính trị bản sắc (hay chính trị địa thể) được tiến hành như là một bổ sung thiết yếu cho các phân tích địa chính trị. Điều này cũng nên dẫn tới nhận thức đầy đủ hơn về các nguy cơ liên quan tới việc gia tăng căng thẳng (trên thực tế cũng như truyền miệng), phục vụ cho hoà bình và hợp tác trong khu vực cũng như trên toàn thể Đông Á.

Như Yoshikazu Sakamoto đã từng nói “Bản thân bạo lực là một bản sắc tiêu cực, vì nó chia rẽ các giá trị với nhau và nó được tiến hành với giả định rằng “chúng ta” và “họ” là hoàn toàn khác biệt” (Sakamoto 2015, 461). Nói cách khác, bạo lực xuất hiện khi mà các bên xung đột không nhận ra bản sắc của nhau hay/và việc hạ thấp vị trí ngoại giao của các bản sắc đó trong tương quan so sánh với các yếu tố khác là có ý nghĩa. Để có thể làm giảm căng thẳng trên Biển Đông, và để đưa đến một lối ra cho vấn đề, điều cần thiết ở đây là tìm kiếm cái mà Sakamoto gọi là “bản sắc tích cực”, hoặc một bản sắc tập thể có thể kết nối một cách có ý nghĩa bản thân chúng ta với người khác, giữa các bản ngã với nhau. Bước đầu tiên trong việc thực hiện mục tiêu đó là dừng lại bánh xe chính trị địa thể và sự tập hợp các ký ức lịch sử, có thể học từ các trường hợp thành công trong quá khứ ví dụ như  dự án sách giáo khoa lịch sử chung Pháp – Đức (Durand and Kaempf 2014). Ý tưởng sáng tạo về “hệ thống đồng nhất hóa” là cần thiết: một bản sắc tập thể có thể vượt qua bất kỳ một quốc gia/dân tộc đơn nhất nào hướng đến tương lai chung của toàn Đông Nam Á.

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Tác giả Hiroaki Ataka là Giảng viên mời tại Đại học Ritsumeikan University kể từ năm April 2011. Ông nghiên cứu lý thuyết quan hệ quốc tế và kinh tế chính trị quốc tế từ góc độ phê phán, và nhận bằng tiến sỹ năm 2010 từ Đại học University of Warwick. Ông là một thành viên của Hội Khoa học Chính trị, Hội Nghiên cứu Quốc tế Anh. Ông đã xuất bản một vài bài báo và chương sách về các lý thuyết kinh tế chính trị và quan hệ quốc tế từ góc độ phê phán. Ấn phẩm gần đây nhất của ông (cùng với Norihisa Yamashita và Atushi Shibasaki) là Westphalia Shikan wo Datsukouchiku Suru [Deconstructing the Westphalian Narrative] (Nakanishiya 2016). E­mail:ataka@fc.ritsumei.ac.jp Bài viết được đăng trên Asian Journal of Peacebuilding Vol. 4 No. 1 (2016).

Lê Thu Hà (dịch)

Thùy Anh (Hiệu đính)

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.

 



[1] Nhận xét của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hiệp hội hữu nghị nhân dân Trung Quốc với nước ngoài (CPAFFC). Xem thêm Xinhua (2014).

[2] Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Đối thoại Shangri - LA do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) 2015. Xem thêm Carter (2015).