Tên

Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của Công ước luật biển và áp dụng cho Biển Đông

Mô tả
Thập kỷ vừa qua chứng kiến ​​căng thẳng ngày một gia tăng trong tranh chấp Biển Đông do một số người chơi chính trong tranh chấp gần đây đã tiến hành điều chỉnh chính sách. Các yêu sách đối lập về lãnh thổ và quyền tài phán lãnh thổ bộc lộ thường xuyên hơn qua các vụ việc trên biển. Đồng thời, đó cũng là một thực tế xuất hiện liên quan đến việc diễn giải và áp dụng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đặc biệt liên quan đến các khu vực biển. Điều này đem lại cơ hội xác định cụ thể và phù hợp hơn các quyền và quyền được hưởng của các Quốc gia căn cứ theo luật pháp. Trong khi các vụ việc dĩ nhiên sẽ gây căng thẳng ngoại giao, nhưng cũng đem lại cơ hội sử dụng một loạt cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc và không bắt buộc được quy định trong Phần XV của UNCLOS. Bài viết này sẽ đánh giá các xu hướng thể hiện trong tranh chấp Biển Đông và khả năng áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp theo Phần XV cho từng trường hợp. Điều này sẽ giúp xác định và làm rõ các lựa chọn cho hành động tương lai của các bên, dù riêng lẻ hay tập thể, trong việc quản lý và cuối cùng tiến tới giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.   Giáo sư Jay L. Batongbacal, Đại học Luật thuộc Đại học Philippines; Giám đốc Viện Các Vấn đề Biển & Luật Biển, Trung tâm Luật pháp Đại học Philippines. Bài viết được trình bày tại Hội thảo Các vấn đề Biển và Công ước Liên Hợp Quốc về  Luật biển (UCNLOS): Chia sẻ cách Tiếp cận của Châu Âu và Châu Á đối với Tranh chấp Lãnh Thổ do Học viện Ngoại giao tổ chức với sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.
Kích thước
730.04 KB
Ngày tạo:
21-12-2016
Lượt xem
368