Lập trường của Trung Quốc có đầy đủ căn cứ pháp lý.

Cung Ngênh Xuân cho biết, cái gọi là “Vụ kiện trọng tài về vấn đề Nam Hải” có kẻ đứng đằng sau. Gác qua một bên không bàn đến bối cảnh chính trị Philippines đưa ra trọng tài, lập trường không tham gia, không tiếp nhận của Trung Quốc có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử. Có 3 lý do sau:

(i) Tranh chấp này là do việc Philippines từ những năm 70 của thế kỷ trước bắt đầu chiếm lĩnh một số đảo, đá thuộc quần đảo “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa) của Trung Quốc gây ra. “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển” (Công ước) chỉ giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc việc thích hợp áp dụng của chính công ước này, không giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Vì thế, tranh chấp này không thể thích hợp áp dụng trình tự giải quyết tranh chấp của “Công ước”.

(ii) Trung Quốc và Philippines cùng là quốc gia ven biển “Nam Hải”, có vấn đề phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa còn chưa giải quyết. Nhưng vấn đề phân định vùng biển giữa Trung Quốc và Philippines cũng không thích hợp áp dụng trình tự trọng tài bởi vì năm 2006, Trung Quốc dựa theo điều 298 của “Công ước” đã đưa các tranh chấp gồm: phân định biển, mọi quyền mang tính lịch sử, hoạt động quân sự và hoạt động chấp pháp trên biển.vv.. loại trừ ra khỏi việc thích hợp áp dụng trình tự giải quyết tranh chấp bắt buộc theo điều 287 của “Công ước”. Đây là quyền lợi mà “Công ước” trao cho các nước thành viên, đã có 34 quốc gia đưa ra tuyên bố tương tự như vậy trong đó có 4 nước Uỷ viên thường trực HĐBA LHQ. Mỹ không phải là một nước trong số đó bởi vì Mỹ chưa phê chuẩn gia nhập “Công ước”.

(iii) Điều thứ 4 trong DOC mà Philippines và Trung Quốc cùng tham gia đã quy định, liên quan đến tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán thì do các bên đương sự trực tiếp liên quan đến tranh chấp thông qua hiệp thương đàm phán giải quyết. Điều này cũng đã loại trừ việc thích hợp áp dụng trình tự giải quyết tranh chấp lợi dụng bên thứ ba can thiệp.

“Đường 9 đoạn” là quyền lợi mang tính lịch sử của Trung Quốc..

Đối với việc Philippines cho rằng “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vi phạm “Công ước”, Cung Nghênh Xuân cho rằng, yêu sách của Philippines dựa trên một tiền đề: mọi quyền và lợi ích biển đều chỉ bắt nguồn từ “Công ước”, nhưng tiền đề này không đứng vững về mặt pháp lý, bởi vì “Công ước” không phủ nhận sự tồn tại của quyền lợi mang tính lịch sử.

Cung Nghênh Xuân cho biết, “đường đứt đoạn” ở “Nam Hải” của Trung Quốc đã có trước khi “Công ước” có hiệu lực cả nửa thế kỷ, được CP Dân Quốc chính thức công bố vào năm 1948. Nguồn gốc của chủ quyền và quyền lợi mang tính lịch sử của Trung Quốc đối với các đảo, đá bên trong “đường đứt đoạn” không phải là “Công ước” mà là sự chiếm hữu, sử dụng và quản lý trong thời gian dài của Trung Quốc đối với các đảo, đá và vùng nước ở “Nam Hải”, là quyền lợi nhận được dựa trên các quy tắc luật pháp quốc tế phổ biến và các quy tắc luật pháp quốc tế theo thông lệ về việc thụ đắc lãnh thổ và quyền lợi mang tính lịch sử. Chất vấn của Philippines đối với “đường đứt đoạn” ở “Nam Hải” của Trung Quốc không thuộc về tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc việc áp dụng thích hợp của “Công ước” vì vậy cũng không thích hợp áp dụng trình tự giải quyết trong “Công ước”. Hơn nữa, Tuyên bố loại trừ của Trung Quốc năm 2006 cũng đã loại trừ việc thích hợp áp dụng của trình tự giải quyết tranh chấp bắt buộc đối với quyền lợi mang tính lịch sử. Đã biết nguồn gốc của quyền lợi trong “đường đứt đoạn” không phải là “Công ước”, đương nhiên cũng không thể nói là đã vi phạm công ước.

Bành Quang Khiêm cho biết, khi Trung Quốc ký “Công ước” đã ra tuyên bố loại trừ theo điều 298. Năm 1998 Trung Quốc công bố “Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Trung Quốc”, điều thứ 14 nêu ra, “quy định của luật này không ảnh hưởng đến quyền lợi mang tính lịch sử mà nước Trung Quốc được hưởng”. Hơn nữa Trung Quốc luôn chủ trương thông qua đàm phán song phương giữa các nước đương sự để giải quyết bất đồng về chủ quyền các đảo liên quan. Philippines không có chút thành ý nào đối với việc đàm phán giải quyết bất đồng, lấy danh nghĩa pháp lý làm chuyện đi ngược lại pháp lý là tốn công vô ích.

Kiên định không rời bảo vệ chủ quyền, không sợ khiêu khích.

Cung Nghêng Xuân cho biết, căn cứ vào “Công ước”, tàu hải quân là chủ thể chấp pháp trên biển. Ví dụ, Hải quân Trung Quốc tuần tra ở vùng biển Somali, tham gia hoạt động chấp pháp trên biển trấn áp cướp biển, chính là lấy danh nghĩa chủ thể chấp pháp trên biển để tham gia. Nhưng điều động tàu chiến ở vùng biển tranh chấp dễ dẫn đến việc leo thang tranh chấp. Ví dụ, tháng 4/2013, Philippines điều động tàu chiến xua đuổi, bắt giữ ngư dân Trung Quốc ở đảo Hoàng Nham/Scarbrough, gây ra chuyện lớn. Hiện nay, đại đa số quốc gia chủ yếu dùng lực lượng cảnh sát thực hiện hoạt động chấp pháp trên biển.

Bành Quang Khiêm cho rằng, Trung Quốc cố gắng hết sức nỗ lực thông qua phương thức hoà bình, phương thức đàm phán chính trị giải quyết chủ quyền đảo với các quốc gia liên quan. “Chủ quyền của Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” mà Đặng Tiểu Bình nêu ra vẫn là phương thức tốt nhất để giải quyết tranh chấp đảo ở quần đảo “Nam Sa”. Nhưng Trung Quốc cũng không sợ khiêu khích, nếu có kẻ muốn cố ý làm lớn chuyện thì cũng có thể bồi tiếp đến cùng, nhưng đây là điều mà Trung Quốc không mong muốn nhìn thấy nhất.

Đối với cách nói của một số người Mỹ cho rằng việc chiếc tàu chiến Philippines “nằm bãi” diễn ra trước khi DOC thông qua vào năm 2002, Cung Nghênh Xuân phân tích cho rằng, DOC có một điều khoản quy định, các bên đều không được chiếm lĩnh thêm đảo, đá ở “Nam Sa”. Điều này là một biện pháp để khống chế tranh chấp, mục đích là để không vì bất cứ hành động chiếm đảo của bất cứ bên nào làm cho tranh cãi “Nam Hải” leo thang hơn nữa. Bởi vậy, bất kể là DOC được thông qua trước hay sau năm 2002, sự chiếm lĩnh của bất kỳ thế lực nào đối với đảo, đá “Nam Sa” của Trung Quốc đều là chiếm lĩnh phi pháp. Cung Nghênh Xuân cho rằng, giải quyết hoà bình tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ quốc tế mà Hiến chương LHQ quy định, tranh cãi chủ quyền lãnh thổ trước hết nên dùng phương pháp hoà bình để giải quyết. Nhưng đối với việc khiêu khích vũ trang của nước khác, Trung Quốc đương nhiên có quyền tự vệ.

Toà án Luật biển không có quyền quản lý đối với chủ quyền đảo.

Cung Nghênh Xuân cho rằng, mục đích đệ trình “trọng tài” của Philippines: (i) định thông qua “Trọng tài” để củng cố, hợp pháp hoá lợi ích đối với các đảo, đá “Nam Sa” của Trung Quốc mà Philippines chiếm lĩnh phi pháp; (ii) Tạo ra dư luận bất lợi cho Trung Quốc ở quốc tế, tạo ra cho Trung Quốc một hình tượng quốc gia không tôn trọng luật pháp quốc tế, không tôn trọng phán quyết của Toà án quốc tế. Đối với việc này, từ góc độ pháp lý, Trung Quốc cần phải liên tục nói rõ căn cứ pháp lý của việc Trung Quốc không tiếp nhận, không tham gia trọng tài.

Trung Quốc trước tiên cần kiên trì yêu sách pháp lý của mình, đồng thời phải thông qua con đường thích hợp, không sợ phiền phức nói rõ tính hợp lý, hợp pháp trong lập trường của Trung Quốc cho dư luận quốc tế trong đó có Toà án Trọng tài. Vạch trần bản chất giả đối và quấy nhiễu của việc Philippines lạm dụng trình tự tố tụng. Nói rõ lập trường không tham gia, không tiếp nhận chính là để bảo vệ tính thống nhất, tính hoàn chỉnh và uy tín của chế độ pháp lý về biển quốc tế. Philippines với tư cách là nước thành viên của “Công ước” có nghĩa vụ thiện chí thực hiện “Công ước” chứ không phải lợi dụng lỗ hổng của “Công ước” để tiến hành kiện tràn lan. Mặt khác, Trung Quốc cũng cần phải kiên định lập trường, lý tính, đồng thời bình tĩnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền, lợi ích biển của mình.

Bành Quang Khiêm chỉ ra, (i) vấn đề “Nam Hải” Philippines đưa ra là tranh chấp về chủ quyền đảo giữa Trung Quốc và Philippines, Trung Quốc có chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý đầy đủ, các đảo “Nam Hải” là lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc, Trung Quốc phát hiện sớm nhất, khai thác sớm nhất, quản lý sớm nhất.vv…; (ii) Toà án Trọng tài luật biển quốc tế không có quyền thụ lý khiếu nại về chủ quyền đảo.

Bành Quang Khiêm nhấn mạnh, Mỹ không phải là một bên tranh chấp, cũng không phải là thành viên của “Công ước” lại không ngại xa xôi chạy đến “Nam Hải”, khuấy đục nước trước cửa nhà Trung Quốc, hành động này không được lòng người, hại người mà chẳng lợi cho mình./.