Eagle-vs-Dragon 1.jpg

Kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhiều nhà phân tích dự đoán rằng nước Mỹ sẽ trở lại cách tiếp cận đơn phương đối với an ninh quốc tế. Những tuyên bố ban đầu của chính quyền mới Mỹ đã ám chỉ về một sự thay đổi trong chính sách đối với châu Á của Washington, từ bỏ chính sách ngoại giao đa phương và can dự mà cựu Tổng thống Barack Obama đã đ ra.

Vấn đ Biển Đông vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với lời hứa của ông Trump làm cho nước Mỹvĩ đại trở lại”. Mỹ có thể sử dụng vấn đ Biển Đông đ thể hiện cam kết của mình về một trật tự hàng hải quốc tế ổn định dựa trên luật trị. Điều này có nghĩa là Mỹ ủng hộ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên hợp quốc La-Hay liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc, và không công nhận những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này.

Ngoài ra, Washington có thể gia tăng áp lực lên Trung Quốc, buộc nước này tuân thủ luật pháp, các quy tắc hàng hải quốc tế và từ bỏ ý đ làm bá chủ vùng biển Đông Nam Á. Điều này có nghĩa những gì được áp dụng cho Biển Địa Trung Hải, Vịnh Mexico, Biển Nhật Bản và tất cả các vùng biển khác trên thế giới sẽ không áp dụng đối với Biển Đông khi Trung Quốc muốn biến nó thành một "cái hồ" của mình.

Trong quá trình xây dựng chính sách về châu Á, Chính quyền Trump vẫn coi Biển Đông là một ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của mình. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis đã khẳng định rằngtự do hàng hải phải được bảo đảm mức cao nhất, cho dù đó là tàu thương mại hay hải quân, Mỹ vẫn sẽ qua lại bình thường vùng biển quốc tế này”. Nhiều người cho rằng tuyên bố của ông Mattis đã gây tiếng vang lớn, thể hiện cách tiếp cận đơn phương của Mỹ.

Trước đó, trong buổi điều trần trước Ủy ban thượng viện, Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng có tuyên bốgây sốcvề việc ngăn cản Trung Quốc tiếp cận những hòn đảo nhân tạo Biển Đông. Tuy nhiên, ông không hề tiết lộ xem Mỹ sẽ làm việc với các đối tác, đồng minh và cộng đồng quốc tế như thế nào đ giữ gìn sự thượng tôn của pháp luật.

Trong khi các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) đơn phương của Mỹ nên tiếp tục, bao gồm cả các vùng biển bao quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, Washington cần phải thiết lập một cơ chế khác có sự tham gia của các đồng minh hiệp ước và đối tác Thái Bình Dương về các vấn đ tự do hàng hải: các hoạt động tuần tra kiếm soát tự do hàng hải song phương và đa phương. Về bản chất, Washington nên hình thành một công cụ có liên quan đến các đồng minh và đối tác trong khu vực không chỉ nhằm đối phó với những tuyên bố phi lý về chủ quyền biển, mà còn củng cố luật trị trong các lĩnh vực khác.

Úc và Philippines là đối tác lý tưởng cho các cuộc tuần tra song phương hoặc ba bên. Canberra đã tiến hành các cuộc tập trận Biển Đông kể từ những năm 1970 của thế kỷ trước, và vì thế sự tham gia của Úc không phải là quá ngạc nhiên đối với Trung Quốc. Manila là một bên có yêu sách trực tiếp Biển Đông, đồng thời là đồng minh hiệp ước của Mỹ. Vào đầu năm 2016, Mỹ và Philippines đã tiến hành một cuộc tuần tra chung nằm trong khuôn khổ Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng song phương năm 2014. Thật đáng tiếc, Chính quyền Duterte đã quyết định chấm dứt sự hợp tác này.

Việc Mỹ cam kết bảo vệ các tàu Philippines Biển Đông theo Điều 5 của Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines năm 1951 có thể khuyến khích Manila tin tưởng Washington. Sự chuyển giao quyền lực từ ông Obama sang ông Trump cũng sẽ cung cấp một cơ hội cài đặt lại mối quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines. Hơn nữa, một cơ chế đa phương có thể phối hợp các cuộc tuần tra đa phương, không chỉ Biển Đông, mà còn tất cả khu vực biển Đông Á. Cơ chế này nên bao gồm cả Trung Quốc đ tránh bất kỳ quan niệm sai lầm vềchính sách ngăn chặnhoặc về Mỹ và các đồng minhliên thủchống lại Bắc Kinh. Mỹ có thể đưa ra đ xuất này trong Diễn đàn Khu vực ASEAN hoặc bất kỳ cuộc đối thoại nào của ASEAN như một biện pháp xây dựng lòng tin trong vùng biển châu Á-Thái Bình Dương nhằm duy trì các tuyến hàng hải khu vực này luôn mở, an toàn và không bị ảnh hưởng bởi các tuyên bố chủ quyền.

Cuộc diễn tập đầu tiên như vậy có thể bắt đầu trong vùng Biển Nhật Bản, sau đó di chuyển về phía nam tới Biển Hoa Đông, đi qua eo biển Luzon hướng về phía Biển Đông, rồi đi qua eo biển Malacca và sau đó đến Ấn Đ Dương hay ngược lại. Cơ chế này nên bao gồm cả các quy định của UNCLOS. Nếu các cuộc diễn tập chỉ được thực hiện đơn phương bởi Hải quân Mỹ, vấn đ Biển Đông có thể dễ dàng theo đường xoắn ốc biến thành một cuộc tranh giành ảnh hưởng lớn hơn giữa các cường quốc, tầm quan trọng và bản chất của việc quản lý bằng pháp luật sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Vì sự thượng tôn pháp luật quốc tế trong các vùng biển Đông Á là một lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ, Washington cần phải đi đầu và tham gia sâu hơn nữa vào khu vực Đông Á.

Tác giả Jeffrey Ordaniel là nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Diễn đàn Thái Bình Dương, Honolulu. Bài viết đăng trên Diễn đàn Đông Á”.

Hương Trà (gt)