Ngoài những tác động đối với các quan hệ tại khu vực, tái cân bằng còn nhằm tái định hình sự can dự của Mỹ trong ứng phó với những thay đổi trên thế giới đặc biệt với Đông Á nhằm đạt được tầm quan trọng mới về cả chính trị và kinh tế.

Thực tế, chiến lược tái cân bằng đang định hình cấu trúc khu vực. Mỹ đang nỗ lực cải cách Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vốn chỉ đơn thuần dựa trên hợp tác kinh tế sang tập trung nhiều hơn vào an ninh khu vực trong khi Mỹ vẫn theo đuổi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thiết lập sự hội nhập kinh tế khu vực với sự thống trị của Mỹ. Với vai trò mới, Mỹ phải giải quyết các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo khu vực.

Quan hệ đối ngoại của Australia đã được định hình là liên minh với Mỹ kể từ những năm 1950 và điều này đã ảnh hưởng tới hợp tác an ninh và hội nhập kinh tế của Australia đối với khu vực Đông Á, đặc biệt với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia, những đối tác thương mại quan trọng nhất của Australia, ngoài các đối tác truyền thống như Mỹ, Anh, New Zealand.

Do đó, trong khi các lợi ích quốc gia hiện nay của Australia đã có sự đa dạng nhiều hơn, hệ thống giá trị chính trị và văn hóa nước này vẫn hoàn toàn theo hướng phương Tây. An ninh của Australia vẫn phù hợp với Mỹ trong khi Australia có nhiều cam kết kinh tế hơn với Đông Á. Điều này có nghĩa chính sách khu vực của Australia phải cân bằng lợi ích quốc gia của Australia giữa Đông và Tây.

Về chiến lược, Australia cảm thấy an toàn lãnh thổ và khu vực Thái Bình Dương là điều quan trọng cơ bản.Ưu tiên là Đông Á cùng bốn quan hệ chính với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia. Trong số các quan hệ đó Mỹ là đối tác liên minh quan trọng nhất, tiếp theo là Nhật Bản, Indonesia, những nước láng giềng lớn của Australia vì vậy đó luôn là quan hệ chủ chốt. Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Australia, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đóng vai trò rất quan trọng tại khu vực. Australia cũng đang hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc những vẫn chưa chắc chắn về vai trò khu vực của Trung Quốc do những khác biệt về hệ thống chính trị và quan hệ của Australia với Mỹ.

Australia ủng hộ chính sách trụ cột của Mỹ tại Đông Á nhằm duy trì khu vực này trong khuôn khổ các cường quốc truyền thống để Australia hưởng sự phát triển ổn định. Australia vừa là thành viên của EAS và TPP, đồng thời châu Á cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Australia, phù hợp với sự ổn định khu vực. Tăng trưởng sẽ là điều tối quan trọng đối với lợi ích dài hạn của Australia. Theo cách đó, chiến lược tái cân bằng của Mỹ cần phù hợp với sự hợp tác và năng động tại khu vực.

Gần đây, ASEAN cũng đề xuất Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để thúc đẩy việc tăng cường hợp tác và tự do hóa thương mại khu vực. Australia cũng thuộc nhóm ASEAN cộng.

Chính sách tái cân bằng của Mỹ đã có tác động phức tạp với Australia. Một mặt việc Mỹ tái điều chỉnh chiến lược đối với Đông Á khiến các liên minh của Australia xét về chính trị và kinh tế đều có cảm nhận rõ. Mặt khác,sự can dự vào khu vực của Mỹ thực sự đang cạnh tranh với các cơ chế hợp tác khu vực đang tồn tại, thách thức vai trò khu vực của ASEAN, cũng như làm phức tạp các mối quan hệ giữa các cường quốc với một Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh.

Dù Mỹ đang cố gắng mở rộng chiến lược tái cân bằng từ ưu tiên quân sự sang ưu tiên toàn diện hơn như những nỗ lực chính trị, xã hội, kinh tế và can dự trong suốt nhiệm kỳ 2 của TTh Mỹ Barack Obama nhưng vẫn đang có nhiều vấn đề đối với chiến lược của Mỹ hiện nay.

Theo Thời báo Hoàn Cầu (ngày 1/12)

Lê Sơn (gt)