08/01/2013
Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay hay về tương lai trung dài hạn, Trung Quốc luôn có cả cơ hội và thách thức. Các nước trên thế giới hiện đều đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược, và Trung Quốc cũng cần điều chỉnh chiến lược toàn cầu của mình để phù hợp với thời đại. Tác giả đề xuất phương hướng điều chỉnh gồm "Ổn định phía Đông - Tăng cường phía Bắc - Tiến về phía Tây - Mở xuống phía Nam".
- Ổn định phía Đông: Tức là ổn định khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay chủ đề nóng của thế giới tập trung chủ yếu tại châu Á, biến động mạnh nhất là tại Tây Á. Khu vực Đông Á vốn tương đối ổn định, nhưng do sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ khiến cho những xung đột, mâu thuẫn và rủi ro ở Đông Á trở nên nổi cộm. Làm gì để ổn định khu vực Đông Á và duy trì phát triển kinh tế, điều này không chỉ hết sức quan trọng đối với Trung Quốc mà còn với cả khu vực này.
Đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ, việc Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu về phía Đông là do sự thúc đẩy của nhiều nhân tố. Thứ nhất, trung tâm kinh tế thế giới đã trở về Châu Á, khu vực này hiện đã trở thành thị trường mậu dịch và đầu tư lớn nhất thế giới, do đó cũng trở thành mặt trận cạnh tranh chính của các nước lớn; Mỹ là nước lớn toàn cầu, là cường quốc bá quyền, vì vậy Mỹ buộc phải duy trì lực lượng chủ chốt tại khu vực này. Thứ hai, Mỹ cần duy trì và mở rộng địa vị kinh tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, việc Mỹ đưa ra “Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương” (TPP) chính là biện pháp nhằm hướng khu vực Đông Á theo các quy tắc, tiêu chuẩn và chế độ của Mỹ, từ đó mở rộng và phát triển các lợi ích tại Châu Á. Thứ ba, là nhằm mục đích bao vây Trung Quốc. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục là kết hợp kiềm chế và đối thoại, cạnh tranh và hợp tác song hành. Trong những thời điểm khác nhau thì mặt này hoặc mặt kia sẽ trở nên nổi trội hơn, song chính sách hai tay này là nhất quán và lâu dài. Về mặt lợi ích kinh tế, Mỹ không thể rời bỏ thị trường Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc cũng không thể thiếu thị trường Mỹ. Năm 2011, kim ngạch mậu dịch song phương Trung - Mỹ đạt hơn 440 tỷ USD, trong đó Trung Quốc xuất siêu hơn 200 tỷ USD. Tuy nhiên, trong kim ngạch xuất siêu của Trung Quốc lại có một tỷ lệ không nhỏ là sản phẩm do doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc sản xuất.
Một đối tượng quan trọng khác trong chiến lược “Ổn định phía Đông” là tổ chức Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN). Quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN phát triển hết sức nhanh chóng, kim ngạch mậu dịch song phương tăng từ 54,7 tỷ USD năm 2002 lên 362,8 tỷ USD năm 2011. Đặc biệt là Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) ra đời đã làm hình thành một thị trường rộng lớn với 1,9 tỷ người.
- Tăng cường phía Bắc: Chú trọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược cùng có lợi với Nga. Thứ nhất, Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược toàn cầu không chỉ nhằm kiềm chế Trung Quốc, mà cũng tạo thế gọng kìm Đông - Tây kiềm chế Nga. Vì vậy Trung - Nga đều có điểm chung và có nền tảng vững chắc để phát triển quan hệ đối tác hiệp tác chiến lược song phương. Thứ hai, Trung - Nga có triển vọng hợp tác hết sức rộng rãi trong các lĩnh vực và chương trình lớn như năng lượng hạt nhân, khai thác tài nguyên, khoa học kỹ thuật quân sự, hàng không vũ trụ… Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thị trường thế giới thu hẹp, nhưng kim ngạch mậu dịch Trung - Nga năm 2012 có thể đạt khoảng 90 tỷ USD; hai bên cũng đặt mục tiêu đến 2015 kim ngạch thương mại song phương sẽ đạt con 100 tỷ USD, đến 2020 đạt 200 tỷ USD. Vì vậy, tăng cường quan hệ với Nga để củng cố phía Bắc là chiến lược quan trọng cần thực hiện.
- Tiến về phía Tây: Chủ yếu để chỉ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khu vực Trung Á và Tây Á. Cùng với việc Mỹ giảm bớt mức độ phụ thuộc vào dầu khí nhập khẩu, Trung Quốc trở thành một bạn hàng ngày càng quan trọng của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ Trung Á và Tây Á. Nhu cầu dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng từ 450 triệu tấn năm 2011 lên 540 triệu tấn vào năm 2015. Dự kiến năm 2013, mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt tới 60%.
Các nước Trung Á và Tây Á có nguồn tài nguyên dầu mỏ khí đốt phong phú, là nguồn cung ứng năng lượng hết sức quan trọng của Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc cần chủ động phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với khu vực này, thông qua các cơ chế song phương và đa phương. Đặc biệt là tăng cường vai trò của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Trung Á, phối hợp chặt chẽ với Nga ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ.
- Mở xuống phía Nam: Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển, các nước trong khuôn khổ hợp tác Nam - Nam, đặc biệt là các quốc gia Châu Phi. Năm 2011, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Châu Phi đạt 160 tỷ USD, vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Châu Phi cũng đạt trên 13 tỷ USD. Với các nước Mỹ Latin, kim ngạch mậu dịch song phương năm 2012 ước tính đạt trên 250 tỷ USD. Tiềm năng và triển vọng hợp tác giữa Trung Quốc và các nước thuộc thế giới thứ ba, các nước đang phát triển là hết sức to lớn.
Theo Mạng "Tân Hoa xã"
Lê Sơn (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...