17/10/2013
Năm 2001 Trung Quốc đã chi số tiền khoảng 1,7 tỷ USD viện trợ cho các nước khác và con số này đã đạt 189,3 tỷ USD trong năm 2011. Nguyên nhân sự gia tăng viện trợ trên một phần do tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc, song nguyên nhân chính là viện trợ này có mục đích riêng, phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc và khác với các chương trình viện trợ của Mỹ và các nước thuộc OECD.
Sự khác biệt giữa viện trợ phát triển của các nước và viên trợ của Trung Quốc gồm: (i) Viện trợ của các nước là viện trợ phát triển và không hoàn lại, trong khi đó viện trợ của Trung Quốc bao gồm cả vay. Điều kiện vay thông thường có lãi xuất 3%/năm, thời gian vay là 15 năm trong đó có 5 năm ân hạn; (ii) Nguồn viện trợ của Trung Quốc do Bộ trưởng Thương mại trực tiếp phụ trách không giống như các nước là do Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách phối hợp với các cơ quan liên quan; (iii) Hơn 80% viện trợ của Trung Quốc dành cho phát triển khai thác tài nguyên, phần còn lại mới đến cơ sở hạ tầng; (iv) Viện trợ Trung Quốc cho khai thác tài nguyên tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như than, dầu, khí, sau đó mới đến quặng sắt và các quặng khác; (v) Các nước nhận nhiều viện trợ Trung Quốc gồm: Mỹ La-tinh (Venezuela, Brazil, Argentina), châu Phi (Nigeria, Ghana) và châu Á (Indonesia, Thailand, Malaysia).
Những nước nhận viện trợ từ Trung Quốc có lợi là tăng trưởng kinh tế, phát tiển hạ tầng và có thể có cơ hội tiếp xúc với công nghệ. Trong khi đó Trung Quốc có lợi là mở rộng mạng lưới các nguồn cung ứng giúp Trung Quốc tăng trưởng và ít nhất là hạn chế sự đi xuống của nền kinh tế.
Cũng có những rủi ro đối với viện trợ của Trung Quốc, cụ thể là các nước nhận viện trợ chịu thiệt hại và tác động của môi trường do những hoạt động khai thác rầm rộ của Trung Quốc, hàng ngàn lao động Trung Quốc làm việc tại các dự án tạo ra sự cạnh tranh về nhân lực và gia tăng tham nhũng.
Dù khó khăn trong nội địa như nhu cầu cấp thiết về y tế, dịch bệnh; vấn đề đô thị hóa, chi phí cho hiện đại hóa quân sự, giải quyết nợ công…, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục mở rộng viện trợ cho nước ngoài ít nhất là như hiện nay nhằm hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế.
Trung Quốc đang ngày càng “dấn thân” vào cuộc chơi “viện trợ nước ngoài” và ngoài lợi ích chắc chắn cũng sẽ ăn phải “quả đắng” như các nước phát triển khác.
Thùy Anh (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...