02/11/2012
Mạng Thời báo Hoàn Cầu ngày 31/10 đăng bài viết của tác giả Phòng Ninh, Trưởng ban Nghiên cứu Chính trị học, Viện Khoa học xã hội TQ. Bài viết phân tích và đưa ra những nhận định từ thực tế để đi đến kết luận biện pháp hiện nay mà Trung Quốc đang thực hiện là có hiệu quả.
Trong các thảo luận gần đây đã xuất hiện những tiếng nói mới, kêu gọi cải cách thể chế chính trị từ ‘thượng tầng kiến trúc’, cho rằng quá trình cải cách chính trị chậm chạp là do sự chuẩn bị chưa đầy đủ về lý luận.
Giới học giả và dư luận TQ lâu nay vẫn có ý kiến cho rằng, việc xây dựng chính trị và cải cách thể chế chính trị của TQ cần phải đặt dưới sự chỉ đạo của lý luận, cần phải có lộ trình và thời gian biểu, cần phải tiến hành từ trên xuống dưới để tìm kiếm sự đột phá.
Tuy nhiên, kinh nghiệm trong và ngoài nước cho thấy, hầu hết những cuộc cải cách chính trị thành công đều không cần dựa vào bất kỳ “chỉ đạo lý luận” nào và càng không cần bàn đến “thượng tầng kiến trúc”, mà chủ yếu là dựa vào dò tìm từng bước trong thực tiễn - cách làm mà người TQ vẫn gọi là “dò đá qua sông”. Trong khi đó, rất nhiều cuộc cải cách thất bại thì lại có đầy đủ sự chuẩn bị về lý luận, với những luận thuyết hùng hồn trước khi đi vào thực tiễn, nhưng khi tiến hành thì mọi sự đều đổ vỡ. Kết cục là mang tội với nhân dân, với đất nước và với chính bản thân.
Vì sao cải cách chính trị rất khó để có được lý luận đi trước, điều này có liên quan tới tính đặc thù và tính phức tạp của lĩnh vực chính trị xã hội. Việc nhận thức và nghiên cứu về xây dựng chính trị và cải cách thể chế chính trị có những điểm khó là:
Thứ nhất, vấn đề chính trị có tính tổng hợp và tính liên quan rất cao. Mọi vấn đề chính trị luôn có liên quan đến nhiều mặt, nhiều nhân tố, đặc biệt là khi đối diện với những vấn đề to lớn như cải cách chính trị. Nếu như sự nhận thức và nghiên cứu chỉ có giá trị mang tính phạm vi hẹp thì sẽ không có ý nghĩa gì.
Thứ hai, vấn đề chính trị ít khi có tính trùng lặp. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi đối tượng nghiên cứu phải có tính ổn định và đặc trưng lặp đi lặp lại. Thế nhưng các vấn đề chính trị xã hội lại không có được điều này, khiến cho việc nghiên cứu chính trị học trên thực tế thường thiếu đối tượng nghiên cứu, và cũng vì vậy tính tin cậy và hiệu quả của các kết quả nghiên cứu thường rất khó xác định.
Thứ ba, các quyết sách chính trị luôn đi kèm với trách nhiệm to lớn. Cải cách thể chế chính trị có liên quan đến vận mệnh quốc gia. Do đó, trách nhiệm của người đề ra quyết sách là hết sức to lớn. Phát triển chính trị là con đường một chiều, là mũi tên sau khi bắn đi không thể quay trở lại. Một quyết sách chính trị quan trọng sau khi đã đưa ra là sẽ có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của một, hai thế hệ; cải cách chính trị một khi đã mắc sai lầm thì không mấy khi có cơ hội cứu vãn.
Bởi vậy, phương pháp “Dò đá qua sông” là muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thực tiễn, cần lấy thực tiễn làm đầu. Trong thực tiễn hơn 30 năm cải cách, TQ đã không ngừng tìm tòi thử nghiệm và thu được nhiều kinh nghiệm quý giá, đồng thời cũng đã xây dựng được cách thức riêng cho mình. Phương pháp “Dò đá qua sông” biểu hiện trong thực tiễn bởi 3 kinh nghiệm và cách làm:
Một là thúc đẩy vấn đề: Cải cách thể chế chính trị vốn không có tiền lệ để thực hiện theo, lại vừa khó đưa ra quy hoạch tổng thể và thiết kế thượng tầng kiến trúc, chỉ có thể xuất phát từ những vấn đề trong thực tiễn, tạo ra đột phá bằng cách giải quyết vấn đề trong thực tế.
Hai là thực hiện thí điểm: Kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước, TQ đã thực hiện rất nhiều thí điểm về cải cách thể chế chính trị, hầu như mọi biện pháp cải cách đều đã trải qua giai đoạn thử nghiệm. Thí điểm vào thực tiễn là cách kiểm nghiệm tốt nhất đối với lý luận chính sách và mang lại cơ hội để sửa sai.
Ba là thực hiện quy hoạch thống nhất: Sự thành công cục bộ của cải cách chính trị chưa chắc đã mang lại giá trị lớn. Thực tiễn chứng minh, có những cải cách đạt hiệu quả trên phương diện này, nhưng lại làm nảy sinh vấn đề trong lĩnh vực khác. Vì vậy, cải cách chính trị cần đề cao công tác tổng kết đánh giá, quy hoạch thống nhất.
Theo Hoàn Cầu Thời báo
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...