Tuần trước, ngoại trưởng Mỹ Clinton phát biểu tại Việt Nam cho rằng tình hình tranh chấp ở “Nam Hải”  (Biển Đông)(Biển Đông) hiện nay hết sức nghiêm trọng, cao giọng nói rằng việc giải quyết vấn đề “Nam Hải”  (Biển Đông) liên quan đến “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Tất cả mọi người nghe đều có thể nhận thấy những lời lẽ trên là nhằm vào Trung Quốc.

 

“Nam Hải”  (Biển Đông) tồn tại tranh chấp là sự thực. Nhưng “Nam Hải”  (Biển Đông) trong nhiều năm qua chưa từng xảy ra xung đột gay gắt giữa các nước là một sự thực thứ hai. Thực lực của Trung Quốc ở khu vực “Nam Hải”  (Biển Đông) tuy chiếm ưu thế, nhưng Trung Quốc kiên trì thái độ ôn hòa “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Đó là nhân tố quan trọng nhất để tạo ra hòa bình ở “Nam Hải”  (Biển Đông) và cũng là một sự thực lớn thứ ba. Hiện nay Mỹ đang tăng cường can thiệp, theo đuổi lợi ích riêng của mình và không hoàn toàn nghĩ cho các nước khu vực “Nam Hải” (Biển Đông) . Đây là sự thực thứ tư.

 

Lợi ích lớn nhất của Mỹ ở khu vực “Nam Hải”  (Biển Đông) là biến vùng biển này thành vũ đài bá quyền của Mỹ. Biện pháp có giá rẻ nhất để thực hiện mục tiêu này là khuấy động thù địch giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc, sử dụng các nước này làm con bài ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng. Vấn đề phức tạp giữa Trung Quốc và các nước xung quanh “Nam Hải”  (Biển Đông) càng nhiều thì Mỹ càng đỡ sức kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy.

 

Thái độ của các nước xung quanh “Nam Hải” (Biển Đông) đối với Trung Quốc luôn có mâu thuẫn, vừa muốn giành lợi ích từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, vừa lo lắng Trung Quốc quá mạnh, do đó muốn có thế lực bên ngoài khu vực vào cân bằng với Trung Quốc. Tâm lý đó hoàn toàn có thể hiểu. Nhưng nếu làm như vậy sẽ đặt mình vào cuộc chơi hết sức nguy hiểm.

 

Do thực lực giữa Mỹ và các nước “Nam Hải” (Biển Đông) chênh lệch rất lớn, lợi ích của họ sẽ bị lợi ích của Mỹ đè bẹp. Họ mượn Mỹ để cân bằng với Trung Quốc, chắc chắn sẽ bị lợi ích của Mỹ bó buộc, trở thành con tốt trên bàn cờ chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Thực ra, thích thổi phồng “mối đe dọa của Trung Quốc ở Nam Hải” (Biển Đông) nhất không phải là các bên ở xung quanh “Nam Hải”  (Biển Đông) mà là báo chí, học giả và các Nghị sĩ Mỹ. Các nước “Nam Hải” (Biển Đông) ngay từ đầu đã không thể thoát khỏi vòng vây lợi ích của Mỹ.

 

Có nước cho rằng, thà bị Mỹ lợi dụng, chỉ cần Mỹ lộ diện cân bằng với Trung Quốc, còn hơn là họ phải đơn độc đàm phán với Trung Quốc. Nhưng điều này có thể chỉ phù hợp với suy luận lôgic, hoàn toàn không phù hợp với thực tế ở “Nam Hải” (Biển Đông). Xét từ số lượng các đảo mà các nước trong khu vực chiếm lĩnh thực tế hiện nay ở “Nam Hải” (Biển Đông), cơ bản không phải là quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ. Những năm gần đây, các nước Philippin, Việt Nam đã phá hủy các bia chủ quyền mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo không người ở Nam Sa (Trường Sa) trong vùng lãnh hải của Trung Quốc, thậm chí bắt giữ và sử dụng vũ lực truy đuổi ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá ở “Nam Hải” (Biển Đông). Phía Trung Quốc luôn kiên trì thông qua con đường ngoại giao và đàm phán giải quyết. Một khi Mỹ can dự, tranh chấp giữa Trung Quốc và một nước nào đó ở “Nam Hải”  (Biển Đông) sẽ trở thành trò chơi giữa Mỹ và Trung Quốc, tính chất tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông) hoàn toàn đã biến chất.

 

Các nước “Nam Hải” (Biển Đông) không đủ khả năng giữ cho sự can thiệp của Mỹ ở trạng thái “cân bằng”, mà “Nam Hải” (Biển Đông) sẽ trở thành chiến trường đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là điều mà các nước “Nam Hải” (Biển Đông) không muốn nhìn thấy.

 

Kinh nghiệm của lịch sử cho thấy, khi một khu vực trở thành tiền tuyến và “nơi tranh giành” trong trò chơi lợi ích của các nước lớn thì người bị hy sinh chỉ là những nước nhỏ nằm kẹp ở giữa. Cùng với việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, cọ sát lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc sẽ tăng lên. Các nước “Nam Hải” (Biển Đông) nên cố gắng tránh việc chọn bên đứng khiến bị rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, tránh bị cuốn vào bên trong.

 

Trung Quốc có quyền tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở “Nam Hải” (Biển Đông). Cách làm của Trung Quốc cho đến nay vẫn là kiềm chế. Tư duy của Trung Quốc về giải quyết vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông) trong tương lai cũng rất rõ ràng, là thể hiện đạo lý. Các nước xung quanh “Nam Hải” (Biển Đông) nên hiểu rõ, nếu để cục diện “Nam Hải” (Biển Đông) xấu đi, sức chịu đựng hậu quả của Trung Quốc luôn lớn hơn bất kỳ nước nào ở “Nam Hải” (Biển Đông). Mọi người cũng cần phải hiểu rõ, người được lợi duy nhất nếu vấn đề “Nam Hải”  (Biển Đông) xảy ra đối lập là Mỹ.

 

Bất kỳ đế quốc nào đều không đủ sức khống chế trực tiếp toàn thế giới. Họ phải dựa vào việc gây mâu thuẫn trong nội bộ một khu vực để mở rộng khả năng khống chế của mình. Mỹ đang muốn diễn lại vở kịch cũ ở Đông Nam Á, hiện còn đang xem ai trúng vào kế này của họ.

Văn Cường (giới thiệu)