05/03/2014
Môi trường xung quanh Trung Quốc đang có những thay đổi đưa đến những thách thức đối với Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thể đưa ra những đối sách đối phó hữu hiệu nhưng lại không phá hỏng mối quan hệ thân thiện với láng giềng?
Cuộc chơi an ninh láng giềng phát sinh những thay đổi to lớn.
Thứ nhất, Trợ lý NT Mỹ Russel đã đưa ra khái niệm “tái tái cân bằng”, bổ sung cho chiến lược “tái cân bằng Châu Á - Thái Bình Dương”.
Thứ hai, tương quan lực lượng giữa Mỹ - Trung tại khu vực Thái Bình Dương mở rộng phát sinh nhiều thay đổi, chưa thể đơn giản kết luận bên nào nắm thế thượng phong. Lực lượng hải quân của Trung Quốc trong những năm gần đây đang từng bước được tăng cường, phạm vi hoạt động đã từng bước mở rộng từ chuỗi đảo thứ nhất tới chuỗi đảo thứ hai. Các lực lượng bán quân sự đang tăng cường thể hiện sự tồn tại thực tế tại Biển Đông và Đông Hải. Số lượng tàu hải quân của Mỹ đang giảm đi. Dự toán quốc phòng năm 2013 của Mỹ giảm 7% trong nửa đầu năm, có thể dẫn tới số lượng hàng không mẫu hạm của Mỹ giảm từ 11 chiếc xuống còn 8 đến 9 chiếc.
Thứ ba, cơ sở cho chiến lược “tái cân bằng của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương” vẫn là quân sự. Trọng tâm của lực lượng trên biển Thái Bình Dương của Mỹ không chỉ là số lượng, mà có sự bổ sung trên 3 mặt sau: (i) bố trí dự phòng tại các điểm chốt chiến lược; (ii) hỗ trợ năng lực tấn công quân sự cho các đồng minh trên biển và phản ứng về ngoại giao. Mỹ có kế hoạch tăng tài chính thêm 50% để hỗ trợ quân đội các nướ Đông Nam Á, giúp huấn luyện quân sự; (iii) phát triển cả hải quân, lục quân cùng với quan tâm tới ngoại giao cân bằng chiến lược.
Thứ tư, các nước láng giềng chú trọng đặt cược cả lĩnh vực chiến lược và kinh tế. Myanmar là điểm đột phá nhất. Trong tương lai, Lào và Campuchia cũng không loại trừ khả năng mở rộng quan hệ chính trị với Mỹ. Hàn Quốc, Thái Lan sẽ có kế hoạch tham gia TPP.
Thứ năm, TPP do Mỹ chủ đạo sẽ tạo ra một quy tắc mới trong quan hệ thương mại và kinh tế thế giới. Một khi thực hiện, sẽ cùng với các cơ chế kinh tế khu vực như RCEP, 10+3 tạo ra cơ cấu hợp tác kinh tế khu vực mang tính song trùng. Ưu thế trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống, điều này ảnh hưởng bất lợi tới phối hợp quan hệ giữa các nước láng giềng với chúng ta trong lĩnh vực chính trị và an ninh.
Thứ sáu, sự can dự của Mỹ vào các vấn đề tranh chấp biển ngày càng sâu, bao gồm cả ý đồ thông qua các nước ASEAN như Singapore dùng COC để hạn chế các hành động duy trì chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông; thông qua quốc tế vấn đề Biển Đông để ép Trung Quốc thừa nhận tính hợp pháp hóa và lâu dài của các đảo mà Philippines, Việt Nam chiếm giữ; trinh sát vùng biển gần của Trung Quốc.
Thứ bảy, cuộc cạnh tranh chạy đua quân sự khu vực nhằm vào Trung Quốc đã được triển khai, trong tình cảnh Mỹ cổ vũ tăng mức độ tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ven biển. Các nước đồng minh chủ yếu của Mỹ đang phát triển lực lượng quân sự độc lập.
Xây dựng cơ chế an ninh đa phương
Hiện Trung Quốc đang đối mặt với những mối đe dọa và thách thức an ninh trên 3 mặt sau: thứ nhất, những tranh chấp Trung - Nhật tại đảo Điếu Ngư/Senkaku và Trung Quốc với Philippines và Việt Nam tại quần đảo Trường Sa sẽ xuất hiện nguy cơ xung đột khó lường; thứ hai, cạnh tranh quân sự và thiếu lòng tin chiến lược giữa Trung - Mỹ có thể dẫn tới bùng phát xung đột trên biển hoặc trên không; thứ ba, cục diện căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cùng với việc Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, đầu đạn hạt nhân loại nhỏ có thể dẫn tới Mỹ - Hàn mở rộng phạm vi cấm vận đối với kinh tế Triều Tiên.
Hiện nay, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa có cơ chế an ninh đa phương chính thức. Các cơ chế ARF, đối thoại Shangrila và EAS chỉ là các cơ chế đối thoại của các quan chức ngoại giao và quốc phòng, có thể đưa ra các quan điểm về các vấn đề an ninh, nhưng không có những ràng buộc thực chất. Tuy nhiên, cơ chế Thái Bình Dương mở rộng không thể thực hiện ngay, cần có bước đi tiệm tiến trong trật tự. Hiện nay, ưu tiên tìm kiếm hiểu biết và thỏa hiệp chiến lược Trung - Mỹ; xây dựng cơ chế quản lý tạm thời với đảo Điếu Ngư; trong đàm phán về COC cần xác lập một cơ chế có lợi cho chúng ta cải thiện quan hệ với ASEAN, nhưng lại có thể hạn chế Việt Nam và Philippines tiếp tục khai thác vùng biển đang có tranh chấp.
Thế giới đang bước vào một cơ cấu giao thoa quyền lực
Ảnh hưởng của Mỹ đang giảm sút, một số khu vực trên thế giới xuất hiện khoảng trống quyền lực. Mỹ sẽ giảm bớt sử dụng vũ lực hoặc ít dùng vũ lực tại một số nơi. Đương nhiên, tình trạng này cuối cùng chỉ là tạm thời, mang tính giai đoạn hay là sự xuống dốc mang tính căn bản, vẫn cần có thời gian nghiên cứu. Trung - Mỹ đều muốn thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới. Nhưng mục tiêu, ý thức của các nhà lãnh đạo và nhu cầu thực tế của hai bên đều cần những con đường khác nhau để giải quyết vấn đề. Hai bên có cạnh tranh chiến lược cùng với sự đối lập quan điểm của người dân trong nước; Mỹ lo ngại Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, hai bên vẫn chưa xây dựng được lòng tin. Điều này khiến quan hệ nước lớn kiểu mới không dễ thúc đẩy. Trọng tâm là Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấp nhận hiện trạng khu vực một cách không điều kiện; yêu cầu Trung Quốc cùng với Mỹ tích cực giải quyết các vấn đề điểm nóng một cách vô điều kiện; hợp tác kinh tế khu vực Đông Á không thể ảnh hưởng đến quyền chủ đạo của Mỹ. Mỹ cho rằng “tái cân bằng” đã thực hiện đến mục tiêu mang tính giai đoạn: cô lập cục bộ Trung Quốc, các bước triển khai phối hợp với đồng minh của Mỹ bắt đầu thu được hiệu quả.
Hiện Trung Quốc rõ ràng đang đối mặt với một số khó khăn: Ảnh hưởng đối với khu vực đang lớn dần, nhưng một số mâu thuẫn bên trong và bên ngoài Trung Quốc gia tăng; Cả về mặt tư tưởng và vật chất, Trung Quốc đều chưa có sự chuẩn bị để tham gia sâu vào giải quyết các vấn đề mang tính khu vực; ý thức và năng lực để Trung Quốc gánh vác trách nhiệm vẫn còn hạn chế; ý thức can dự vào giải quyết các vấn đề điểm nóng chưa đủ mạnh. Trong môi trường quốc tế hiện nay, trong lĩnh vực an ninh, việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và tăng cường quyền bảo vệ lãnh thổ biển đã trở thành xu thế không thể đảo ngược. Nhưng việc thị uy sức mạnh và chính sách ngoại giao “coi mình là chủ đạo” sẽ làm giảm đi mối quan hệ thân thiện của chúng ta với láng giềng. Cho nên, Trung Quốc sẽ ở trong tình trạng va chạm và mâu thuẫn chiến lược không ngừng tăng lên trong một thời gian dài. Một số vấn đề an ninh hiện nay cần tiến hành đàm phán giải quyết để tìm kiếm phương án quản lý những tranh chấp và cuối cùng giải quyết thỏa đáng. Ngoài ra, chúng ta không thể chỉ có quan hệ tốt với các quốc gia láng giềng trong lĩnh vực kinh tế, vì điều này vẫn khó xóa bỏ những nghi ngờ của các nước này với chúng ta. Trung Quốc cần tiến hành có nhượng bộ lớn, nếu chỉ là trò chơi địa kinh tế thì không thể thay đổi triệt để tình trạng này.
Theo Tạp chí Tri thức thế giới số 4/2014
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...