10/10/2010
Dự đoán về tương lai của châu Á trong những thập kỷ tới sẽ không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, một Trung Quốc đang nổi lên với những hành động hiếu chiến, ngạo mạn với các nước láng giềng đã vô tình củng cố vai trò của Mỹ ở châu Á với hình tượng là ô an ninh đảm bảo ổn định và phát triển khu vực. Do vậy, điều này phần nào cho phép chúng ta hình dung ra một cục diện châu Á trong những thập kỷ tới với những kịch bản xoay quanh Trung Quốc và Mỹ. Đề cập đến vấn đề này, Project Syndicate ngày 1/10 đăng bài của Brakhma Chelany, Giáo sư nghiên cứu chiến lược Trung tâm nghiên cứu chính trị ở New Deli với nhan đề “ Cấu trúc an ninh mới ở châu Á “ ( A New Asian Security Constellation ). Dưới đây là nội dung chính bài viết.
Xét về toàn cục hiện nay tại châu Á đang hình thành cấu trúc mới về an ninh. Có bốn kịch bản phát về cấu trúc này là:
(1) Sự vươn lên của châu Á lấy Trung Quốc làm trung tâm, nghĩa là một châu Á đơn cực do Trung Quốc lãnh đạo;
(2) Mỹ vẫn là người bảo đảm chính cho an ninh châu Á, nghĩa là châu Á đơn cực do Mỹ lãnh đạo;
(3) Sẽ xuất hiện một nhóm quốc gia châu Á mạnh (“chùm sao”) có lợi ích chung, làm việc cùng nhau để bảo đảm sao cho châu Á không trở thành đơn cực về an ninh;
(4) Sự phục hưng của một số quốc gia, gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và một nước Triều Tiên Thống nhất sẽ bảo đảm cho một châu Á đa cực.
Trong số các kịch bản nêu trên, kịch bản Trung Quốc lãnh đạo châu Á đang gây ra sự lo lắng hơn cả. Tuy nhiên, kịch bản này khó xảy ra vì nhiều lý do, trong đó quan trọng là: trong nhiều năm tới Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng chống lại được các đối thủ về mặt quân sự, đấy là chưa nói đến việc áp đặt được ý chí của mình cho cả châu Á; về phương diện này, Trung Quốc còn thua xa Mỹ; nguy cơ bùng phát xung đột nội bộ Trung Quốc do những vấn đề kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc… ; hầu như không có nước nào ủng hộ Trung Quốc đóng vai trò lãnh đạo châu Á.
Chính sách dân tộc chủ nghĩa và hành động tự tin (bá quyền) của Trung Quốc hiện nay trên thực tế là có lợi cho Mỹ, đang giúp Mỹ tăng cường trở lại vị thế của mình trong an ninh ở châu Á. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Hàn Quốc củng cố liên minh quân sự với Mỹ; Nhật Bản từ bỏ ý định đòi Mỹ rút khỏi căn cứ quân sự ở Okynawa; Ấn Độ, Indonesia và Phillipin và nhiều nước khác xích lại gần Mỹ. Với khả năng của mình về mọi mặt, nếu muốn Mỹ vẫn sẽ đóng vai trò hàng đầu trong bảo đảm an ninh ở châu Á trong những năm tới.
Kịch bản thứ 3 và 4 cũng có thể xảy ra, thậm chí nếu như Mỹ vẫn là người bảo đảm chính cho an ninh ở châu Á. Một số nước châu Á đã bắt đầu tạo lập sự hợp tác cùng có lợi về an ninh trên cơ sở song phương, và bằng cách đó họ đang đặt nền móng cho hạ tầng cơ sở có triển vọng của quan hệ đối tác chiến lược chung. Cộng đồng các quốc gia châu Á được gắn kết bởi hợp tác chiến lược, trên thực tế là một việc làm quan trọng nhằm hỗ trợ tạo ra sự ổn định của các lực lượng trong khu vực.
Nguồn : Project Syndicate
Văn Cường (gt)
(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...