21/01/2013
Tin về Biển Đông và chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản Sinzo Abe tới các quốc gia Đông Nam Á từ ngày 18 đến 20 tháng 1.
BIỂN ĐÔNG
+ RFI - 20/1: Báo Việt Nam vinh danh lính Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa. Nhân dịp kỷ niệm 39 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19/1), báo Thanh Niên đã dành một bài dài với nhiều chi tiết để nhắc lại trận chiến lịch sử chống TQ xâm lăng của hải quân VN Cộng Hòa.
Trong bài “Quyết liệt vì Hoàng Sa”, trên báo Thanh Niên ngày 19/1, từ cách trình bày sự kiện đến từ ngữ đã khác hẳn trước đây. Thanh Niên khẳng định TQ có hành động “phi nghĩa phi pháp” tại Hoàng Sa và đã gặp sự “kháng cự mãnh liệt của người VN” và trong cuộc hải chiến ấy “74 chiến sĩ quân đội VN Cộng Hòa đã tử trận”. Tên tuổi các cấp chỉ huy được nhắc nhở một cách trân trọng…
+ Mạng Tân Hoa, Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/1 đăng bài “Tranh chấp lãnh thổ chưa ảnh hưởng doanh nghiệp Trung Quốc tiến quân vào Việt Nam”, trích dẫn báo chí Mỹ cho rằng, mấy năm gần đây, cùng với TQ tăng cường tuyên bố chủ quyền nhất quán đối với phần lớn “Nam Hải”, quan hệ với VN xấu đi và việc TQ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN là hai vấn đề khó mà các nước châu Á như VN phải đối mặt, họ phát hiện mình đã đi vào trong tranh chấp chính trị phức tạp với một cường quốc kinh tế đang trỗi dậy. Nhưng cho dù xảy ra nhiều cọ sát như thế, VN lại dần trở thành địa bàn nóng của các công ty mạng TQ như Baidu, TengXun (từ năm 2012) và nay là Fanke, một công ty bán lẻ trực tuyến của TQ.
Mạng Nhân dân, Tin tức TQ ngày 18/1 đưa tin, ngày 18/1, Tám cơ quan của Quảng Tây gồm Cục Kiểm nghiệm Kiểm dịch Xuất nhập cảnh, Sở Nông nghiệp, Tổng đội Công an Biên phòng, Hải quan… đã ký Bản Ghi nhớ tăng cường phòng chống dịch bệnh biên giới Việt - Trung, đề phòng nghiêm ngặt sinh vật có hại trong thực vật và dịch bệnh từ động vật lây truyền vào Quảng Tây từ biên giới.
8 Cơ quan đã thành lập Ban Lãnh đạo Hợp tác phòng chống dịch bệnh, để chỉ đạo hiệu quả công tác; sẽ triển khai kiểm tra liên hợp phòng chống dịch bệnh tại biên giới Trung - Việt và chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại các cửa khẩu khu vực biên giới như Bằng Tường, Đông Hưng, Long Châu, Tĩnh Tây…, nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh tại các khu vực biên giới.
Bản Ghi nhớ yêu cầu tăng cường kiểm tra đối với các dịch bệnh từ động thực vật tại khu vực biên giới Trung - Việt, đồng thời tăng cường giao lưu hợp tác, xây dựng cơ chế công tác với các cơ quan cửa khẩu biên giới của VN.
+ RFI - 20/1: Báo Việt Nam vinh danh lính Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa. Nhân dịp kỷ niệm 39 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19/1), báo Thanh Niên đã dành một bài dài với nhiều chi tiết để nhắc lại trận chiến lịch sử chống TQ xâm lăng của hải quân VN Cộng Hòa.
Trong bài “Quyết liệt vì Hoàng Sa”, trên báo Thanh Niên ngày 19/1, từ cách trình bày sự kiện đến từ ngữ đã khác hẳn trước đây. Thanh Niên khẳng định TQ có hành động “phi nghĩa phi pháp” tại Hoàng Sa và đã gặp sự “kháng cự mãnh liệt của người VN” và trong cuộc hải chiến ấy “74 chiến sĩ quân đội VN Cộng Hòa đã tử trận”. Tên tuổi các cấp chỉ huy được nhắc nhở một cách trân trọng…
+ Trung Quốc: Biển Đông.
Trung Quốc cho phát hành “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển kinh tế biển toàn quốc” (Mạng Chính phủ Trung Quốc - 18/1): Chính phủ TQ vừa cho in và phân phát “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển kinh tế biển toàn quốc”. Theo đó, TQ sẽ đẩy mạnh năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) biển để tới năm 2015 tỷ lệ đóng góp từ KHKT biển đối với kinh tế biển sẽ đạt trên 60%. TQ sẽ cho xây mới 80 khu bảo hộ biển các loại, đảm bảo tới năm 2015 diện tích khu bảo vệ biển sẽ chiếm khoảng 3% diện tích vùng biển TQ quản lý.
Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 cũng nêu rõ TQ sẽ tăng cường ưu việt hóa nghề biển, sẽ có những phát triển mang tính đột phá đối với những nghề biển mới nổi để tới năm 2015 sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ 5 năm lần thứ 11, chiếm trên 3% trong tỷ trọng tổng giá trị sản xuất biển; ngành dịch vụ biển sẽ tăng bình quân 9%/năm, sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất biển của TQ.
TQ sẽ phát huy đầy đủ vai trò dẫn đầu của 3 khu kinh tế vòng cung Bột Hải, Tam giác Trường Giang, Tam giác Châu Giang, thúc đẩy hình thành 3 vành đai kinh tế biển ở Bắc bộ, Đông bộ và Nam bộ, kết hợp thực hiện kế hoạch của quốc gia về phát triển khu vực ven biển, thúc đẩy cho ra đời một loạt cực tăng trưởng kinh tế biển quan trọng.
TQ sẽ xây dựng các khu nghỉ mát, du lịch nhiệt đới trên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), sẽ thành lập 3 khu du lịch - kinh tế biển tại vịnh Bột Hải, Biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông), phần quy hoạch tại Nam Hải có gắn thêm một mệnh đề "để bảo vệ quyền và lợi ích biển của TQ". TQ sẽ tập trung xây dựng và khai thác dịch vụ du lịch, nghỉ mát trên quần đảo Tây Sa đồng thời thúc đẩy hoạt động ngư nghiệp trên “Nam Hải” lấy “Tây Sa” làm căn cứ.
Ngoài ra, TQ đang tiếp tục tăng cường xây dựng các cơ quan nghiên cứu tham vấn về vấn đề “Nam Hải”, phân viện Bắc Kinh thuộc Viện Nghiên cứu “Nam Hải” TQ ngày 19/1 chính thức thành lập. Phát biểu tại lễ thành lập, Thứ trưởng NG TQ Trương Chí Quân khích lệ viện nghiên cứu tăng cường giao lưu và đối thoại với các cơ quan tham vấn và học thuật nước ngoài, tăng cường sự tin tưởng và hợp tác giữa TQ với các nước liên quan, tiếp tục phát huy vai trò nâng đỡ về chất xám cho hoà bình và ổn định của “Nam Hải”. Viện Nghiên cứu Nam Hải TQ thành lập năm 1996, từng cử cán bộ tham gia đàm phán phân giới vùng biển Vịnh Bắc Bộ giữa TQ và VN, đồng thời làm các công tác nền tảng nhằm phối hợp cho đàm phán.
Tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Trang thông tin điện tử của Cục Hải dương quốc gia TQ cho biết hai tàu Hải giám 84 và 74 của TQ, bắt đầu tiến hành nhiệm vụ tuần tra hàng hải định kỳ lần thứ nhất ở vùng biển Nam Hải (Biển Đông) từ ngày 14/1, hiện đã đến vùng biển phía Nam Tây Sa (Hoàng Sa), đồng thời tiếp tục tuần tra hàng hải hướng về phía Nam. Trong khi đó, tàu Hải giám 262 và 263 tiến hành tuần tra hàng hải, bảo vệ chủ quyền định kỳ lần 2 ở Biển Đông đang hoạt động ở vùng biển Vịnh Bắc bộ. Trong quá trình tuần tra hàng hải, phía TQ chưa phát hiện nước ngoài xâm phạm lãnh hải và chưa phát hiện tình trạng bất thường ở đây.
Cũng theo trang thông tin điện tử của Cục Hải dương quốc gia TQ, Bộ Giáo dục TQ và Cục Hải dương quốc gia TQ đã ký thỏa thuận về thiết lập “Học bổng hải dương Chính phủ TQ”. Đây là bước đi quan trọng của TQ trong việc thực thi Kế hoạch khung hợp tác biển giữa TQ với các nước láng giềng (2011 - 2015) mà Chính phủ TQ phê chuẩn. Theo đó, Học bổng này sẽ giúp các nước láng giềng, các nước đang phát triển ở khu vực châu Phi đào tạo học vị thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành biển.
Khóa học đầu tiên sẽ được TQ đào tạo ở các trường đại học như Hạ Môn, đại học Hải dương TQ, đại học Chiết Giang.
+ Philippines, VOA - 19, 20/1: Tranh chấp biển làm trì hoãn kế hoạch thăm dò dầu khí ở Biển Đông (The abs-cbnnews.com - 18/1): Ngày 17/1, một nhà đầu tư cho biết tranh chấp biển tiếp tục làm ngừng trệ việc triển khai các hoạt động khoan thăm dò dầu mỏ và khí đốt xa bờ ngoài khơi tỉnh Palawan của PLP trong khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn dầu khí Philex, ông Pangilinan, cho biết “Hợp tác thương mại bị kẹt trong bối cảnh địa chính trị của tình hình và cũng bị kẹt trong các vấn đề chính sách của một số quốc gia, chủ yếu là TQ và Mỹ”.
CP/PLP đã trao gói thầu cho phép thăm dò dầu mỏ và khí đốt tại Reed Bank (Bãi Cỏ Rong - PLP gọi là Recto Bank), phía Tây Bắc Palawan, cho Forum Energy. Tuy nhiên, việc trao thầu này đã bị các quốc gia có tuyên bố chủ quyền, bao gồm TQ, Việt Nam và Đài Loan, phản đối.
Ông Pangilinan cho biết hợp tác giữa Tập đoàn của ông và công ty dầu khí TQ CNOOC đang bị trì hoãn vì các vấn đề chủ quyền. Ông cũng cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng để đi đến một giải pháp đáp ứng được hai mặt của vấn đề: Trước hết là những điều khoản hợp tác thương mại cơ bản nhất với CNOOC. Vì nếu không đạt được thỏa thuận về mặt thương mại, thì không thể nói đến chuyện về chủ quyền, ít nhất là về phía chúng tôi (PLP). Tiếp theo, trên cơ sở thỏa thuận về mặt thương mại, vấn đề chủ quyền có thể được thảo luận. Nếu vấn đề chủ quyền không được hai chính phủ giải quyết, thì cũng sẽ chẳng có thỏa thuận nào được ký kết và triển khai cả. Những điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc TQ có thể đồng ý những gì về mặt thương mại.
Ông Pangilinan cho biết kế hoạch đưa một tàu dân sự đến khảo sát tại khu vực này vào tháng 10/2012 để chuẩn bị cho việc đặt giàn khoan vào tháng 3 - 4/2013 đã không thực hiện được. Do đó, ông đã yêu cầu gia hạn thêm thời gian cho hoạt động này.
Đàm phán giữa công ty của ông Pangilinan và CNOOC dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu năm nay, nhưng ông Pangilinan cho biết các cuộc thảo luận vẫn chưa diễn ra. Một số công ty khác, bao gồm cả các công ty đến từ Mỹ, cũng đã quan tâm đến “lợi ích mềm” trong dự án này. Tuy nhiên, ông Pangilinan cho rằng vào thời điểm này cần tập trung thảo luận với CNOOC và ông không muốn thảo luận với công ty nào khác ngoài CNOOC.
Trước đó, TTh PLP Benigno Aquino cũng nói rằng ông hoan nghênh công ty TQ tham gia tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ Rong. Tuy nhiên, ông đã nêu rất rõ ràng rằng các công ty của TQ phải tuân thủ pháp luật của PLP vì Bãi Cỏ Rong là một phần lãnh thổ của PLP.
+ VOA - 18/1: Đài Loan nhắc nhở Philippines về chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. ĐL ngày 17/1 lặp lại tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa trước tin PLP có kế hoạch sửa chữa một sân bay tại đây.
Hãng thông tấn trung ương của ĐL trích dẫn phát biểu của NFN/BNG Hạ Quý Xương, nói rằng quần đảo Trường Sa là phần không thể tách rời của lãnh thổ ĐL và ĐL không công nhận bất kỳ bên nào có hành động đơn phương xâm hại đến chủ quyền ĐL trong khu vực Biển Đông.
Phản hồi của BNG/ĐL được đưa ra trước những thông tin về kế hoạch của PLP phát triển một số đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa thành địa điểm du lịch và phục hồi đường băng trên đảo Pagasa theo tiếng PLP mà ĐL gọi là Trung Nghiệp - đảo hiện do PLP chiếm giữ. Đây là hòn đảo lớn thứ hai trong số các đảo của quần đảo Trường Sa và là đảo lớn nhất trong số các đảo mà PLP kiểm soát ở Trường Sa.
Trước ĐL, TQ ngày 7/1 cũng đã lên tiếng phản đối PLP về kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tại Trường Sa.
+ Về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Abe, báo chí TQ (Thời báo Hoàn Cầu, Mạng Tân Hoa, Tin tức TQ, Nhân dân, CRI …) đưa rất nhiều tin (hơn 50 tin/bài), cho rằng:
Chuyến thăm VN của Abe đã thành công trong 2 phương diện kinh tế và ngoại giao, hai nước đạt được thỏa thuận: (i) phát huy vai trò tích cực vì hòa bình và ổn định của khu cực CÁ - TBD; (ii) tích cực triển khai đối thoại trong lĩnh vực chính trị, an ninh; (iii) thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế như thúc đẩy kế hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân của VN; (iv) NB tăng viện trợ phát triển (ODA) cho VN trị giá 500 triệu USD; đồng thời cùng khởi động “Năm Hữu nghị Nhật - Việt 2013”. Ngoài ra, Abe và TTg Nguyễn Tấn Dũng còn trao đổi về vấn đề an ninh biển. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường thăm viếng lẫn nhau và giao lưu đối thoại các cấp, cùng triển khai hợp tác kinh tế, nhất là hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như: đường cao tốc, cảng biển, điện hạt nhân, đất hiếm.
Chuyến thăm đầu tiên của Abe tới VN, thể hiện rõ sự coi trọng của Chính phủ NB đối với VN. Đại sứ NB tại VN bày tỏ, đối với NB, VN là quốc gia quan trọng trong chính sách Ngoại giao và chính sách kinh tế của NB, nên TTg Abe đã lựa chọn VN là nước đến thăm đầu tiên.
Báo chí Nhật dẫn phát biểu của Abe, cho rằng trong bối cảnh môi trường chiến lược khu vực CÁ - TBD thay đổi to lớn, NB tăng cường hợp tác với VN có ý nghĩa quan trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực. Các hành động “đơn phương” của TQ rất nguy hiểm, các động thái dồn dập của TQ ở khu vực này gây lo ngại đối với toàn bộ khu vực. Ý đằng sau phát biểu của Abe là kêu gọi VN phối hợp lập trường với NB, cùng ứng phó với vấn đề này. Hai nước, nhất trí phản đối các hành động làm thay đổi hiện trạng Đông Hải và “Nam Hải” (Biển Đông), kêu gọi tuân thủ “Luật Quốc tế”. Tại đàm phán, Abe đã trình bày lập trường của NB trên vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông) và nhận được sự nhất trí của phía VN. Abe cũng tán đồng với phát biểu của TTg Nguyễn Tấn Dũng về mọi vấn đề tranh chấp lãnh thổ đều cần phải giải quyết hòa bình theo Luật quốc tế. Báo chí NB cho biết, nội các Abe đã xem xét đến việc sử dụng viện trợ chính phủ để giúp các nước ĐNÁ trong đó có VN nâng cao năng lực bảo vệ biển, thông qua các hình thức như huấn luyện liên hợp để tăng cường hợp tác phòng vệ.
Sau hội đàm với TTg VN, Abe bày tỏ, trong bối cảnh môi trường chiến lược thay đổi to lớn, hai nước cần đóng vai trò tích cực trong hòa bình và ổn định ở khu vực, tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chính trị và bảo đảm an ninh.
Trong chuyến thăm, VN tránh bàn đến tranh chấp đảo Điếu Ngư, lãnh đạo hai nước đã bàn đến các vấn đề như an ninh trên biển. Nhưng nhìn từ báo chí VN, thì điều mà VN quan tâm hơn là vấn đề hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tuy báo chí NB làm nóng chủ đề Abe lôi kéo VN bao vây TQ, nhưng báo chí VN lại không có một từ nhắc đến chủ đề “kiềm chế TQ”, không trực tiếp đề cập đến vấn đề tranh chấp đảo Điếu Ngư Trung - Nhật và liên kết đối kháng TQ. Ý tưởng hình thành vòng bao vây TQ của Abe chưa thể thực hiện. Thực lực của Nhật kém xa Mỹ, cơ bản không tìm được tiếng nói chung chống TQ ở ASEAN, ngược lại tự dán cho mình cái mác phái diều hâu nguy hiểm.
+ Về chuyến thăm các nước Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật Sinzo Abe (Minh Báo, Tân Hoa Xã - 20/1): TTg/NB Sinzo Abe đã lựa chọn Hà Nội là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức. Ngày 16/1, trong cuộc hội đàm với TTg/VN Nguyễn Tấn Dũng, ông Abe cho rằng, trước tình hình sức mạnh trên biển của TQ không ngừng được mở rộng, “môi trường chiến lược khu vực CÁ - TBD đã có những thay đổi hết sức to lớn, tăng cường hợp tác với VN là rất có ý nghĩa đối với hòa bình và ổn định của khu vực”. Cả NB và VN đều có tranh chấp về chủ quyền biển với TQ, TTg Abe và TTg Nguyễn Tấn Dũng đều bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với việc thay đổi hiện trạng và hy vọng thông qua luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp tại khu vực. Trong chuyến thăm Thái Lan sau đó, TTg Abe bày tỏ thiện ý, hy vọng cải thiện quan hệ Nhật - Trung.
Ngày 18/1, TTg/NB Abe đến Indonesia và có cuộc hội đàm với TTh Indonesia Susilo. Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề hợp tác kinh tế song phương. Tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, TTg/NB Abe cho biết, nước này coi trọng quan hệ đối tác bình đẳng với ASEAN, tăng cường quan hệ với ASEAN và các nước láng giềng phù hợp lợi ích quốc gia của NB, cũng góp phần cho sự phồn thịnh của khu vực. Hai bên nhất trí đồng ý tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Indonesia là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du tới ba nước ĐNÁ của ông Abe. Việc ông Abe thăm các nước ĐNÁ được cho là để củng cố ảnh hưởng của NB tại khu vực này, nhưng còn quá sớm để có thể khẳng định chuyến đi lần này của TTg Abe liệu có phải để lôi kéo các nước bao vây TQ hay không.
+ Về chuyến thăm các nước Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật Sinzo Abe (Minh Báo, Tân Hoa Xã - 20/1): TTg/NB Sinzo Abe đã lựa chọn Hà Nội là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức. Ngày 16/1, trong cuộc hội đàm với TTg/VN Nguyễn Tấn Dũng, ông Abe cho rằng, trước tình hình sức mạnh trên biển của TQ không ngừng được mở rộng, “môi trường chiến lược khu vực CÁ - TBD đã có những thay đổi hết sức to lớn, tăng cường hợp tác với VN là rất có ý nghĩa đối với hòa bình và ổn định của khu vực”. Cả NB và VN đều có tranh chấp về chủ quyền biển với TQ, TTg Abe và TTg Nguyễn Tấn Dũng đều bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với việc thay đổi hiện trạng và hy vọng thông qua luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp tại khu vực. Trong chuyến thăm Thái Lan sau đó, TTg Abe bày tỏ thiện ý, hy vọng cải thiện quan hệ Nhật - Trung.
Ngày 18/1, TTg/NB Abe đến Indonesia và có cuộc hội đàm với TTh Indonesia Susilo. Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề hợp tác kinh tế song phương. Tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, TTg/NB Abe cho biết, nước này coi trọng quan hệ đối tác bình đẳng với ASEAN, tăng cường quan hệ với ASEAN và các nước láng giềng phù hợp lợi ích quốc gia của NB, cũng góp phần cho sự phồn thịnh của khu vực. Hai bên nhất trí đồng ý tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Indonesia là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du tới ba nước ĐNÁ của ông Abe. Việc ông Abe thăm các nước ĐNÁ được cho là để củng cố ảnh hưởng của NB tại khu vực này, nhưng còn quá sớm để có thể khẳng định chuyến đi lần này của TTg Abe liệu có phải để lôi kéo các nước bao vây TQ hay không.
+ “Những cái đầu nóng chỉ đạo quan hệ Trung - Nhật” (Financial Review - 19/1): Sự chuyển giao quyền lực tại TQ và NB, cùng với sự quyết đoán hiếu chiến từ hai phía, không làm nguội đi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Khi xem truyền hình TQ những ngày qua, có thể đúng nếu dự báo về khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nước liên quan đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ tháng 9/2012, sau khi NB tuyên bố quốc hữu hóa 3 trong số các đảo ở Senkaku, TQ bắt đầu các hành động thách thức. Tuần qua, TQ tuyên bố sẽ khảo sát quần đảo này. Ngay sau đó, Trợ lý NT Mỹ Kurt Campbell đã tới khu vực, kêu gọi các bên kiềm chế.
Tháng 12/2012 vừa qua, khi trở thành TTg/NB, ông Abe cam kết giữ lập trường cứng rắn trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, Tập Cận Bình nêu rõ không có lợi ích gì khi thỏa hiệp với NB. Truyền thông TQ gần đây đồng điệu với các phân tích hiếu chiến về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. TQ liên tục điều máy bay và tàu do thám đến khu vực tranh chấp. NB đã triển khai máy bay chiến đấu và tăng cường hệ thống giám sát. Không quân NB đang cân nhắc về việc bắn cảnh cáo nếu máy bay TQ “xâm phạm không phận của NB”.
Hy vọng về sự thay đổi quyền lực giữa hai nước sẽ giúp làm dịu căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo đã biến thành sự thất vọng.
Mối nguy hiểm của đụng độ vũ trang, nếu xảy ra, có thể gồm cả sự rạn nứt trong quan hệ với Mỹ và TQ. Mỹ đã nêu rõ phạm vi của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật bao gồm cả các quần đảo tranh chấp. Các nước khác có tranh chấp lãnh thổ với TQ như ẤĐ, VN và PLP có thể quan tâm hơn đến sự hỗ trợ của Mỹ.
Chuyến công du đầu tiên từ khi nhậm chức Thủ tướng của ông Abe đến VN, TL, và Indonesia, bên cạnh mục đích tăng cường quan hệ kinh tế song phương với ĐNÁ, được coi là sự phản công với mối đe dọa từ TQ. Một số chuyên gia NB đánh giá chuyến đi là quá khiêu khích vì có thể bị TQ nhìn nhận như là sự bao vây về ngoại giao của NB đối với TQ.
Nếu xung đột vũ trang được ngăn chặn, căng thẳng vẫn tiếp tục tồn tại. Theo giáo sư Tanaka Hitoshi, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Tokyo, 3 yếu tố để làm nguội quan hệ hai nước hiện nay là: hạ nhiệt dư luận, tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ song phương, tìm biện pháp đàm phán về Senkaku/Điếu Ngư. Song, đến nay chưa thấy viễn cảnh của một yếu tố nào.
Tổng hợp
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...