30/08/2010
Với tựa đề “Tin đồn về khả năng Trung Quốc tìm kiếm liên minh hai bờ cùng phòng vệ Biển Đông", tờ “Tin tức tham khảo” số ra ngày 20/8/2010 trích đăng các nguồn tin báo chí từ bên ngoài cho thấy những biểu hiện về khả năng Trung Quốc Đại lục đang muốn tìm kiếm liên minh với Đài Loan để phòng vệ Biển Đông như sau
Dẫn tin từ báo Manichi Shimbun của Nhật Bản số ra ngày 19/8, “Tin tức tham khảo” viết:
Theo tiết lộ của nhân vật hữu quan trong ngành quốc phòng Đài Loan, từ năm ngoái đến nay Trung Quốc đã nhiều lần không chính thức thăm dò xem Đài Loan có ý định hợp tác (với Trung Quốc Đại lục) trong vấn đề phòng vệ Biển Đông hay không. Phía Trung Quốc gần đây cũng xác định Biển Đông là phần “lợi ích cốt lõi” liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Phía Đài Loan tuy bề ngoài từ chối, nói rằng “trước mắt không thể thương thảo được”, nhưng cùng với quan hệ kinh tế hai bờ được cải thiện, không loại trừ khả năng hai bên sẽ hợp tác với nhau trong vấn đề Biển Đông.
Về vấn đề chủ quyền Biển Đông, Đài Loan luôn tuyên bố, xét từ các góc độ lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế, các quần đảo Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa cùng với vùng biển xung quanh các quần đảo đó vốn vẫn là phần lãnh thổ và lãnh hải của “Trung Hoa dân quốc”. Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền ở phạm vi nói trên. Nhân vật hữu quan cho biết “nếu loại bỏ vấn đề giữa Đài Loan và Trung Quốc, ai là chủ thể có chủ quyền thì lập trường của cả hai về vấn đề chủ quyền Biển Đông là thống nhất với nhau”.
Phía Đài Loan tiếp nhận lời đề nghị của Trung Quốc cho biết, sau khi Chính quyền Mã Anh Cửu được thành lập, quan hệ Trung Quốc - Đài Loan không ngừng được cải thiện, Trung Quốc đã đề xuất như trên với phía Đài Loan. Quan chức này đã từ chối bằng cách nói rằng “các ông quản lý Nam Sa là được rồi, chúng tôi chỉ quản lý khu vực biển Nam Sa mà chúng tôi đã tự kiểm soát được trên thực tế ở đảo Thái Bình” (đảo Ba Bình). Quan chức này còn nói thêm “quan hệ của chúng tôi với Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông là quan hệ hợp tác, hợp tác với Nhật Bản là điều hết sức quan trọng đối với chúng tôi”.
Ngoài ra, quan hệ Trung Quốc - Đài Loan được cải thiện cũng ẩn chứa khả năng thay đổi hiện trạng ở đảo Điếu Ngư (Senkaku). Cả Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố có chủ quyền ở vùng quần đảo này. Ông Lâm Chính Nghĩa, Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu Âu - Mỹ thuộc Viện nghiên cứu trung ương trực thuộc Phủ Tổng thống Đài Loan cho rằng đảo Senkaku là đối tượng quan tâm thuộc “Hiệp ước bảo vệ an ninh Nhật - Mỹ” nên Chính phủ Mã Anh Cửu luôn từ chối hợp tác với phía Trung Quốc. Tuy nhiên, ông này cũng cho biết “cùng với việc quan hệ Trung Quốc - Đài Loan được cải thiện, không loại trừ khả năng Trung Quốc và Đài Loan cùng hợp tác với nhau trong lĩnh vực phòng vệ, đây là điều trước đây không thể tưởng tượng được”.
Dẫn bài viết “La Viện: Hai bờ cần phải bảo vệ tổ quyền” đăng trên “Báo Liên hợp” của Đài Loan ngày 14/8, “Tin tức tham khảo” cho biết:
Nghiên cứu viên thuộc Viện khoa học quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tổng thư ký Học hội khoa học quân sự Trung Quốc - Thiếu tướng La Viện đã kêu gọi Đài Loan như sau: Đứng trước vấn đề về Biển Đông, Biển Hoa Đông và đảo Senkaku, quân đội hai bờ cần có hành động chung bảo vệ “tổ quyền”, cùng bảo vệ tài sản chung mà tổ tiên để lại. Thiếu tướng La Viện cho biết ông không dùng từ “chủ quyền” mà dùng từ “tổ quyền” vì đó là tài sản chung do tổ tiên để lại mà hai bên cùng có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm phải bảo vệ.
Tờ “Tín báo” ở Hồng Công ngày 9/8 đăng bài “Nút thắt Biển Đông tháo gỡ bằng cách nào?” của Tiết Lí Thái, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm hợp tác và an ninh quốc tế - Đại học Stanford ở Mỹ (FSI-CIAC), “Tin tức tham khảo” dẫn báo trên cho biết:
Tại diễn đàn Hội nghị ASEAN tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rõ Mỹ không ủng hộ bất cứ một nước nào trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Xu thế quốc tế hóa tranh chấp chủ quyền Biển Đông ngày càng cho thấy rõ, rằng nếu nói về tác động đối với an ninh của Trung Quốc thì mức độ tác động của chính sách được tuyên bố này đã vượt xa tập trận quân sự ở Hoàng Hải. Từ đó đến nay, Trung Quốc chỉ hành động theo tình thế, còn về hoạch định chiến lược cục bộ, tự phải coi việc bắt tay hợp tác hai bờ trong vấn đề Nam Sa (Trường Sa) là mục đích chính. Đảo Thái Bình nằm ở cực Bắc của quần đảo Nam Sa (Trường Sa), là đảo chính ở Nam Sa (Trường Sa), trên đảo có nước ngọt, là đảo duy nhất mà một cộng đồng người có thể sinh sống lâu dài ở đó, hiện do Đài Loan quản lý.
Việt
Các nước đều đã khai thác tài nguyên ở Biển Đông trên quy mô lớn, Đài Loan lại không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế như các nước thành viên Liên Hợp Quốc, hơn nữa về mặt chiến lược chỉ biết tự bảo vệ chứ không nghĩ đến việc gây chuyện, vì thế chỉ có thể ngồi yên nhìn các nước khác kiếm những món tiền lớn. Nếu hai bờ bắt tay hợp tác sẽ có thể bổ sung ưu thế cho nhau./.
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)