(1) Trung Quốc sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích biển, đồng thời có kế hoạch tổng thể và tính tới các nhân tố. Trung Quốc sẽ cam kết nguyên tắc “gác tranh chấp và thực hiện khai thác chung tại những khu vực mà Trung Quốc có chủ quyền, đồng thời thúc đẩy lợi ích chung và hợp tác hữu nghị, tìm kiếm và mở rộng các điểm đồng lợi ích với các nước khác. Trung Quốc yêu hòa bình và sẽ tiếp tục con đường phát triển hòa bình nhưng không có nghĩa từ bỏ quyền đặc biệt liên quan tới những lợi ích cốt lõi của quốc gia.

(2) Trung Quốc sẽ sử dụng các biện pháp hòa bình và đàm phán để giải quyết tranh chấp và kiên quyết bảo vệ quyền cũng như các lợi ích biển. Trung Quốc sẽ chuẩn bị để đối phó với sự phức tạp, tăng cường năng lực bảo vệ các quyền và lợi ích biển, kiên quyết thực thi luật biển phù hợp với sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc

(3) Trong thế kỷ 21, đại dương và các vùng biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và giúp các quốc gia mở cửa với thế giới bên ngoài. Vị thế ngày càng trở nên quan trọng liên quan tới bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và các lợi ích phát triển cũng như thúc đẩy sự tiến bộ sinh thái của quốc gia đó. Biển và đại dương ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng ngày càng tăng liên quan tới cạnh tranh toàn cầu về chính trị, phát triển kinh tế, quân sự và công nghệ.

(4) Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển và tăng cường nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển.

Một nền kinh tế biển phát triển là một bộ phận quan trọng trong việc xây dựng cường quốc biển. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường và thúc đẩy mạnh mẽ các ngành biển công nghệ cao đang nổi lên, tối đa hóa cấu trúc ngành biển trong khi hoàn thiện kế hoạch chung về đổi mới kỹ thuật công nghệ biển. Các ngành đang nổi lên trong nền kinh tế biển gồm sinh hóa biển, lọc nước biển, năng lượng tái sinh và sản xuất các thiết bị ngoài khơi.

Trong khi đẩy mạnh kinh tế biển Trung Quốc, Tập đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển và cho rằng cần thực hiện nhiều nỗ lực kể kiểm soát môi trường biển đang xấu đi. Bảo vệ môi trường biển cần được đặt là ưu tiên như khai thác biển.

Li Guoqiang, Phó Giám đốc Trung tâm Lịch sử và biên giới trên bộ Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đánh giá: (i) Phát biểu của Tập cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong bảo vệ những lợi ích biển, một phần quan trọng trong việc biến Trung Quốc trở thành cường quốc biển. (ii) Bài phát biểu cũng nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề biển thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao, phản ánh Trung Quốc là nước có trách nhiệm và sẽ không sử dụng vũ lực vội vàng. (iii) Tranh chấp biển giữa Trung Quốc và các nước khác đã nổi lên trong những năm gần đây. Tại biển Đông, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei tất cả đều có tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo của Trung Quốc trong khi quan hệ Trung - Nhật đã căng thẳng kể từ tháng 9/2012 khi Tokyo mua bất hợp pháp ba đảo tại Hoa Đông.

Yang Baoyun, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á, ĐH Bắc Kinh nhận định phát biểu của Tập cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển ổn định tại các khu vực biên giới và bảo vệ lợi ích biển. Điều này sẽ khó đối với Trung Quốc nhưng Trung Quốc cần phải nỗ lực hết sức.

 

 

Theo Trung Quốc Nhật báo