26/11/2012
Tổng hợp của báo Văn Hối (Hồng Công) về việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu in hình các khu vực tranh chấp với các quốc gia láng giềng.
Mạng “Báo Thế giới” của Đức ngày 23/11 đăng bài với tiêu đề “TQ tuyên bố chiến tranh hộ chiếu với láng giềng” cho rằng TQ đang cố dùng mọi biện pháp nhằm tuyên bố chủ quyền đối tại Biển Đông và những khu vực có tranh chấp khác. Từ trung tuần tháng 5 đến nay, người dân TQ được cấp 1 cuốn hộ chiếu mới, trong 48 trang của quyển hộ chiếu này có 40 trang được in chìm hình ảnh phong cảnh của TQ, hình ảnh thu nhỏ của bản đồ TQ cũng được in vào quyển hộ chiếu này. Trong đó có khu vực Arunachal Pradesh và Aksai có tranh chấp với Ấn Độ và vùng Biển Đông có tranh chấp với một số nước ASEAN. Ngoại trưởng PLP chỉ trích TQ đã vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế. VN yêu cầu TQ thu hồi hoặc sửa chữa những sai lầm trong quyển hộ chiếu mới.
Trong nỗ lực nhằm làm dịu sự phản đối của Ấn Độ và các nước ASEAN, NFN/BNG/TQ Hoa Xuân Doanh cho rằng, việc thiết kế hình ảnh trong hộ chiếu mới “không nhằm vào quốc gia cụ thể nào” và không nên “gây những cản trở không không cần thiết đối với việc qua lại thông thường của người dân”.
Đến nay duy nhất chỉ có Chính phủ Nhật Bản – quốc gia đang căng thẳng với TQ liên quan đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku (TQ gọi là quần đảo Điếu Ngư), là chưa có phản ứng khác thường nào. Lý do mà BNG/NB đưa ra là, diện tích hòn đảo mà TQ tuyên bố chủ quyền quá nhỏ, chỉ 4 km2, do đó không bị đưa vào bản đồ trong hộ chiếu.
Mạng “Thời báo Ấn Độ” ngày 24/11 đưa tin với tiêu đề “Ấn Độ dùng thị thực để chống lại hộ chiếu TQ
Sau một thời gian tương đối bình lặng, tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và TQ lại bắt đầu trở nên kịch liệt. Trước tiên TQ coi khu vực Arunachal Pradesh và Aksai là một bộ phận lãnh thổ của TQ và in vào hộ chiếu điện tử mới. Ấn Độ không chỉ tiến hành phản đối kịch liệt TQ mà còn bắt đầu cấp visa có in hình bản đồ Ấn Độ cho công dân TQ.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tối thứ 6 vừa rồi nói: “Chúng tôi không chuẩn bị để chấp nhận điều đó, do vậy khi vấn đề phát sinh, ngay lập tức chúng bày tỏ ý kiến không đồng ý”. Một quan chức ngoại giao Ấn Độ nói: “Chính phủ sẽ tiếp tục theo dõi những tiến triển liên quan có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia của Ấn Độ và sẽ áp dụng những biện phá cần thiết để bảo vệ lợi ích của Ấn Độ”.
Theo Hãng Thông tấn TW Đài Loan ngày 24/11, BNG/VN cũng đã phản đối việc TQ đại lục đưa hình bản đồ với đường 9 đoạn vào hộ chiếu điện tử mới, đối với công dân đại lục sử dụng hộ chiếu mới nhập cảnh vào VN, đối sách của các cơ quan chức năng của VN là cấp một giấy thị thực rời, kẹp vào hộ chiếu.
Cũng theo bài báo, Cục trưởng Cục Biên phòng tỉnh Lào Cai VN cho biết, tất cả các cửa khẩu quốc tế của Lào Cai đều đã cấp thị thực rời đối với những người mang hộ chiếu mới của TQ.
Ngoài ra, quan chức cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, sau khi phát hiện TQ đại lục đưa bản đồ có đường 9 đoạn vào hộ chiếu mới, cơ quan biên phòng đã áp dụng biện pháp cấp giấy thông hành đối với khách TQ. Cấp giấy thông hành, biên phòng không phải đóng dấu xuất nhập cảnh vào hộ chiếu của TQ đại lục.
Nhiều thương nhân TQ đang làm ăn tại VN cho biết, đến nay ảnh hưởng của vụ việc là chưa lớn, nhiều người vẫn đang dùng hộ chiếu cũ, chỉ những người có hộ chiếu mới khi làm thủ tục nhập cảnh sẽ lâu hơn bình thường, những không ảnh hưởng đến việc xuất nhập cảnh.
Mạng VOA (Mỹ) ngày 23/11 đưa tin “Hộ chiếu mới của TQ làm đau đầu các nước láng giềng”. Bài viết bình luận, hộ chiếu mới của TQ đã bị nhiều quốc gia châu Á chính thức phê bình.
Chuyên gia về chính trị và an ninh khu vực thuộc Đại học Quốc gia Úc John Blaxland cho rằng hành động này của TQ là “tương đối thông minh”. Ông nói: “về cơ bản việc làm này sẽ khiến các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải đóng dấu (lên hộ chiếu mới của TQ) và điều đó có nghĩa là thừa nhận”.
Cùng với sự tăng cường ảnh hưởng về quân sự và kinh tế của TQ trên phạm vi toàn cầu, Bắc Kinh ngày càng trở nên bạo dạn hơn trong việc tuyên bố chủ quyền đối với những khu vực được cho là có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú.
Giáo sư Carl Thayer thuộc ĐH New South Wales nói, những hình ảnh trên hộ chiếu mới của TQ cũng có thể là sự đáp trả đối với VN. Đầu năm nay, VN đã thông qua Luật Biển, tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo Paracel và Spratly. Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều tuyên bố có chủ quyền đối với hai quần đảo này. Ông này nói thêm, hộ chiếu không thể thay đổi hiện thực tranh chấp, nó chỉ là một thủ thuật chính trị, các nước khác cũng có thể áp dụng biện pháp này.
Mạng Văn hối (Hồng Công) ngày 25/11
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...