Tên

Báo cáo khoa học: Bằng chứng về những thay đổi môi trường gây ra bởi hành vi bồi đắp đảo của Trung Quốc

Mô tả
Bài báo cáo định lượng những ảnh hưởng đến môi trường từ các hành vi bồi đắp đảo trên Biển Đông, kết quả từ việc nạo vét và có thể tác động tiêu cực đến hệ động vật, thực vật biển và hệ sinh thái biển. Mức độ thiệt hại gây ra bởi việc xây dựng đảo được cho là trầm trọng vì các rạn san hô ở Biển Đông tập trung đa dạng sinh học biển lớn nhất trên Trái Đất. Bằng cách sử dụng các hình ảnh vệ tinh, chúng tôi điều tra được rằng, việc bồi đắp đảo trên Đá Vành Khăn ở Biển Đông làm tăng tán xạ ngược lên tới 350% ở vùng nước xung quanh, với lượng trầm tích vượt quá 250 km2 trong suốt thời gian xây dựng đảo, và khu vực bị ảnh hưởng rộng trên 1.200 km2. So sánh chất diệp lục tố a, tán xạ ngược, hấp thụ và phổ phản xạ trong viễn thám (remote sensing reflectance) từ hình ảnh vệ tinh ở bước sóng 412nm cho thấy các hoạt động nạo vét đảo khiến cho sức khỏe sinh học của khu vực này bị suy giảm, nguyên nhân là do các hoạt động này tạo ra các chất lắng cặn và chúng làm nghẹt môi trường sống tự nhiên và các rạn san hô. Chúng tôi lường trước những ảnh hưởng từ mối quan hệ giữa việc xây dựng đảo, lượng lớn hợp chất lắng cặn dư đáy biển (large particulate plumes) và việc suy giảm của các sinh vật biển nên đã tiến hành nghiên cứu xa hơn về tác động đến hệ sinh thái biển.  Các mối liên hệ tiềm tàng giữa những thiệt hại này với sự suy giảm về lâu dài của đời sống sinh vật biển và các nguồn tài nguyên có thể hỗ trợ các cơ quan liên chính phủ những cơ sở để đánh giá mức độ thiệt hại . Điều này có thể dẫn đến các chính sách răn đe nhằm hạn chế xây dựng đảo cũng như vấn đề bồi thường sau đó. Leland Smith, Trung tâm Luật pháp, Đại học Georgetown, Mỹ. Peter Cornillon, cử nhân Đại dương học, Đại học Rhode, Mỹ. Don Rudnickas, tuần duyên Mỹ.   Bài viết được đăng trên Scientific Reports, tạp chí Nature.
Kích thước
Ngày tạo:
19-04-2020
Lượt xem
450